Các triệu chứng rối loạn tiền mãn kinh-mãn kinh

Một phần của tài liệu báo cáo nghiệm thu hiệu quả của điều trị nội tiết tố ở phụ nữ tiền mãn kinh-mãn kinh ở thành phố hồ chí minh (Trang 60)

87.9% các đối tượng trong nghiên cứu được chỉ định sử dụng nội tiết tố do có rối loạn triệu chứng tiền mãn kinh - mãn kinh. Trong đó, phần lớn các đối tượng được sử dụng nội tiết tố vì các triệu chứng rối loạn vận mạch (bốc hỏa 63.2%, vã mồ hôi 45.8%, hồi hộp 38.7%, khó ngủ 47.1%), trong đó triệu chứng bốc hỏa chiếm tỉ lệ cao nhất 63.2%. Các rối loạn tâm lý (cáu gắt 40.3%, mệt mỏi 64.6%) cũng chiếm tỉ lệ khá cao, kế đến là rối loạn sinh dục (giao hợp đau 38.6%).

So với các nghiên cứu khác tỉ lệ các dạng biểu hiện triệu chứng thay đổi giữa các nghiên cứu.Thật vậy, 82% phụ nữ Thái ở Bangkok có triệu chứng bốc hỏa [11]. Nghiên cứu ở Đài Loan cho thấy mất ngủ 42%, hồi hộp 34%, rối loạn kinh nguyệt 34%, đau đầu và chóng mặt 28%, mệt mỏi 26%, trầm cảm 20%, tiểu không tự chủ 16% [12]. So với một nghiên cứu khác ở Chile cho thấy các triệu chứng mất ngủ 82%, bốc hỏa 46%, tiểu khó 45%, giảm ham muốn tình dục 58%, triệu chứng tâm lý 17.8%, loãng xương 11.1%, các vấn đề kinh nguyệt 6.3% [13].

Nghiên cứu về những triệu chứng viêm teo âm đạo ở phụ nữ mãn kinh tại Los Angeles (Mỹ) của Greendale GA đã ghi nhận khi khám mỏ vịt 905 phụ nữ mãn kinh không sử dụng nội tiết tố thay thế có biểu hiện

Trang 50

niêm mạc mỏng, 45% có ngứa và 50% có tình trạng khô và giao hợp đau [16].

Phụ nữ tiền mãn kinh trong một nghiên cứu ở Australia ít biểu hiện triệu chứng nhất và phụ nữ quanh mãn kinh có nhiều triệu chứng nhất [6]. Tần suất và độ nặng của các triệu chứng mãn kinh gia tăng trong thời kỳ chuyển tiếp và tăng cao ở nhóm phụ nữ hậu mãn kinh [8].

Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Phạm Gia Đức tiến hành trong năm 1998, các triệu chứng vận mạch và tâm lý thường gặp nhất trong nhóm mãn kinh. 60% phụ nữ mãn kinh có nóng phừng mặt, 62% đổ nhiều mồ hôi, 67% có chóng mặt, tỷ lệ phụ nữ tiểu khó là 31%, 19% và 39% lần lượt trong 3 nhóm phụ nữ tiền mãn kinh, quanh mãn kinh và mãn kinh [1].

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Phượng và cộng sự về các triệu chứng mãn kinh và hiệu quả điều trị nội tiết tố thay thế trên 710 phụ nữ mãn kinh ở các tỉnh thành phía nam đến khám tại bệnh viện phụ sản Từ Dũ. Tần suất các triệu chứng vận mạch, tâm lý và các triệu chứng về niệu, sinh dục lần lượt là 76.1%, 69.2%, 63.7% và 24.8%. Các triệu chứng thường gặp nhất là bốc hỏa và mất ngủ [2].

Trong nghiên cứu của Nguyễn Châu Mai Phương và cộng sự, triệu chứng bốc hỏa có tỷ lệ cao nhất ở nhóm mãn kinh dưới 5 năm. Tuổi có kinh lần đầu, số lần sanh, tình trạng rối loạn kinh nguyệt từ nhỏ không ảnh hưởng đến tuổi mãn kinh trung bình [3].

Một lần nữa, các nghiên cứu đã khẳng định các triệu chứng rối loạn tiền mãn kinh - mãn kinh rất thay đổi không chỉ giữa các sắc tộc, giữa các cá thể khác nhau mà còn tùy vào bối cảnh kinh tế xã hội, trình độ văn hóa, nghề nghiệp và tình trạng hôn nhân được, đặc biệt là những thay đổi

Trang 51

về tâm lý [28]. Có nhiều giải thích cho sự khác biệt này. Có các ý kiến cho rằng mãn kinh là một việc không quan trọng vì có nhiều sự kiện khác trong cuộc sống ở tuổi trung niên gây stress cho họ hơn [18]. Green và Cooke (1980) cho rằng áp lực trong cuộc sống có thể ảnh hưởng đến các triệu chứng tâm lí và bản thể. Các sự kiện ở tuổi trung niên có vai trò quan trọng bao gồm số con, số con xa nhà, bệnh tật hoặc cái chết của một thành viên trong gia đình.

Các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng trên các triệu chứng bản thể, là các triệu chứng được điều hòa chủ yếu bởi sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình mãn kinh. Theo các kết quả nghiên cứu gần đây, gánh nặng tâm lý có thể ảnh hưởng đến nồng độ nội tiết tố sinh dục trong suốt giai đoạn mãn kinh và hậu mãn kinh [20].

Bên cạnh đó, sự than phiền về các triệu chứng ở tuổi mãn kinh phụ thuộc vào nền văn hoá xã hội khác nhau, với mỗi đặc điểm văn hoá xã hội khác nhau, các triệu chứng mãn kinh cũng thay đổi. Ở các nước phương Tây, người ta đánh giá vai trò phụ nữ qua vẻ đẹp, khả năng sinh sản và nuôi con. Do đó phụ nữ có quan niệm tiêu cực với mãn kinh vì mãn kinh đồng nghĩa với mất khả năng sinh sản, giảm sức khỏe và mất quyền lực với con cái (các con lớn không còn nghe lời họ). Chính vì vậy, hầu hết triệu chứng mãn kinh xảy ra trong các trường hợp này. Ngược lại, trong các xã hội không sử dụng phổ biến thuốc ngừa thai, mãn kinh đồng nghĩa với chấm dứt tuổi sinh sản và giải thoát phụ nữ khỏi lo lắng của việc có thai, do đó các triệu chứng tâm lí của mãn kinh ít xảy ra và thời mãn kinh của họ đi qua một cách rất nhẹ nhàng. Cũng vậy, ở Mexico người ta quan niệm kinh nguyệt là một giai đoạn nguy hiểm và dơ bẩn, do đó phụ nữ phải giới hạn các hoạt động xã hội trong chu kì kinh nguyệt. Do đó, phụ

Trang 52

nữ Mexico có khuynh hướng chào đón sự mãn kinh như một giai đoạn tự do hoạt động. Chỉ một số ít phụ nữ Mexico có triệu chứng mãn kinh.

Một phần của tài liệu báo cáo nghiệm thu hiệu quả của điều trị nội tiết tố ở phụ nữ tiền mãn kinh-mãn kinh ở thành phố hồ chí minh (Trang 60)