Thân chia thành đầu, ngực, bụng rõ rệt hoặc đầu giả và thân.

Một phần của tài liệu Bài giảng kí sinh trùng giành cho trung cấp nghề (Trang 60)

- Chân, râu... là những bộ phận có cấu tạo phân đốt, đối xứng.

- Thân có vỏ cứng bao bọc, lớp vỏ này cấu tạo bằng lớp kitin và một lớp hòa tan trong nước được coi như là bộ xương của động vật chân đốt. Lớp vỏ này không liên tục, gián đoạn theo từng phần của cơ thể, nối liền hai mảnh cứng có một màng kitin mỏng. có thể co giãn được nhưng rất hạn chế, vì vậy muốn lớn lên động vật chân đốt phải lột xác.

1.1.2. Cấu tạo bên trong

Hoàn thiện hơn ngành giun sán, các cơ quan tuần hoàn, bài tiết, tiêu hóa... đã phát triển. Đặc biệt cơ quan sinh dục phát triển và tương đối hoàn thiện.

- Hệ tiêu hóa: miệng động vật chân đốt là vòi để châm hút hoặc để gậm nhấm.

- Hệ tuần hoàn: gồm có những xoang máu ở mặt lưng, máu từ các xoang này đổ vào các xoang rỗng ở toàn thân, máu không có nhiệm vụ vận chuyển oxy mà chỉ mang tính chất ding dưỡng.

- Hệ thần kinh: gồm những hạch nối với nhau như dây xích ở bụng, cuối cùng được nối với một hạch to hơn ở mặt lưng, gần thực quản, được coi như “não” của động vật chân đốt.

- Hệ hô hấp: động vật chân đốt thở bằng mang hoặc khí quản tùy loại sống trên cạn hoặc dưới nước.

- Hệ cơ: thuộc loại cơ vân, bám trực tiếp vào mặt trong lớp vỏ kitin, để vận động bay, nhảy, bơi...

- Hệ sinh dục: phát triển tương đối hoàn thiện.

+ Cơ quan sinh dục đực gồm: tinh hoàn, túi tinh, các tuyến phụ và càng sinh dục.

+ Cơ quan sinh dục cái gồm: buồng trứng, ống dẫn trứng, âm đạo, túi chứa tinh. Một số loài như chấy, rận... có tuyến tiết chất dính để gắn trứng vào với nhau hoặc bám lên tóc, quần áo...

1.2. Lớp hình nhện - Bộ Linguatula

Là những động vật chân đốt nhỏ chân bị thoái hoá, hình thể giống như giun sán, nhưng có thớ ngang, hình dẹt hoặc tròn, thở qua da.

Linguatula có hai loài chính: + Linguatula serrata:

Hình dẹt, thân có thớ chia ngang. Con cái dài 8 - 10 mm, con đực nhỏ hơn, chỉ dài 5 - 6 mm, ký sinh ở xương hốc mũi các loài chó, chồn, cừu...

Ở người, ký sinh dưới dạng ấu trùng tạo thành những nang ở cơ hoành hoặc gan. Người bị nhiễm do ăn phải trứng có lẫn trong thực phẩm.

+ Porocephalus armillatus:

Hình ống dài, có các khúc giống như đốt trúc: có cái có 18 - 22 khúc, dài 9 - 10 cm; con đực có 10 - 17 khúc, dài 4 - 5 cm. Con trưởng thành ký sinh ở phổi các loài rắn lớn.ở người, ký sinh dưới dạng ấu trùng tạo thành nang ở gan. Người nhiễm do ăn phải trứng. Cả hai bệnh này chưa gặp ở Việt Nam.

- Bộ ve – Acarina:

Ve - Acarina có đầu, ngực, bụng dính liền một khối, bộ phận miệng còn gọi là đầu giả (capitulum). Acarina trưởng thành có 8 chân, ấu trùng có 6 chân, không có râu, không có cánh. Phân loại Acarina theo cách thở và lỗ thở:

+ Lỗ thở ở giữa cơ thể: IxodidaeGamasidae. + Lỗ thở ở trước thân: Trombidoiae.

2. Các bệnh về ngoại ký sinh trùng

2.1.Ve

2.1.1. Đặc điểm hình thái và sinh thái học

Giống như các loại côn trùng khác trong lớp hình nhện, ve có hai phần: đầu-ngực và bụng. Ve có tám chân.

Có hai loại ve chính:

- Ve cứng họ Ixodidae: loại này có vỏ bọc thân làm bằng chất kitin. Ve cứng dùng móc ở hàm bám vào thân con vật chứa nhiều ngày, hút máu đến khi no mới nhả ra. - Ve mềm họ Argasidae: loại này sống trong các hốc kín, chỉ chạy ra kiếm ăn trong thời gian ngắn rồi bỏ về.

