Bảng 3.9: Phân bố tỷ lệ bệnh nhân vô sinh nam giới mất đoạn trên từng phân vùng AZF Đặc điểm Số lƣợng Tỷ lệ Mất đoạn vùng AZFa 6 31,58% Mất đoạn vùng AZFb 1 5,26% Mất đoạn vùng AZFc 11 57,89% Mất đoạn vùng AZFa/b/c 1 5,26% Tổng số 19 100%
Kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân mất đoạn thuộc phân vùng AZFc có 11/19 trường hợp mất đoạn vùng AZF, chiếm tỷ lệ cao nhất 57,89%. Tiếp theo là tỷ lệ các bệnh nhân mất đoạn thuộc phân vùng AZFa có 6/19 trường hợp, chiếm 31,58%. Tỷ lệ bệnh nhân mất đoạn phân vùng AZFb và mất đoạn AZFa/b/c có 1/19 trường hợp, chiếm 5,26%. Hầu hết các bệnh nhân bị mất đoạn trên 1 phân vùng AZFa, AZFb hoặc AZFc, chỉ có 1 trường hợp bệnh nhân mất đoạn trên cả 3 phân vùng AZFa/b/c.
Như vậy, mất đoạn gen ở vùng AZF trên NST Y ở mỗi bệnh nhân vô sinh nam giới có thể xảy ra ở một, hai hoặc nhiều vị trí khác nhau. Với nghiên cứu này, trong 19 bệnh nhân phát hiện có mất đoạn vùng AZF, 15 bệnh nhân có một mất đoạn, 3 bệnh nhân có hai mất đoạn và 1 bệnh nhân có 3 mất đoạn.
Theo nghiên cứu của Mir Davood Omrami và cs, nghiên cứu trên 99 bệnh nhân KCTT và ITT, trong đó sử dụng 20 cặp mồi khác nhau bằng kỹ thuật Multiplex PCR đã phát hiện được 24 bệnh nhân bị mất đoạn gen. Trong đó, 15 bệnh nhân có một mất đoạn, 6 bệnh nhân có hai mất đoạn và 3 bệnh nhân có ba mất đoạn. Những mất đoạn chủ yếu ở vùng AZFc (21/24 bệnh nhân) [41].
Kết quả nghiên cứu của đề tài nếu tách riêng từng phân vùng AZF thì tỷ lệ mất đoạn thuộc AZFc cũng chiếm tỷ lệ cao nhất 57,14% (12/21 trường hợp mất đoạn). Tuy nhiên tỷ lệ mất đoạn ở phân vùng AZFa là 33,33% (7/21 trường hợp mất đoạn) cao hơn so với tỷ lệ mất đoạn phân vùng AZFb là 9,52% (2/21 trường hợp mất đoạn). Sự sai khác trên có thể do đặc điểm mẫu là khác nhau.
3.3.4 Tỷ lệ bệnh nhân mất đoạn theo từng STS được nghiên cứu
Bảng 3.10: Phân bố tỷ lệ bệnh nhân vô sinh nam giới mất đoạn theo từng STS nghiên cứu Vị trí mất đoạn Số lƣợng Tổng Tỷ lệ AZFa sY84 7 8 33,33 % sY86 1 AZFb sY12 7 1 3 12,5 % sY13 4 2 AZFc sY25 4 1 13 54,17 % sY15 3 12 Tổng 24 24 100%
Thống kê theo từng STS nghiên cứu ở từng vùng ta thấy rằng số lượng bệnh nhân mất đoạn sY153 là cao nhất 12/24, tiếp đến số bệnh nhân mất đoạn sY84 là 7/24, số bệnh nhân mất đoạn sY134 là 2/24, còn lại số lượng bệnh nhân mất đoạn sY86, sY127, sY254 bằng nhau là 1/24.
