Các bệnh về lớp giun tròn

Một phần của tài liệu Bài giảng kí sinh trùng giành cho trung cấp nghề (Trang 45)

- Thân dẹp, có hình dải băng Màu trắng hoặc trắng ngà.

2.Các bệnh về lớp giun tròn

2.1. Bệnh giun đũa bê, nghé 2.1.1. Căn bệnh

- Do loài giun tròn Neoascaris vitulorum gây nên.

Không cần KCTG

* Giun đũa bê, nghé nhiễm vào cơ thể bằng 2 con đường:

- Nhiễm trực tiếp: giun cái đẻ trứng ở ruột non theo phân ra ngoài, gặp điều kiện tự nhiên thích hợp, trứng phát triển thành trứng có sức gây bệnh. Nếu bê, nghé nuốt phải trứng giun có sưc gây bệnh thì ấu trùng nở ra và phát triển thành giun đũa trưởng thành. Thời gian hoàn thành vòng đời 43 ngày.

- Nhiễm qua bào thai: Trâu, bò mẹ nuốt trứng giun đũa có sức gây bệnh, vào đường tiêu hóa nở thành ấu trùng, qua niêm mạc ruột vào máu đến gan và các phủ tạng khác của trâu, bò mẹ rồi đóng kén ở đó. Ấu trùng này có thể sống ở trong kén khoảng 6 tháng. Trong thời gian 6 tháng nếu trâu, bò mẹ có thai thì ấu trùng sẽ rời khỏi kén theo máu đến nhau thai, vào bào thai. Vào bào thai, ấu trùng đến gan của bào thai và nằm chờ ở đó. Chỉ khi được bê, nghé được sinh ra thì ấu trùng giun đũa mới rời khỏi gan lên phổi, theo niêm dịch lên hầu và được nuốt xuống đường tiêu hóa. Xuống ruột non, ấu trùng ở đó, lấy chất dinh dưỡng và phát triển thành giun đũa trưởng thành. Vì vậy bê, nghé 11-14 ngày tuổi có thể bị nhiễm giun đũa.

2.1.3. Triệu chứng

- Quan sát bên ngoài có biểu hiện: ủ rũ, lờ đờ, đầu cúi thấp, lưng cong, đuôi cụp, da khô, lông xù, niêm mạc nhợt nhạt, mũi khô, đi lại chậm chạp, nằm một chỗ, thở yếu, bụng đau nằm ngửa dãy giụa, đạp chân lên phía bụng, nghé gầy nhanh.

- Thân nhiệt tăng 40-410C, khi sắp chết thân nhiệt hạ xuống dưới mức bình thường. - Triệu chứng điển hình của bệnh: Phân có màu trắng, thối khắm.

2.1.4. Bệnh tích

- Xác chết gầy, phân trắng, dính bết ở đuôi, khoeo.

- Ruột non viêm cata, có nhiều giun đũa ký sinh, có thể tạo thành búi làm tắc ruột. - Sữa bị vón cục, màu trắng, có mùi khó chịu.

- Có trường hợp bị thủng ruột, chất chứa lọt ra xoang bụng gây viêm phúc mạc.

- Ngoài ruột non, có thể thấy giun đũa ở các bộ phận: dạ cỏ, dạ múi khế, ống dẫn mật.

- Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng của bệnh.

- Căn cứ vào đặc điểm dịch tễ: lứa tuổi nghé bị bệnh ...

- Xét nghiệm phân bằng phương pháp Fulleborn để tìm trứng giun đũa.

2.1.6. Phòng, trị a. Phòng bệnh

- Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp.

- Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng trâu bò mẹ để đủ sữa cho bê, nghé bú. - Tẩy giun đũa cho bê, nghé 1-1,5 tháng tuổi.

b. Điều trị bệnh

- Tetramisol hoặc Levamisol: 6,5- 7mg/kgTT. Tiêm bắp thịt.

- Mebendazol 10%: 150mg/kgTT. Hòa nước hoặc hòa vào sữa cho uống.

2.2. Bệnh giun xoăn dạ múi khế 2.2.1. Căn bệnh

- Chủ yếu do loài giun Haemonchus contortus là phổ biến nhất và gây tác hại cho gia súc nhai lại.

2.2.2.Vòng đời

Vòng đời của giun xoăn dạ múi khế có đặc điểm sau: - Trứng nở thành ấu trùng ngoài ngoại cảnh.

