M Ở ĐẦU
3.2. Phố HPLC
Qua tiến hành khảo sát chương trình chạy Gradient trên loài Conus textile tại thời gian 60 phút chúng tôi thu được Sắc ký đồ sau:
Hình 3.3: Phổ Sắc ký đồ của Conus textile ở Gradient 60 phút
Ở 90 phút thu được Sắc ký đồ sau:
Hình 3.4: Phổ Sắc ký đồ của Conus textile ở Gradient 90 phút
Hình 3.5: Phổ Sắc ký đồ của Conus textile ở Gradient 120 phút (lần 1)
Qua Sắc ký đồ chúng tôi nhận thấy nếu chạy với chương trình Gradient 120 phút thì các peak trong Sắc ký đồ nhiều hơn điều này chứng tỏ chương trình Gradient với thời gian 120 phút tách các peak ra rất tốt hơn nhiều so với chương trình chạy 60 và 90 phút.
Chúng tôi chọn chương trình Gradient 120 phút để tiến hành phân tích cho các mẫu ốc.
Hình 3.6: Phổ sắc ký đồ của Conus striatus ở Gradient 120 phút
Hình 3.8: Phổ sắc ký đồ của Conus vexillum ở Gradient 120 phút
* Nhận xét:
Cả 3 loài đều có các peak xuất hiện rõ và khá cao tại các khoảng thời gian lưu khoảng 37-45 và 68-72 phút.
So sánh với kết quả nghiên cứu một số loài ốc Conus tương tự của Karin và các cộng sự [6] chúng tôi nhận thấy tại các thời gian này là các peak của các peptite độc tố ốc.
Qua các Sắc ký đồ chúng tôi nhận thấy khi chạy mẫu độc tố của 3 loài ốc với nồng độ gần tương đương nhau thì các peak của độc tố loài Conus striatus cho tín hiệu cao hơn rất nhiều so với loài Conus textile và thấp nhất là ở loài Conus vexillum.
Số peak của loài Conus striatus (77) nhiều hơn loài Conus textile (65) và ít nhất là loài Conus vexillum (53) chứng tỏ số lượng peptide độc của loài Conus striatus nhiều nhất tiếp đến là loài Conus textile và ít nhất là loài Conus vexillum.
Điều này theo chúng tôi nhận thấy có nhiều khả năng độc tố trong 3 loài này sẽ tăng dần từ loài Conus vexillum, Conus textile, và nhiều nhất là độc tố có trong loài Conus striatus.
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 4.1. Kết luận
- Tuyến nọc độc của ốc Conus gồm các cơ quan chính là: Túi nọc độc, ống dẫn độc, túi răng kitin, vòi hút. Túi nọc độc của Conus striatus có khối lượng lớn nhất, túi nọc độc của conus textile có khối lượng nhỏ nhất. Ống dẫn của 2 loài
Conus textile và Conus vexillum có khối lượng tương đương nhau, ống dẫn của
Conus striatus có khối lượng nhỏ nhất. Khối lượng vòi hút của cả 3 loài tương đương nhau, túi răng kitin của Conus textile có khối lượng lớn nhất và Conus vexillum nhỏ nhất.
- Khối lượng độc tố ốc thô, độc tố ốc thô/cá thể của Conus striatus lớn nhất, tiếp đến là Conus vexillum, Conus textile. Việc xác định được khối lượng độc tố thô trung bình của 3 loài ốc cối trên tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuẩn bị mẫu phân tích cho các lần phân tích tiếp theo.
- Chương trình chạy Gradient 120 phút là chương trình thích hợp nhất cho việc tách chiết độc tố conotoxin từ 3 loài ốc Conus striatus, Conus textile, Conus vexillum.
- Số lượng peak cũng như số lượng các peptide độc của loài Conus striatus
nhiều nhất tiếp đến là loài Conus textile và cuối cùng là loài Conus vexillum.
- Sử dụng phương pháp HPLC với khả năng tiêm mẫu tối đa 1 lần là 20 µL nên lượng độc tố thu được rất ít, không đáng kể.
- Để thu được độc tố đủ lượng cho tiến hành các thí nghiệm khác nên chọn phương pháp tinh chế khác như Sắc ký tinh sạch protein hoặc Sắc ký điều chế.
4.2. Một số đề xuất
- Đây chỉ là bước đầu khảo sát nhằm khảo sát khả năng của việc sử dụng HPLC trong việc tách chiết độc tố ốc.
- Cần có các bước nghiên cứu sâu hơn nhằm hoàn thiện hơn nữa qui trình xác định và định danh các peak độc tố.
- Cần phải hoàn thiện qui trình tách độc tố thô bằng các kỹ thuật Sắc ký cột hoặc Sắc ký tinh sạch protein trước khi tiêm vào máy HPLC phân tích nhằm tăng độ nhạy và làm giàu mẫu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt:
1. Trần Thế Thành, Lê Thị Bích Thảo, Trần Thị Minh Nguyệt, Tống Quỳnh Mai, Nguyễn Thị Tỵ, Nguyễn Bích Nhi, Phan Văn Chi, Bùi Quang Nghị (2005),
Xác định các peptide độc của loài ốc cối hoa lưới (Conus textile) ở vùng biển Nha Trang, Việt Nam, Tuyển tập báo cáo khoa học hội thảo động vật thân mềm toàn quốc lần thứ năm, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
2. Kohn (2003), “Sinh học và đa dạng sinh học của ốc nón Conus”, Hội thảo động vật thân mềm Toàn quốc Lần thứ 3, Nha Trang 11–19/09/2003.
3. Phan Thị Giáo (2009), Nghiên cứu hình thái và tuyến nọc độc của bốn loài ốc cối Conus bandanus, Conus striatus, Conus textile, Conus vexillum, Đồ án tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Nha Trang.
4. Trần Thị Minh Nguyệt, Trần Thế Thành, Lê Thị Bích Thảo, Phạm Đình Minh, Tống Quỳnh Mai, Nguyễn Thị Tỵ, Nguyễn Bích Nhi, Bùi Quang Nghị, Phan Văn Chi (2005), Khảo sát các protein/peptide trong ống độc của loài ốc cối có vằn (Conus litteratus) từ vùng biển Nha Trang, Việt Nam, Tuyển tập báo cáo khoa học hội thảo động vật thân mềm toàn quốc lần thứ năm, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Tài liệu tiếng anh:
5. Braithwaite, Smith (1999), Chromatographic Methods, Kluwer Academic, London.
6. Karin, Xiaosong, Lena, Eva, Bruce, Barbara, Patrik, Johan (2004), “The First γ-Carboxyglutamic Acid-containing Contryphan”, The American Society for Biochemistry and Molecular Biology, Inc.
Tài liệu internet:
7. Phan Hiền Lương (2007), “Lý thuyết sắc ký lỏng hiệu năng cao – HPLC”,
8. B.H (2006), “Độc tố ốc sên giảm đau tốt gấp 10.000 lần morphine”, http://vnexpress.net.
9. Đào Việt Hà (2006), “Làm thế nào để phòng tránh ốc độc”, Khánh Hà (2003), “Nguồn thần dược kêu cứu”, http://vietbao.vn.
10. Thanh Hương (2006), “Hai loài ốc biển độc có ở Việt Nam”, http://baokhanhhoa.com.vn.