2.1.1.1. Định nghĩa ODA cấp thoát nước
Ủy ban hỗ trợ phát triển (DAC) thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã định nghĩa “nguồn vốn hỗ trợ cho cấp thoát nước bao gồm hỗ trợ cho các chính sách, lập kế hoạch và chương trình về nước, quy định và quản lý nước, phát triển nguồn nước, bảo vệ nguồn nước, cung cấp và sử dụng nước, thoát nước (bao gồm quản lý chất thải rắn) và giáo dục và đào tạo về cấp thoát nước”.
Lĩnh vực cấp thoát nước được chia ra thành các nhóm sau:
- Chính sách và quản lý hành chính về nguồn nước: Chính sách, lập kế hoạch và chương trình về lĩnh vực cấp nước; quy định và quản lý nước; xây dựng và tư vấn năng lực tổ chức; đánh giá và nghiên cứu việc cấp nước, nghiên cứu nước ngầm, chất lượng nước và lưu vực sông; địa chất thủy văn; không bao gồm nguồn nước phục vụ nông nghiệp.
- Bảo vệ nguồn nước: nước mặt nội địa (sông, hồ.v.v…); bảo tồn và phục hồi nước ngầm; tránh ô nhiễm nước từ hóa chất và chất thải công nghiệp.
- Cấp và thoát nước - các hệ thống lớn: nhà máy xử lý nước; hệ thống thu gom, lưu trữ, trạm bơm, vận chuyển và phân phối; hệ thống thoát nước; nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt và công nghiệp. Hệ thống cấp nước và thoát nước tạo thành một mạng lưới thông qua hệ thống nối với các hộ dân. Các hộ dân thường chung một hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt. Cấp thoát nước
trong các khu vực đô thị thường đòi hỏi phải lắp đặt hệ thống. Việc phân loại các dự án dựa trên suất vốn đầu tư của dịch vụ. Suất vốn đầu tư của cấp thoát nước xây dựng hệ thống lớn thường cao hơn suất vốn đầu tư của dịch vụ cơ bản.
- Cấp nước và thoát nước cơ bản: Cấp nước và thoát nước dựa vào các công nghệ giá rẻ như bơm tay, dẫn nước suối, các hệ thống hút nước, thu gom nước mưa, bể chứa, hệ thống phân phối nhỏ; nhà vệ sinh, rãnh thoát nước, xử lý tại chỗ (bể chứa); tính tới số lượng người được phục vụ và suất vốn đầu tư của dịch vụ.
- Phát triển hệ thống sông ngòi: các dự án liên kết lưu vực sông; kiểm soát dòng chảy; đập ngăn nước và hồ chứa (không bao gồm các đập ngăn nước phục vụ thủy lợi và tưới tiêu và các hoạt động liên quan tới giao thông hàng giang).
- Quản lý nước/ thoát nước: quản lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp, bao gồm chất thải độc hại; thu gom, loại bỏ và xử lý; xử lý và tái sử dụng.
- Giáo dục và đào tạo về cấp thoát nước
Việc phân loại này không phân biệt giữa nguồn vốn hỗ trợ cho cấp nước và nguồn vốn hỗ trợ cho thoát nước.
2.1.1.2. Đặc điểm của ODA cấp thoát nước
Nhà nước phải đầu tư xây dựng hệ thống cấp, thoát nước vì mức sống của người dân Việt Nam hiện chưa đủ khả năng bù đắp chi phí đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước.
Nguồn vốn ODA trong lĩnh vực cấp, thoát nước hỗ trợ xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, hoàn thiện hệ
thống cấp nước sinh hoạt, cung cấp đủ nước sạch cho các đô thị và khu công nghiệp; thực hiện cải tạo và xây dựng mới hệ thống cấp nước sạch ở nông thôn, giải quyết cơ bản vấn đề thoát nước, xử lý nước thải, chất thải rắn, rác thải y tế ở các đô thị, nhất là đô thị loại 1, loại 2, các khu công nghiệp và một số khu đô thị và khu dân cư tập trung.
Nguồn vốn ODA thường tập trung vào các công trình, dự án có quy mô to lớn, đầu tư xây dựng được thực hiện đồng bộ, thời gian xây dựng dài, nguồn vốn lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp, công nghệ cao.
Nguồn vốn ODA giúp tăng tốc độ đầu tư và phát triển hệ thống cấp, thoát nước theo kịp với tốc độ đô thị hóa, giúp tăng cường năng lực quản lý cấp, thoát nước đô thị đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển.
Nguồn vốn ODA giúp cải thiện hệ thống thoát nước đô thị vì đây là hoạt động mang tính công ích, phục vụ lợi ích công cộng (mọi người dân cùng được hưởng lợi) nên khó có khả năng thu hồi vốn. Hiện mức phí nước thải tại các địa phương nhìn chung đang được thu với mức khoảng 10% trên giá nước cấp. Nguồn thu này không đủ để duy trì, duy tu, bão dưỡng hệ thống thoát nước chứ chưa nói đến việc hoàn vốn hoặc tái đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước.