- Ấu trùng phải trải qua 2 quá trình biến thái ở ngoại cảnh để thành ấu trùng có sức gây bệnh.

- Giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài, gặp điều kiện tự nhiên thích hợp trứng nở thành ấu trùng kỳ 1, sau một thời gian ấu trùng lột xác thành ấu trùng kỳ 2, ấu trùng kỳ 2 tiếp tục lột xác thành ấu trùng kỳ 3 có sức gây bệnh. Khi gia súc nhai lại nuốt phải ấu trùng lẫn trong thức ăn nước uống, vào đường tiêu hóa tiếp tục phát triển thành ấu trùng kỳ 4, ấu trùng kỳ 4 sau 3 tuần phát triển thành giun trưởng thành ký sinh ở dạ múi khế.

2.2.3. Triệu chứng

- Con vật gầy yếu, thiếu máu, lông xù, dễ rụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ỉa chảy, da nhăn nheo, niêm mạc nhợt nhạt do bị mất máu nhiều. - Thủy thũng ở những vùng dưới của cơ thể.

- Hồng cầu và huyết sắc tố giảm, bạch cầu tăng. - Con vật có thể chết do suy nhược của cơ thể.

2.2.4. Bệnh tích

- Xác chết gầy, nhợt nhạt, bao tim và xoang ngực tích nước, gan màu vàng nhạt.

- Dạ múi khế chứa nhiều thức ăn ở dạng nhuyễn thể, chất chứa có màu nâu hồng, trên bề mặt niêm mạc có một lớp giun xoăn dạ múi khế, niêm mạc dạ mú khế viêm, xuất huyết, ruột non viêm cata.

2.2.5. Chẩn đoán

- Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng của bệnh. - Căn cứ vào đặc điểm dịch tễ của bệnh.

- Xét nghiệm phân bằng phương pháp Fulleborn để tìm trứng giun xoăn dạ múi khế.

2.2.6. Phòng, trị a. Phòng bệnh

- Định kỳ tẩy giun xoăn dạ múi khế cho gia súc nhai lại: 2 lần/năm

- Vệ sinh đồng cỏ, bãi chăn, thu gom phân để diệt trứng và ấu trùng giun xoăn. - Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho gia súc nhai lại.

b. Điều trị bệnh

- Tetramisol hoặcLevamisol: 15mg/kgTT, cho uống. - Levamisol: 6-6,5 mg/kgTT. Tiêm dưới da.

- Mebendazol 10%: 150-200 mg/kgTT, cho uống.

2.3. Bệnh giun phổi lợn 2.3.1. Căn bệnh

- Metastrongylus elongatus. - Metastrongylus pudendotectus. - Metastrongylus salmi.

2.3.2.Vòng đời

- Cần 1 KCTG: giun đất.

- Giun cái trưởng thành đẻ trứng ở khí quản. Khi lợn ho, trứng theo đờm lên hầu, được nuốt xuống ruột theo phân ra ngoài. Gặp điều kiện nhiệt độ, ẩm độ thích hợp, trứng nở thành ấu trùng. Khi KCTG (giun đất) nuốt phải ấu trùng, qua 2 lần lột xác thì phát triển thành ấu trùng có sức gây bệnh, sống ở thành thực quản và mạch máu của giun đất. Nếu lợn nuốt phải giun đất hoặc ấu trùng gây bệnh, giun đất chết đi giải phóng ra thì ấu trùng này chui vào thành ruột, theo máu về phổi, đến các chi nhánh khí quản và phát triển thành giun trưởng thành.

- Thời gian hoàn thành vòng đời:25-30 ngày.

2.3.3. Triệu chứng

- Lợn gầy dần, da và niêm mạc nhợt nhạt, thân nhiệt tăng, ho.

- Con vật ăn kém, dần dần trở lên khó thở, thở khò khè, nước mũi chảy.

- Nếu bệnh nặng thì dần dần bỏ ăn, hiện tượng khó thở tăng lên và có thể chết nếu không được điều trị kịp thời.

2.3.4. Bệnh tích

- Mổ khám gia súc chết thấy phổi có màu sắc không đồng nhất và có những vùng cứng hơn bình thường.

- Thành khí quản xù xì, trong lòng khí quản có dịch màu hồng, có nhiều bọt khí, giun có thể tạo thành búi ở đoạn cuối chi nhánh khí quản.

2.3.5. Chẩn đoán

- Dựa vào triệu chứng lâm sàng: lợn ho, khó thở, sốt...

