Tổ chức thực hiện nguồn vốn ODA

Một phần của tài liệu Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA ) trong các dự án cấp thoát nước tại Việt Nam (Trang 56)

2.2.3.1 Một số dự án nổi bật qua các năm

Năm 2001, lĩnh vực cấp thoát nước và vệ sinh có 67 dự án, tổng số vốn giải ngân là 114.527.463 USD (đứng thứ 3 trong danh sách các lĩnh vực đứng đầu về giải ngân năm 2001).

Năm 2002, lĩnh vực cấp thoát nước và vệ sinh tiếp tục xếp vị trí thứ 3 trong 5 lĩnh vực được giải ngân nhiều nhất. Với 57 dự án và 119.097.190 USD.

Năm 2003, các dự án cấp thoát nước được thực hiện từ nguồn vốn ODA nổi bật là:

- Dự án Thoát nước Cải thiện môi trường Hà Nội.

- Dự án thoát nước cải thiện môi trường Thành phố Hải Phòng. - Dự án cấp thoát nước các tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. - Dự án cải thiện môi trường nước thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2004, có các dự án nổi bật sau:.

- Dự án cải thiện môi trường Hà Nội lần thứ hai.

- Dự án cải thiện môi trường nước thành phố Hồ Chí Minh lần 2. Năm 2005 có các dự án nổi bật sau;

- Dự án câp thoát nước 7 thành phố thị xã.

- Dự án cấp nước vệ sinh thị trấn và thị tứ lần thứ 3. - Dự án phát triển cấp nước đô thị Việt Nam.

- Dự án cải thiện hệ thống nước ở khu vực miền Trung. Năm 2006 có các dự án nổi bật sau:

- Dự án cấp nước và vệ sinh các thj trấn thị tứ lần thứ 3. - Dự án cải thiện nước môi trường đô thị Miền Trung. - Dự án phát triển cấp thoát nước đô thị Việt Nam. Năm 2007 có các dự án nổi bật sau:

- Dự án hỗ trợ kỹ thuật cho các công ty cấp thoát nước sử dụng tín dụng hỗn hợp của Đan Mạch.

- Dự án hỗ trợ quản lý nước thải các đô thị thuộc tỉnh do Đức tài trợ. - Chương trình nước và vệ sinh các thị trấn sử dụng nguồn vốn ODA Phần Lan.

- Dự án phát triển đô thị cấp nước Việt Nam do WB tài trợ. [13]

2.2.3.2. Tình hình tổ chức thực hiện nguồn vốn ODA trong các dự án cấp thoát nước

Các dự án ODA được triển khai khá đều đặn qua các năm và được phân bổ trên phạm vi cả nước. Các dự án được thực hiện bằng nguồn vốn ODA có thể được chia làm 2 nhóm dự án chính. Các dự án xây dựng hệ thống cấp nước được xây dựng ở các vùng nông thôn và các vùng thị trấn, thị tứ với mục tiêu cung cấp nước sạch cho người dân. Còn các dự án về xây dựng hệ thống thoát nước được thực hiện chủ yêu ở các thành phố lớn với mục tiêu cải thiện môi trường đô thị.

Bộ Xây dựng tiếp tục đảm nhiệm các dự án ODA trong lĩnh vực cấp thoát nước. Các dự án được thực hiện theo mô hình Ban điều phối hoặc Ban quản lý dự án Trung ương trực thuộc Bộ Xây dựng, Ban quản lý các dự án địa phương thuộc các tỉnh ký hiệp định vay vốn.

Theo thống kê của DAD Việt Nam, trong giai đoạn 1993-2008 các dự án ODA dành cho cấp thoát nước và phát triển đô thị chiếm 9,17% trong cơ cấu ODA theo ngành và lĩnh vực. Đây là lĩnh vực có dự án đầu tư từ nguồn ODA khá cao đứng thứ 5 sau các ngành chủ chốt giao thông vận tải, y tế giáo dục; nông nghiệp và phát triển nông thôn; năng lượng. Từ đó thấy rằng vốn ODA có một vai trò rất quan trọng đối với lĩnh vực cấp thoát nước của Việt Nam.

Tuy nhiên, việc thực hiện nguồn vốn ODA trong các dự án cấp, thoát nước cũng tồn tại một số vấn đề cần phải bàn tới. Thứ nhất, trong một số trường hợp, việc giải ngân chậm đã làm mất đi vốn của dự án. Dự án cấp nước cho 6 thành phố, thị xã đã mất gần 10 triệu USD do tỷ giá thay đổi vì giải ngân chậm. Nhiều khi, sự chậm trế đã phá vỡ kế hoạch vốn đối ứng, gây nên thiệt hại vô lý vì thiếu tiền nộp thuế, chịu phạt lưu kho bãi… . Giải ngân chậm cũng khiến các nhà thầu phải xin gia hạn thêm hiệu lực dự án, kéo dài hợp đồng tư vấn giám sát, vừa tốn kém vừa ảnh hưởng tới lòng tin của người nhà tài trợ.

Thông thường, thời gian xây dựng mỗi dự án đầu tư xây dựng kéo dài từ 6 đến 7 năm, nếu kể cả thời gian chuẩn bị đầu tư thì lên tới 9-10 năm. Thời gian qua đã có những dự án bị kéo dài thêm do môi trường chính sách của Việt Nam liên tục thay đổi. Việc thay đổi nhân sự của dự án cũng làm cho các dự án khó về đích đúng hạn [14].

Đặc điểm cơ bản của các dự án xây dựng cấp thoát nước là địa điểm xây dựng thường trải dài, mạng lưới đi tới khắp nơi trên địa bàn dự án.Tiến độ giải phóng mặt bằng cũng là vấn đề lớn cản trở tiến độ của dự án ODA cấp thoát nước. Cùng với đó, khi thi công qua đường sắt, qua cầu, thông thường nhà thầu phải chấp nhận thuê lại các đơn vị chuyên ngành đang quản lý tại đó để họ thiết kế và thi công công trình của mình đã trúng thầu với những mức giá không theo quy định nào cả.

Tiến độ dự án bị chậm trễ còn do một số nguyên nhân: tư vấn dự án không đủ năng lực, vốn đối ứng không đảm bảo, năng lực quản lý của các nhà thầu yếu kém. Điểm yếu nhất của các Ban quản lý dự án là sự thạo việc, hiểu biết phạm vi trách nhiệm của mình, nắm vững luật lệ cách thức, trình tự các bước tiến hành dự án, đặc biệt là khả năng ngoại ngữ.

Các vấn đề nổi cộm trong quá trình thực hiện dự án ODA cấp thoát nước đang ngày càng được cải thiện với sự quan tâm chỉ đạo từ cấp Trung ương tới địa phương. Dù vậy, ODA trong cấp thoát nước nói riêng và ODA dành cho Việt Nam nói chung vẫn được các nhà tài trợ đánh giá là được sử dụng có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA ) trong các dự án cấp thoát nước tại Việt Nam (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)