Về hợp tác phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp (Trang 90)

+ Tập trung hợp tác trong sản xuất lương thực:

Đảm bảo an ninh lương thực là nhiệm vụ trọng tâm của Lào. Vì thế, trong định hướng hợp tác với Lào cần coi đây là nhiệm vụ có tính chiến lược trước mắt và lâu dài. Để giúp Lào đảm bảo an ninh lương thực và tăng cường năng lực xuất khẩu; theo đó, cần tập trung quy hoạch và đầu tư phát triển lương thực ở 16 cánh đồng nhỏ. Nhiệm vụ trọng tâm là tăng sản lượng lương thực ở 7 cánh đồng lớn bằng cách đầu tư thưc hiện các dự án ưu tiên đã đề ra, đồng thời xây dựng vùng sản xuất lúa xuất khẩu chất lượng cao.

Tăng cường khả năng tiếp cận lương thực và cung cấp thực phẩm cho các đô thị lớn, đồng thời phát triển các vành đai thực phẩm ven đô; phát triển các vùng cây ăn quả. Xây dựng và thực hiện các dự án phát triển nông nghiệp các huyện biên giới. Tiến hành hợp tác phân vùng nông-lâm nghiệp toàn quốc Lào. Tập trung giải quyết khâu thủy lợi ở các vùng đồng bằng nhằm ổn định sản xuất nông nghiệp. Thay thế giống lúa mới, sớm chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa cho nông dân Lào. Tạo giống ngô mới có năng suất cao.

+ Đẩy mạnh hợp tác phát triển chăn nuôi:

Hai nước cần hợp tác chặt chẽ nhằm phát triển chăn nuôi, trọng tâm là phát triển hình thức chăn nuôi trang trại và các cơ sở chế biến, nuôi trồng thức ăn cho chăn nuôi. Tổ chức chăn nuôi tập trung, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào chăn nuôi ở những nơi có điều kiện (gần các

thành phố) để tạo ra hàng hóa, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước, đặc biệt là các thành phố.

Ở các vùng miền núi, có thể hợp tác phát triển chăn nuôi bò, dê, gà, chim... có giá trị đặc sản vùng miền để tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Để phát triển theo hướng này, các nguyên liệu đầu vào của chăn nuôi thường là các thức ăn được nuôi trồng tự nhiên, qua sơ chế, ít chế biến. Thức ăn thường là các thực vật, động vật được nuôi trồng trong vùng. Vậy cùng với phát triển chăn nuôi, việc sản xuất thức ăn cho chăn nuôi cũng phát triển.

+ Tăng cường hợp tác phát triển thủy sản.

Lào không có biển nhưng có hệ thống sông suối, ao hồ rất lớn. Đó là những điều kiện quan trọng cho việc phát triển ngành thủy sản. Việt Nam cũng có hệ thống sông ngòi tương tự, sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã có giá trị xuất khẩu cao và đây là thuận lợi lớn để hợp tác với Lào sản xuất và xuất khẩu sản phẩm hàng hóa trong lĩnh vực này. Sông hồ của Lào cũng chứa đựng nhiều loài thủy sản đa dạng, phong phú, có chất lượng cao. Việt Nam đã giúp Lào xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Lào giai đoạn 2010-2020 và được phê duyệt từ năm 2008 và nay đang tiến hành theo chiến lược này. Theo đó, Việt Nam sẽ hợp tác với Lào khoanh vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc sản xuất các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu đạt năng suất cao và theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tóm lại, về hợp tác phát triển trồng trọt và chăn nuôi, thủy sản cần hình

thành các liên doanh phát triển các cây, con có giá trị cao, các sản phẩm có thị trường tiêu thụ, dễ bao tiêu sản phẩm để giúp Lào tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu. Hợp tác và xây dựng các cơ sở dịch vụ nông nghiệp, trong đó tập trung vào lĩnh vực nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi thích hợp cho Lào. Mở rộng mạng lưới khuyến nông, sản xuất thuốc trừ sâu, thuốc thú y, thức ăn gia

súc tại chỗ. Tổ chức lại mạng lưới cung ứng vật tư nông nghiệp. Phổ biến kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân. Theo đó, công nghiệp chế biến cũng cần được chú trọng để sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao, bảo quản lâu dài.

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp (Trang 90)