- Dựa vào đặc điểm dịch tễ của bệnh ( nuôi lợn phương thức hay hình thức nào) - Mổ khám lợn chết để tìm giun trưởng thành ở chi nhánh khí quản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Phòng bệnh

- Tẩy giun phổi cho lợn.

- Ủ phân lợn để diệt trứng giun phổi. - Không nuôi lợn thả rông.

- Nền chuồng phải lát gạch hoặc láng xi măng.

- Phải rửa sạch các loại rau trước khi cho lợn ăn sống.

- Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng lợn để tăng sức đề kháng.

* Chú ý: không nên diệt KCTG (giun đất) vì nó là loài có lợi.

b. Điều trị bệnh

- Levamisol hoặc Tetramisol: Liều dùng 6-6,5mg/kgTT. Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp thịt.

2.4. Bệnh giun đũa ở lợn 2.4.1. Căn bệnh

- Do loài giun Ascaris suum gây nên.

2.4.2.Vòng đời

- Không cần KCTG.

- Giun cái trưởng thành ký sinh ở ruột non lợn, đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài, gặp điều kiện thuận lợi trứng phát triển thành trứng có ấu trùng có sức gây bệnh. Lợn nuốt phải trứng này, vào đường tiêu hóa ấu trùng sẽ nở ra và phát triển thành giun trưởng thành.

- Thời gian hoàn thành vòng đời: 54-62 ngày.

2.4.3. Triệu chứng

- Da khô, lông xù, chậm lớn, niêm mạc mắt nhợt nhạt, trắng bệch. - Rối loạn tiêu hóa: Lúc táo bón, lúc ỉa chảy.

- Ăn kém, đi lại loạng choạng quanh chuồng, ngủ kém nên con vật gầy yếu lông xù.. - Nếu nhiễm nặng gia súc có biểu hiện ho, hô hấp nhanh.

2.4.4. Bệnh tích

- Viêm phổi, màu sắc không đồng nhất, phổi cứng hơn bình thường và mất độ xốp. - Gan có những nốt hoại tử màu trắng .

- Ruột non có nhiều giun ký sinh, có thể tạo thành búi gây tắc ruột, niêm mạc ruột viêm cata, loét.

2.4.5. Chẩn đoán

- Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng. - Căn cứ vào đặc điểm dịch tễ.

- Xét nghiệm bằng phương pháp phù nổi Fulleborn để tìm trứng giun đũa lợn.

2.4.6. Phòng, trị a. Phòng bệnh

- Định kỳ tẩy giun đũa cho lợn. - Thu gom phân tập trung để ủ.

- Vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống.

- Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng cho lợn để tăng sức đề kháng.

b. Điều trị bệnh

- Levamisol hoặc Tetramisol: Liều dùng 6-6,5mg/kgTT. Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp thịt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mebendazol 10%: 200mg/kgTT. Trộn vào thức ăn cho ăn.

2.6. Bệnh giun thận lợn 2.6.1. Căn bệnh

- Do loài giun Stephanurus dentalus gây nên.

2.6.2.Vòng đời

- Giun trưởng thành ở trong bọc kén có lỗ thông với ống dẫn nước tiểu nên trứng theo nước tiểu ra ngoài, gặp điều kiện tự nhiên thích hợp trứng nở thành ấu trùng và qua 2 lần lột xác phát triển thành ấu trùng có sức gây bệnh. Ấu trùng này vào cơ thể lợn bằng 3 con đường.

+ qua đường tiêu hóa. + xuyên qua da.

+ lợn ăn giun đất đã nhiễm ấu trùng giun thận.

Rồi vào thận hoặc các tổ chức xung quanh thận phát triển thành giun trưởng thành.

2.6.3. Triệu chứng

- Trên da có nhiều mụn đỏ sẫm do chảy máu.

- Con vật ho, lưng cong, 2 chân sau liệt do ấu trùng xâm nhập vào não tủy. - Thủy thũng, gầy còm, sút cân.

- Lợn nái có thể bị xảy thai.

2.6.4. Bệnh tích

- Da có mụn lấm tấm hoặc thành nốt đỏ.

- Gan xơ, sưng và cứng, mặt gan có nhiều vệt do ấu trùng di hành. - Phổi bị áp xe hoặc có các u kén.

- Mô xung quanh thận và ống dẫn niệu có các kén to nhỏ khác nhau, trong đó có giun trưởng thành.