- Ngoài ra còn có họ Nuttalliellidae, gồm chỉ 1 loại ve rất hiếm thấy ở châu Phi.

2.1.3. Tác hại của ve và biện pháp phòng, trị

- Tác hại:

+ Ve ký sinh hút máu làm vật nuôi gầy yếu, thiếu máu.

+ Là vật mô giới truyền các bệnh virut, vi khuẩn gây ra và là KCTG truyền Nhiều bệnh ký sinh trùng đường máu cho gia súc.

+ Ve ký sinh hút máu gây tổn thương các niêm mạc và có thể gây viêm nhiễm tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

- Biện pháp phòng, trị:

+ Diệt ve trên cơ thể gia súc: Dùng biện pháp cơ học, hóa học, sinh học.

+ Diệt ve ở chuồng trại: Phun dung dịch Dipterex 3-5% để diệt ve theo định kỳ. + Diệt ve ngoài thiên nhiên: Làm thay đổi môi trường, chăn dắt luôn phiên để ve chết đói.

2.2. Ghẻ

2.2.1. Đặc điểm ký sinh trùng gây bệnh

Do loài ghẻ Sarcoptes scabiei thuộc giống Sarcoptes gây ra. - Con đực dài: 0,2-0,35 mm.

- Màu sắc: xám bóng, vàng nhạt, thân hình bầu dục hay tròn. - Không có mắt.

2.2.2. Vòng đời

Ghẻ xâm nhập vào lớp biểu bì, đào rãnh, lấy các chất dinh dưỡng: dịch lâm ba, dịch tế bào. Con cái và con đực giao phối với nhau 1 lần ở trong rãnh. Thụ tinh xong, con đực chết, con cái đào rãnh trong biểu bì để đẻ trứng. Mỗi ghẻ cái đẻ 40-50 trứng trong 3-7 ngày. Sau vài ngày trứng nở thành ấu trùng, ấu trùng này gần giống với ghẻ trưởng thành. Và sau một thời gian ấu trùng phát triển thành ghẻ trưởng thành.

Thời gian hoàn thành vòng đời: 15-20 ngày.

2.2.3. Triệu chứng

- Con vật có biểu hiện ngứa, cọ sát vào tường vào gốc cây, cọ sát vào nhau. - Rụng lông và tạo thành hình tròn, dần dần lan rộng ra.

- Các vẩy tạo thành các điểm lẻ và tập trung thành mảng lớn, sau đó lan ra toàn thân. - Vẩy đóng trên da dầy, có thể vài mm.

- Con vật có mùi hôi khó chịu do các tuyến tiết ra chất nhờn không thoát được, bị lên men.

- Khi con vật bị nặng toàn thân, trụi lông, da nhăn nheo, đóng vẩy. Gia súc ăn ngủ kém, gầy rạc, rối loạn tiêu hóa, có thể dẫn tới chết nếu quá nặng.

2.2.4. Chẩn đoán

- Soi vẩy ghẻ dưới kính hiển vi để tìm trứng và cái ghẻ. - Dựa vào triệu chứng lâm sàng của bệnh.

2.2.5. Điều trị

- Trước khi dùng thuốc điều trị cần phải tắm trải cho gia súc sạch sẽ, làm bong vẩy ghẻ để cho thuốc tiếp xúc với ghẻ.

- Dipterex:0,5% phun sương (2-3 lần).

- Lá đào hoặc vỏ cây xà cừ: sắc đặc tắm cho con vật. - Invermectin: 0,002-0,005 ml/kgTT. Tiêm bắp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Lục, Lê Thị Tuyết Minh (1990), Thực hành ký sinh trùng thú y, ĐHNNI, Hà Nội.

2. Phạm Văn Khuê, Bệnh giun sán ở lợn, ĐHNNI – Hà Nội.

3. Phan Địch Lân, Đoàn Văn Phúc (1987), Bệnh giun tròn ở vật nuôi, Nhà xuất bản Nông Nghiệp – Hà Nội.

4. Phạm Sĩ Lăng (1981), Bệnh nguyên trùng ở trâu bò ngựa, Nhà xuất bản Nông Nghiệp – Hà Nội.

5. Phan Địch Lân (1987), Bệnh ngã nước ở trâu, bò, Nhà xuất bản Nông Nghiệp – Hà Nội.

6. Trịnh Văn Thịnh, Phạm Văn Cung, Phan Lục (1982), Ký sinh trùng Thú y, Nhà xuất bản Nông Nghiệp – Hà Nội.

MỤC LỤC

Một phần của tài liệu Bài giảng kí sinh trùng giành cho trung cấp nghề (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w