2.1.2. Tình hình thực hiện ODA trong các dự án cấp thoát nước
Trong những năm qua, mặc dù thu nhập của nền kinh tế nước ta còn nhiều eo hẹp nhưng Đảng và Nhà nước đã dành các khoản đầu tư đáng kể cho việc phát triển cấp thoát nước cho các vùng trên toàn quốc, trong đó có nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức. Theo Cơ sở dữ liệu về Viện trợ phát triển của Chính phủ (DAD), trong giai đoạn 2001-2005, lĩnh vực cấp thoát nước đã thu hút được 29 nhà tài trợ cho 115 dự án với số vốn giải ngân là 563.146.939 USD, chiếm 10% tổng nguồn vốn ODA của cả nước. Trong 61 đô thị là tỉnh
lỵ thì có tới 51 đô thị được đầu tư phát triển hệ thống cấp nước bằng nguồn vốn ODA và 8 đô thị đang trong giai đoạn chuẩn bị ký hiệp định với các nhà tài trợ ODA. Hầu hết các thành phố lớn, các thành phố trực thuộc tỉnh, các thị xã và một số thị trấn đều có hệ thống cấp nước sinh hoạt được tài trợ bằng nguồn vốn ODA. Nguồn vốn này chủ yếu tập trung vào việc phát triển mạng lưới cung cấp nước sạch ở nông thôn. Đến hết năm 2008 đã có 32/64 đô thị là thành phố, thị xã tỉnh lỵ đang triển khai dự án thoát nước từ nguồn vốn ODA, đã góp phần cải thiện đáng kể tình trạng ngập úng cục bộ và ô nhiễm môi trường tại một số địa phương.
Bảng số 2.1 Vốn đầu tƣ vào lĩnh vực cấp thoát nƣớc qua các thời kỳ
Đơn vị: Tỷ đồng
Vốn đầu tư Thời kỳ
1990-1995 Thời kỳ 1996-2000 Thời kỳ 2001-2004 Tổng cộng
Tổng vốn đầu tư, trong đó: - Vốn ngân sách tập trung - Vốn tín dụng nhà nước - Vốn khác, gồm: + Vốn ODA + Vốn bổ sung + Vốn của tỉnh + Vốn tư nhân 1.792 783 - 1.009 - - - 4.229 1.021 90 2.270 33 302 558 3.355 400 - 1.000 - - - 9.376 2.204 90 4.279 33 302 558 Nguồn: Tổng hợp số liệu của Ban quản lý dự án cấp thoát nước, 2006 [7]
Có thể khái quát tình hình thực hiện ODA trong các dự án cấp thoát nước thời gian qua như sau:
- Lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực cấp thoát nước là rất lớn (9.376 tỷ đồng), được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác nhau (vốn ngân sách nhà nước
tập trung, vốn tín dụng nhà nước, vốn ngân sách địa phương, vốn ODA và một số nguồn vốn khác) và tăng nhanh theo thời gian. Điều này cũng phản ánh thực trạng phát triển của lĩnh vực cấp thoát nước.
- Cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho các dự án cấp thoát nước đa dạng, nhưng nguồn vốn ngân sách nhà nước tập trung và vốn ODA vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu, khoảng 70% nguồn vốn đầu tư.
- Nguồn vốn ODA có xu thế ngày càng tăng nhanh về khối lượng vốn. Xu thế sử dụng vốn đầu tư từ nguồn vốn ODA tiếp tục tăng về khối lượng và tốc độ tăng ngày càng lớn cho các thời kỳ sau.
- Đối với vốn ODA, cơ cấu bao gồm cả vốn vay và vốn viện trợ không hoàn lại, nhưng trong đó vốn vay là chủ yếu. Thời gian qua, tỷ trọng bình quân của vốn vay trong tổng số vốn ODA chiếm tới 80% và trong thời gian tới tỷ trọng này ít thay đổi. Phần vốn vay này do Nhà nước (hoặc Chính phủ) vay thì Nhà nước phải có trách nhiệm hoàn trả nợ khi đến hạn.
- Các tổ chức quốc tế và nước cho vay thường có quy định riêng về thời gian trả nợ và lãi suất. Sau đó chính phủ Việt Nam lại quy định thêm về điều kiện vay như thời gian vay, lãi xuất vay, tỷ lệ vay lại...Ví dụ như: Dự án cấp nước 6 thành phố, thị xã: ADB quy định lãi xuất 0%, thời hạn vay 40 năm, ân hạn 10 năm. Điều kiện các công ty cấp nước vay lại là: lãi xuất 6,11%/năm, thời hạn vay 25 năm, 5 năm ân hạn. Phần vốn ODA vay để đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản cố định của ngành cấp nước.