Bài hoặc cỏ Hương lau, có tên khoa học là Chrysopogon zizanioides (L) roberty dựa trên hình dạng cây, hoa và đặc biệt là mùi thơm đặc trưng của bộ rễ, đã đặt tên theo địa phương gồm ba giống như sau: (i) Giống Đồng Nai có hoa tím, hạt lép không nảy mầm, rễ có mùi thơm đặc trưng của cỏ vetiver. (ii) Giống Bình Phước có hoa tím, hạt lép không nảy mầm, hình dạng giống như giống Đồng Nai nhưng rễ không có mùi thơm. (iii) Giống Daklak có hoa tím, hạt lép không nảy mầm và rễ có mùi thơm đặc trưng như giống Đồng Nai. Cỏ vetiver được đưa vào Việt Nam từ năm 1999 và hiện nay được nhân giống rộng rãi ở 43 tỉnh thành để phục vụ cho các mục đích khác nhau như chống xói mòn, sạt lở, xử lý nước thải, xử lý và phục hồi đất ô nhiễm…
3.2
- Chuối Nước (Heliconia psittacorum L.f): Cây có thân giả khá cao, gốc có thân rễ bò dài, sống lâu năm. Lá có cuống dài, phiến thuôn đều rộng, màu xanh bóng, mềm, gốc tròn, dài, sống lâu năm. Lá có cuống dài, phiến thuôn đều rộng, màu xanh bóng, mềm, gốc tròn, đỉnh thuôn. Cụm hoa ở đỉnh, có nhiều lá bắc dạng mo xếp cách nhau đều đặn, mở 2 hướng trên mặt phẳng. Mo hẹp, màu vàng xanh. Quả mọng. Cây có hoa đẹp, nở bền, gần như quanh năm, trồng làm cảnh ở các chậu lớn hay dọc lối đi ven hồ rất đẹp. Cây trồng dễ dàng bằng các đoạn thân rễ có chồi thân giả. Cây đẻ nhiều, dày ở nơi đất ngập nước. Do đặc tính ưa nước và có lá to, cây dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng để phát triển tại các khu vực ngập nước.