Tính hội tụ của phƣơng pháp Monte Carlo

Một phần của tài liệu mô phỏng tính toán quá điện áp do sét trên đường dây truyền tải sử dụng phương pháp monte carlo (Trang 37)

Tính hội tụ của phƣơng pháp Monte Carlo đƣợc kiểm tra bằng cách so sánh hàm mật độ xác suất của tất cả các biến với các hàm lý thuyết của nó. Quá trình mô phỏng dừng lại khi đạt đến một giá trị sai số nhất định. Ví dụ để đạt đƣợc sai số 10% cần phải chạy tới 10.000 kịch bản, với sai số 5% thì cần chạy tới hơn 30.000 kịch bản [13]. Chƣơng 3 thể hiện kết quả tính toán suất cắt theo phƣơng pháp Monte Carlo khi chạy với 40.000 kịch bản.

2.3.3. Nhận xét.

Ƣu điểm:

- Phƣơng pháp này khắc phục hầu hết các nhƣợc điểm của phƣơng pháp cổ điển và phƣơng pháp CIGRE. Bài toán mô phỏng và tính suất cắt cho đƣờng dây sát với thực tế hơn.

- Điện trở chân cột không cố định. Nó thay đổi tuỳ thuộc vào từng vị trí cột. Sét có thể đánh vào bất cứ cột nào trên tuyến đƣờng dây.

- Các cú sét đƣợc mô phỏng gần giống với thực tế hơn ở chỗ chọn các tham số của cú sét, nhƣ là phân bố góc của cú sét, cƣờng độ dòng sét, thời gian đầu sóng, thời gian đuôi sóng đƣợc chọn ngẫu nhiên theo các hàm mật độ xác suất của nó.

- Sét có thể đánh vào đƣờng dây bất cứ thời điểm nào so với góc pha của điện áp pha A (góc pha của điện áp thay đổi từ 0 – 3600).

- Phƣơng pháp này kết hợp với phần mềm mô phỏng quá trình quá độ điện từ EMTP/ATP để tính toán suất cắt của đƣờng dây.

Nhƣợc điểm:

- Để giảm bớt sai số cần phải tăng số kịch bản mô phỏng. Số kịch bản mô phỏng rất lớn (40000 kịch bản để đạt đƣợc sai số dƣới 5%) dẫn đến khối lƣợng tính toán lớn cũng nhƣ thời gian mô phỏng kéo dài.

Một phần của tài liệu mô phỏng tính toán quá điện áp do sét trên đường dây truyền tải sử dụng phương pháp monte carlo (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)