Nhiều nghiên cứu cho thấy mất đoạn hoàn toàn vùng AZFa chắc chắn sẽ dẫn tới hội chứng SCOS [28]. Ở những bệnh nhân này việc chọc hút hay sinh thiết mào tinh để lấy tinh trùng là hoàn toàn vô ích. Do vậy, những bệnh nhân này nên được khuyên nhận con nuôi thay vì theo đuổi các phương pháp điều trị. Hai STS dùng để xét nghiệm mất đoạn nhỏ AZFa được sử dụng trong nghiên cứu là sY84 và sY86 đều nằm ở phía upstream của các gen USP9Y và DBY. Nếu mất cả 2 STS này thì khả
năng bị mất hoàn toàn AZFa gần như là 100% [56]. Đối với những trường hợp bệnh nhân chỉ gặp mất đoạn ở 1 vị trí sY84 hoặc sY86 cần phải xác định phạm vi của mất đoạn bằng cách sử dụng thêm các STS: sY82, sY83 cho vùng gần và sY87, sY88 cho vùng xa của AZFa [56]. Vì vậy đối với 5 bệnh nhân trong nghiên cứu chỉ phát hiện mất đoạn ở sY84 cần được xét nghiệm 2 gen DBY và USP9Y để khẳng định mức độ ảnh hưởng của các mất đoạn.
Đối với trường hợp bệnh nhân chỉ mất đoạn vùng AZFb sẽ gây nên hiện tượng kìm hãm quá trình sinh tinh, trường hợp bệnh nhân mất đoạn AZFb/c dẫn tới hội chứng SCOS hoặc hiện tượng kìm hãm sinh tinh [28]. Kết quả đề tài có phát hiện 1 trường hợp bệnh nhân mất cả hai STS: sY127, sY134 của phân vùng AZFb. Khi tiến hành nghiên cứu đối với các bệnh nhân bị mất AZFb hoặc mất AZFb/c cũng không tìm thấy tinh trùng khi áp dụng kỹ thuật TESE. Như vậy, với trường hợp bệnh nhân trên cần có các kiểm tra kĩ hơn để có các tư vấn phù hợp.
Trong nghiên cứu này, các STS được khuyến cáo bởi Học viện nam học Châu Âu được sử dụng với một sự thay đổi nhỏ. Việc chọn sY153 thay cho sY255 có thể giúp phát hiện những mất đoạn nhỏ trên AZFc ở ngoài vùng DAZ. Kết quả thu được của chúng tôi cũng cho thấy trong tổng số 13 bệnh nhân có mất đoạn trên vùng AZFc thì có tới 12/13 trường hợp mất đoạn ở sY153, còn lại chỉ có 1/13 trường hợp là mất đoạn ở sY254. Như vậy, nếu chỉ dùng các STS do Học viện Nam học Châu Âu khuyến cáo thì số bệnh nhân bị mất đoạn nhỏ được phát hiện trong nghiên cứu có thể bị giảm đi nhiều. Sự thay đổi trong việc chọn STS cho từng vùng là hoàn toàn hợp lý. Giữa tỷ lệ mất đoạn nhỏ được phát hiện và các STS được sử dụng trong nghiên cứu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, vì vậy việc nghiên cứu thêm để đưa ra bộ STS phù hợp nhằm giúp có được kết quả đánh giá cao là rất cần thiết.
Hopp và cs đã chứng minh, đối với những mất đoạn trên AZFa, AZFb , AZFb/c, không có khả năng tách tinh trùng khi sử dụng kỹ thuật TESE trong khi đó đối với những mất đoạn trên AZFc khả năng tách tinh trùng từ tinh hoàn thành công lên đến 75% [53]. Tương đồng với những kết quả nghiên cứu trên, Krausz đã phát hiện 50% xuất hiện tinh trùng ở trường hợp mất đoạn thuộc vùng AZFc và những mất đoạn thuộc vùng AZFa, AZFb hiếm khi tách được tinh trùng từ tinh hoàn [53]. Như vậy, với 10 bệnh nhân chỉ mất đoạn sY153 và 1 bệnh nhân mất đoạn sY254, sY153 được phát hiện trong đề tài đều có khả năng tìm thấy tinh trùng bằng kỹ thuật TESE và có con nhờ phương pháp ICSI. Tuy nhiên, con trai của họ sẽ bị di truyền mất đoạn từ bố.
Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 6 STS trên vùng AZF sử dụng trong đề tài đều phát hiện ra các trường hợp bệnh nhân bị mất đoạn nhưng chúng tôi không ngoại trừ khả năng có mất đoạn khác nằm ngoài vùng nghiên cứu. Do đó, cần tiếp tục sàng lọc
nhiều bệnh nhân nam vô sinh hơn nữa với nhiều cặp mồi hơn để chẩn đoán mất đoạn ở các vùng khác.