Nội dung hợp tác nông-lâm nghiệp giữa các quốc gia

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp (Trang 29)

+ Hợp tác về xây dựng cơ sở hạ tầng và quy hoạch nông-lâm nghiệp.

Để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển nông - lâm nghiệp nói riêng thì nhất thiết phải đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng và quy hoạch nông-lâm nghiệp. Việc quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng làm tác động

cấu kinh tế-xã hội nông thôn. Về lí luận cũng như bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình đầu tư xây dựng, nâng cấp giao thông nông thôn là việc rất cần thiết trong đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn. Cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp và nông thôn là các hạng mục công trình như: Đường giao thông (trong bản, liên bản và liên huyện...), hệ thống thuỷ lợi (các công trình thuỷ nông tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp), hệ thống cấp nước sinh hoạt, hệ thống điện, công trình văn hoá thể thao, trạm y tế, trường học, hệ thống thông tin liên lạc, v.v... Đó còn là việc hợp tác điều tra khảo sát tài nguyên rừng; lập quy hoạch các loại rừng phòng hộ, khai thác, tu bổ và tái sinh rừng; lập kế hoạch khai thác, chăm sóc, tu bổ và trồng mới rừng ở một số nơi trọng điểm; quy hoạch xây dựng một số vườn ươm cây con, xây dựng các lâm trường làm cơ sở cho việc chăm sóc, tu bổ rừng và trông rừng Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn phát triển sẽ tác động đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh của khu vực nông thôn, tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh, tăng sức thu hút vốn đầu tư nước ngoài và huy động nguồn vốn trong nước vào thị trường nông nghiệp, nông thôn. Những vùng có cơ sở hạ tầng đảm bảo sẽ là nhân tố thu hút nguồn lao động, hạ giá thành trong sản xuất và mở rộng thị trường nông thôn.

Ngoài ra, trong sản xuất nông-lâm nghiệp, việc quy hoạch thành các vùng sản xuất chuyên canh phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, phát huy được lợi thế, tôn trọng và bảo vệ được sự phát triển của tự nhiên là theo xu hướng tiến bộ của thế giới.

Tóm lại, phát triển cơ sở hạ tầng và quy hoạch sản xuất nông lâm nghiệp là nhân tố đặc biệt quan trọng, là khâu then chốt thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội cũng như nông nghiệp nông thôn nói riêng. Vì vậy, trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, cấu trúc nền kinh tế thay đổi đã đặt ra nhu cầu: cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước để tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành, các vùng phát triển.

+ Hợp tác về sản xuất và chế biến các sản phẩm nông - lâm nghiệp.

Xác định việc hợp tác liên kết trong sản xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp giữa hai quốc gia là nhằm phát huy lợi thế của hai địa phương trên nguyên tắc hai bên kết hợp lẫn nhau để làm tốt việc phát triển sản xuất, bảo quản và chế biến sản phẩm nông nghiệp. Qua đó, sản xuất ra những sản phẩm tốt phục vụ cho lợi ích kinh tế-xã hội của cả hai bên.

Kế hoạch hợp tác cần phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Ví dụ: Lào có nhiều lợi thế về đất đai, khí hậu do đó là nơi thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp để cung cấp các sản phẩm nông nghiệp sạch và chất lượng cao, sản phẩm nông nghiệp đặc hữu cho Việt Nam và thế giới. Việt Nam là nước có nền nông nghiệp lâu đời, là nơi phát triển hơn hẳn về khoa học, kỹ thuật, công nghệ, nhân công và vốn, việc hợp tác sản xuất với Lào sẽ thuận lợi.

Hợp tác sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp là xu hướng tất yếu đối với nền nông nghiệp hiện đại. Hợp tác và liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy ngành nông nghiệp đi sâu vào chuyên môn hóa. Sản xuất và tiêu thụ nông lâm sản có kế hoạch đã tạo điều kiện thúc đẩy sự hợp tác kinh tế với nhiều hình thức mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu gắn bó sản xuất – khoa học với thị trường.

Có nhiều hình thức hợp tác sản xuất: Có thể hợp tác song phương hoặc đa phương trong nông nghiệp. Các doanh nghiệp của Việt Nam có thể đưa vốn, công nghệ, công nhân kỹ thuật sang Lào thuê đất lập trang trại, đồn điền, nhà máy và sử dụng công nhân, nông dân Lào để cùng nhau sản xuất. Một hình thức nữa là hai nước có thể hợp tác với một nước thứ ba để đầu tư thêm về máy móc, công nghệ hiện đại… cùng nhau sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tất cả các hình thức hợp tác đều phải có ký kết các điều khoản rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các bên.

+ Hợp tác về khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ.

