Bảng 3.6 mô tả ảnh hưởng của hàm lượng chất phân tán tới độ giãn dài khi đứt của các mẫu compozit.
Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy khi có mặt chất phân tán, độ giãn dài khi đứt của vật liệu compozit có xu hướng giảm, mức độ giảm phụ thuộc hàm lượng hạt gypsum trong nền polyme.
Bảng 3.6.Kết quả độ giãn dài khi đứt của vật liệu PP/GS
Gypsum, %kl
Độ giãn dài khi đứt, %
PP/OG PP/DG-2B PP/CaSO4.BT 0 618 618 618 5 38 40,6 60,5 10 27,3 30,1 45,5 15 19,78 26,5 36,7 20 17,99 21,9 27,4 25 15,34 17,9 22
Các mẫu compozit sử dụng OG có tốc độ giảm độ giãn dài khi đứt nhanh hơn so với mẫu sử dụng DG-2B và CaSO4.BT. Mẫu PP ban đầu có độ giãn dài khi đứt là 618%. Khi hàm lượng chất phân tán nhỏ, độ giãn dài khi đứt của vật liệu compozit giảm chậm so với mẫu PP ban đầu. Cụ thể là, ở hàm lượng 5% gypsum, độ giãn dài của mẫu PP/OG đạt giá trị là 38%, mẫu sử dụng DG-2B là 40,6%, trong khi đó mẫu sử dụng CaSO4.BT là 60,5%. Khi tăng hàm lượng gypsum lên từ 15-25% độ giãn dài khi đứt của các mẫu compozit giảm mạnh hơn. Tại hàm lượng 25% gypsum, độ giãn dài của mẫu sử dụng OG chỉ còn 15,34%, trong khi đó mẫu sử dụng DG-2B giảm nhanh hơn còn 17,9%, mẫu sử dụng CaSO4.BT còn 22% lớn hơn so với OG và DG- 2B. Kết quả này phù hợp với kết quả độ bền kéo đứt của vật liệu compozit, tức là sự tỉ lệ nghịch giữa độ bền kéo đứt và độ dãn dài khi đứt. Các hạt DG-2B cải thiện độ bền kéo đứt của PP, do vậy không cải thiện được độ dãn dài khi đứt của PP.