Tính kết cấu chịu tác dụng của động đất

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNH ĐẠI HOC GTVT HÀ NỘI (Trang 139)

6 Phương pháp tích phân theo thời gian trong phân tích bà

7.2Tính kết cấu chịu tác dụng của động đất

7.1.4 Cường độ

Cường độ của một trận động đất được xác định theo sự cảm nhận của con người và thiệt hại do nó gây ra. Đối với một trận động đất, cường độ phụ thuộc vào khoảng cách đến tâm chấn. Nói chung cường độ giảm khi khoảng cách này tăng lên nhưng đôi khi cũng có những bất thường xuất hiện do điều kiện địa chất đặc biệt.

Thang cường độ Mercalli: được đề xuất bởi nhà địa chất học người Italia Giuseppe Mercalli 1 vào năm 1902

• Bậc 1: rung động mà con người không cảm nhận được • Bậc 2, 3: rung động mà chỉ một số ít người cảm nhận được • Bậc 4, 5: rung động mà nhiều người cảm nhận được

• Bậc 6: rung động rất nhiều người cảm nhận được • Bậc 7: gây thiệt hại nhẹ cho các công trình xây dựng

• Bậc 8, 9: gây thiệt hại khá nghiêm trọng cho các công trình xây dựng, xuất hiện các vết nứt trong đất

• Bậc 10: phá hủy hoàn toàn các công trình • Bậc 11, 12: thảm họa

7.2 Tính kết cấu chịu tác dụng của động đất

Ứng dụng rộng rãi nhất của động lực học công trình trong xây dựng dân dụng là nghiên cứu "ứng xử" của kết cấu dưới tác dụng của động đất. Lý do chủ yếu là vì động đất gây ra lực quán tính lớn đối với nhà cửa cũng như các công trình xây dựng dân dụng khác.

1Giuseppe Mercalli, nhà địa chất học, sinh ngày 21/05/1850 tại Milan, Italia, mất ngày 20/03/1914 tại Naples, Italia

Hình 7.3: Thành phần gia tốc của đất theo hướng Bắc-Nam được ghi lại tạiEl Centro, California trong trận động đất ngày 18 tháng 5 năm 1940. Vận El Centro, California trong trận động đất ngày 18 tháng 5 năm 1940. Vận tốc và chuyển vị của đất được xác định bằng cách tích phân gia tốc của đất

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNH ĐẠI HOC GTVT HÀ NỘI (Trang 139)