Trong tổng số 264 bệnh nhân vô sinh nam giới thu thập được có độ tuổi thấp nhất là 18 tuổi, cao nhất là 51 tuổi, tuổi trung bình của các bệnh nhân này là: 31,77 ± 5,96.
Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo nhóm tuổi
Tuổi Số bệnh nhân Tỷ lệ ≤ 24 19 7.20% 25- 29 93 35.23% 30- 34 85 32.20% 35- 39 33 12.50% ≥ 40 34 12.88% Tổng 264 100%
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm bệnh nhân vô sinh nam giới ở độ tuổi 25 đến 29 chiếm tỷ lệ cao nhất (35,23%), sau đó là nhóm tuổi 30 đến 34 (32,2%), nhóm tuổi trên 40 đứng thứ 3, tiếp ngay sau đó là nhóm tuổi 35 đến 39, ít nhất là bệnh nhân ở nhóm tuổi dưới 24.
Như vậy, kết quả trên là hoàn toàn hợp lý, bởi lẽ ở Việt Nam độ tuổi từ 25 đến 29 là độ tuổi mà nam giới xây dựng gia đình phổ biến nhất hiện nay. Bình thường một cặp vợ chồng sau khi xây dựng gia đình 1 đến 2 năm mà chưa có con thì sẽ tiến hành khám vô sinh. Do đó tỷ lệ nam giới ở độ tuổi từ 25 đến 29 trong tổng số bệnh nhân nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao nhất (35,23%). Tiếp theo đó tỷ lệ bệnh nhân ở độ tuổi từ 30 tới 34 cũng đạt giá trị cao (32,20%), có thể do hiện nay xu hướng có nhiều nam giới kết hôn ở độ tuổi trên 30 tuổi, hoặc gần 30 tuổi nhưng đến khi trên 30 tuổi mới đi khám. Bệnh nhân ở nhóm dưới 24 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất (7,20%), điều này phản ánh thực tế hiện nay ngày càng có ít hơn nam giới lấy vợ ở độ tuổi này. Ngoài ra, những nam giới lấy vợ ở độ tuổi này cũng chưa muốn có con ngay nên chưa đi khám và làm xét nghiệm vô sinh.
Trên thực tế đã có nhiều tác giả nghiên cứu về ảnh hưởng của tuổi tác ở nam giới tới khả năng sinh sản và cho rằng việc gia tăng tuổi nam giới có liên quan đến sự suy giảm thể tích tinh dịch, sự sống và hình thái của tinh trùng. Chính vì vậy các những nam giới vô sinh cần được đi khám, xét nghiệm và tư vấn di truyền càng sớm càng tốt để phát hiện nguyên nhân gây vô sinh cũng như quyết định hướng điều trị thích hợp.