Việc hợp tác về khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ là một bộ phận quan trọng trong quan hệ kinh tế giữa hai nước. Việc hợp tác trong lĩnh vực này đã tập trung vào những nội dụng chính sau:

Đó là việc đào tạo cán bộ khoa học – kỹ thuật nông nghiệp, trao đổi kinh nghiệm tổ chức quản lý sản xuất nông nghiệp, trao đổi những tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp, những giống cây, giống con có năng suất cao, chất lượng tốt. Hợp tác nghiên cứu tuyển chọn, lai tạo một số giống cây như lúa, ngô, đậu đỗ, mía…; một số giống con như bò, lợn, gà, v.v…

Trao đổi vật tư, thiết bị nông nghiệp: phân bón, hóa chất nông nghiệp, máy móc thiết bị vừa và nhỏ dùng để chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp. Hợp tác sản xuất một số loại công cụ sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện mở rộng sản xuất phân bón, hóa chất và máy móc nông nghiệp trong các giai đoạn sau này.

Hợp tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật lâm nghiệp, giúp nhau đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân lâm nghiệp đáp ứng nhu cầu sản xuất của mỗi nước. Trong lĩnh vực chế biến gỗ: xẻ gỗ, gỗ ván sàn, gỗ dán, các loại đồ dùng bằng gỗ cao cấp khác, nhằm tăng nhanh khối lượng sản phẩm lâm nghiệp xuất khẩu, nhất là những sản phẩm đã qua chế biến.

Hợp tác tiến hành điều tra cơ bản, thăm dò xác định các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện cơ bản về kinh tế - xã hội của mỗi nước; quy hoạch vùng sản xuất nông-lâm nghiệp có tính đến sự phân công hợp tác giữa hai nước.

Hợp tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Chú trọng công nghệ sinh học, công nghệ tin học và năng lượng, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, sở hữu trí tuệ, kỹ thuật đo lường, kiểm tra chất lượng hàng hóa, xây dựng chiến lược và chính sách khoa học công nghệ.

Đẩy mạnh sự hợp tác trên cơ sở phân công hợp tác giữa các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ hay giữa các cơ sở nghiên cứu và đơn vị sản xuất của hai nước, trong việc nghiên cứu ứng dụng những thành tựu khoa học và những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp.

Tăng cường giao lưu, trao đổi, tăng cường đào tạo tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ giữa hai Bộ nông lâm nghiệp của hai nước. Hai bên cung cấp thông tin và hỗ trợ lẫn nhau để tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đối với các sản phẩm như: Rau, hoa, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi… theo hướng công nghiệp. Trong công tác chuyển giao công nghệ, kỹ thuật và xúc tiến thương mại và đầu tư, các bên sẽ chuyển giao công nghệ mà mỗi bên có lợi thế, phối hợp, giới thiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hợp tác đầu tư sản xuất, sơ chế, bảo quả và tiêu thụ sản phẩm. Cung cấp thông tin, trao đổi kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp giữa hai địa phương thông qua sàn giao dịch, địa điểm giới thiệu sản phẩm, tài liệu (tập san, tờ tin chuyên ngành, các báo cáo khoa học, báo cáo chuyên ngành) về những kinh nghiệm trong phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và xây dựng nông thôn.

+ Hợp tác về đào tạo và sử dụng nhân lực cho nông-lâm nghiệp.

Về sử dụng nhân lực: Mở rộng hợp tác giúp đỡ nhau đào tạo và trao đổi cán bộ khoa học – công nghệ, cán bộ quản lý kinh tế và công nhân kỹ thuật nhằm góp phần xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ của mỗi nước. Tăng cường trao đổi chuyên gia, trao đổi kinh nghiệm tổ chức quản lý kinh tế - xã hội, quản lý sản xuất kinh doanh giữa hai nước ở cấp Bộ, ngành, tỉnh và một số cơ sở sản xuất kinh doanh lớn. Các bên tiến hành hợp tác chuyên gia, xuất nhập khẩu lao động sang nhau để phân bố đều nguồn nhân lực cho sản xuất.

Về Đào tạo nhân lực: Mỗi bên tham gia hợp tác tận dụng lợi thế về khoa học kỹ thuật và khoa học quản lý của mình để đào tạo ra cán bộ đủ các

trình độ các cấp từ thấp đến cao, đảm nhận được các công việc chuyên môn cũng như quản lý cho bên bạn.

Các bên thường xuyên trao đổi thông tin, tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ về kiểm dịch động, thực vật, đặc biệt là tình hình một số dịch bệnh nguy hiểm trên cây trồng và động vật nhằm tăng cường khống chế dịch bệnh động thực vật. Các Cục thú y và Cục bảo vệ Thực vật của hai nước phối hợp nhau tổ chức một số lớp đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ kiểm dịch về kiểm dịch thực vật, chẩn đoán bệnh cho động vật, thực vật.

Tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các bộ, nhằm ngăn chặn vận chuyển, mua bán tài nguyên lâm nghiệp và động vật hoang dã trái phép, hợp tác trong lĩnh vực kiểm soát, ngăn chặn những hành vi buôn bán, vận chuyển gỗ, lâm sản và các loài thú hoang dã trái phép và thống nhất kế hoạch hợp tác về bảo vệ rừng.

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)