- Tốc độ suy giảm hiệu suất khử TN từ tải trọng 01 đến tải trọng 03 như NO 34+ N do
CHƢƠNG IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
24 thực hiện, đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh thái “đảo nổi
sinh học” để phục hồi môi trƣờng nƣớc bị ô nhiễm tại một số ao, hồ trên địa bàn TP.HCM.” đã hoàn thành các mục tiêu và các nội dung đăng ký trong đề cương:
[1] Nghiên cứu trên mô hình đất ướt khả năng thích nghi với nguồn nước bị phú dưỡng hóa và ô nhiễm hữu cơ cao của 6 loại thực vật: chuối nước, chuối hoa, thủy trúc, cỏ vetiver, ráng đại và xả. Kết quả nghiên cứu cho thấy 4 loại Thủy trúc, cỏ vetiver, chuối nước, chuối hoa có khả năng thích nghi nhanh và phát triển tốt – có thể ứng dụng cho mô hình MVFI. Trong bốn loại nêu trên thì Chuối Hoa là loại thực vật có khả năng hấp thụ TN tốt nhất, trong khi khả năng hấp thụ TP của Thủy Trúc lại tỏ ra ưu việt hơn 3 loài còn lại.
[2] Ứng dụng mô hình MVFI với hai loại tự tạo bằng mút xốp và lưới và mô hình nhập của công ty Singang Hi-Tech – Korea, thảm thực vật lai hợp là tổ hợp đều của 4 loại thực vật nêu trên cho nước ao đang bị phú dưỡng hóa. Kết quả thực tế sau 3 tháng thí nghiệm hiện tượng phú dưỡng hóa đã bị loại bỏ hoàn toàn. Khả năng loại bỏ các thành phần N & P hòa tan của mô hình MVFI rất tốt, đạt tới 93.85% đối với N-NO3- và 68.5% với TP. Hiệu quả xử lý với chất hữu cơ - COD không cao lắm, chỉ đạt 47% (thấp hơn mô hình đất ngập nước theo mẻ) do trong quá trình thực nghiệm không kiểm soát được nguồn nước thải sinh hoạt thải vào ao (ước tính 15 m3/ngày). Tuy nhiên chính điều này lại cho thấy có thể xử dụng MVFI như một filter lọc rất hiệu quả - công cụ kiểm soát các nguồn thải phi tập trung.
[3] Kết quả ứng dụng MVFI cho thấy có thể tạo MVFI bằng nhiều loại vật liệu khác nhau, tuy nhiên mô hình MVFI của công ty Shingang Hi-Tech tỏ ra có nhiều ưu điểm: không bị biến dạng, khả năng nổi cao, tạo giá thể dính bám cho VSV phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ...Vì vậy mô hình này sẽ được cải tiến và ứng dụng để tạo các thảm nổi thực vật cho các nghiên cứu tiếp theo.
[4] Tải trọng đầu vào cho hiệu suất xử lý tốt nhất 200L/48 giờ; Tải trọng đầu vào mang tính kinh tế nhất 600L/48 giờ, tuy nhiên cần sử dụng nhiều mô-đun tiếp nối nhau để đạt hiệu suất cao
[5] Tỉ lệ thảm nổi 5% so với diện tích mặt thoáng ao tỏ ra ưu điểm: ít chi phí đầu tư, vận hành nhưng vẫn cho hiệu suất xử lý cao.
KIẾN NGHỊ
[6] Thiết lập chương trình vận hành mô hình với các phương án, tải trọng khác nhau [7] Triển khai đề tài ở quy mô lớn hơn: dự án thử nghiệm ví dụ hồ tại cổng vào của ĐHQG-Tp.HCM hoặc các dự án thử nghiệm tại các hồ, kênh rạch như đã đề xuất rong chương IV
[8] Tiếp tục nghiên cứu đánh giá tải trọng xử lý của MVFI trên mô hình pilot với các loài thực vật đã chọn và các loài khác như bồn bồn, lau, ...
[9] Hoàn thiện kết cấu MVFI song song với việc N/c tìm các loại vật liệu rẻ tiền, thân thiện với môi trường để có thể giảm giá thành chế tạo MVFI (ví dụ xơ dừa, tre...)