2.6.5. Chẩn đoán

- Tìm trứng giun thận trong nước tiểu lợn.

- Mổ khám kiểm tra bệnh tích và tìm giun thận ở các mô quanh thận và ống dẫn niệu.

2.6.6. Phòng, trị a. Phòng bệnh

- Cách ly lợn bệnh.

- Chọn những con không bị bệnh giun thận để làm giống. - Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.

b. Điều trị bệnh

- Chưa có thuốc đặc hiệu với giun thận lợn.

2.7. Bệnh giun lươn 2.7.1. Căn bệnh

- Do các loài giun tròn thuộc giống Strongyloides, họ Rhabditidae gây nên.

2.7.2.Vòng đời

- Giun lươn đẻ trứng ở ruột non, trứng theo phân ra ngoài.

- Trứng giun lươn gặp điều kiện ngoại cảnh thích hợp sau 5-6h nở ra ấu trùng giun lươn. Ấu trùng này xâm nhập vào ký chủ và phát triển thành giun trưởng thành.

2.7.3. Triệu chứng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Con vật gầy còm, trên da có mụn do ấu trùng giun lươn chui qua da gây viêm da. - Đau bụng nhẹ, chướng hơi, ỉa chảy nhiều.

- Phân có lẫn máu, thân nhiệt tăng, viêm phổi, ho. - Nếu bệnh nặng con vật có thể chết.

2.7.4. Bệnh tích

- Dưới da có những điểm tụ huyết.

- Viêm khí quản, viêm cata dạ dày – ruột, niêm mạc ruột có những điểm tụ huyết, niêm mạc dạ dày có nhiều mụn loét nhỏ.

2.7.5. Chẩn đoán

- Dựa vào triệu chứng lâm sàng,.

- Dựa vào đặc điểm dịch tễ của bệnh (gia súc non bị bệnh nhiều).

- Xét nghiệm phân bằng phương pháp phù nổi Fulleborn để tìm trứng giun lươn.

2.7.6. Phòng, trị a. Phòng bệnh

- Định kỳ tẩy giun lươn cho gia súc: 2 lần/năm - Tăng cường công tác vệ sinh chuồng trại, sân chơi. - Định kỳ sát trùng chuồng trại: 1-2 lần/tháng

- Tập trung phân ủ diệt trứng giun lươn.

- Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng để nâng cao sức đề kháng.

- Violet gentian: 50-70 mg/kgTT. Cho uống 2 lần/ ngày, dùng liền trong 3 ngày.

- Levamisol hoặc Tetramisol: Liều dùng 6-6,5mg/kgTT. Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp thịt.

- Mebendazol 10%: 200mg/kgTT. Trộn vào thức ăn cho ăn.

2.8. Bệnh giun tóc 2.8.1. Căn bệnh

- Do các loài giun sau gây nên: Trichocephalus suis, T.ovis, T.skrjabini. 2.8.2.Vòng đời

- Không cần KCTG.

- Giun tóc trưởng thành ký sinh ở manh tràng đẻ trứng, Trứng theo phân ra ngoài, gặp điều kiện tụ nhiên thuận lợi, trứng phát triển thành ấu trùng có sức gây bệnh. Trứng này lẫn vào thức ăn, nước uống, nếu gia súc ăn phải, vào đường tiêu hóa trứng nở thành ấu trùng, thọc sâu phần đầu vào niêm mạc ruột già, tiếp tục phát triển thành giun trưởng thành.

2.8.3. Triệu chứng

- Triệu chứng không rõ ràng.

- Gầy yếu, thiếu máu, con vật ỉa chảy, phân lỏng, trong phân có lẫn máu và niêm mạc ruột.

2.8.4. Bệnh tích

- Niêm mạc ruột già sần sùi, xuất huyết, có những nốt loét to bằng hạt đậu. - Chất chứa trong ruột già có màu hồng, niêm mạc ruột bị tróc ra.

2.8.5. Chẩn đoán

- Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng. - Căn cứ vào đặc điểm dịch tễ.

-Xét nghiệm phân bằng phương pháp phù nổi Fulleborn để tìm trứng giun tóc.

2.8.6. Phòng, trị a. Phòng bệnh

- Định kỳ tẩy giun tóc cho gia súc 2 lần/năm. - Thu gom phân đem ủ để diệt trứng giun tóc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng để tăng sức đề kháng cho con vật.

b. Điều trị

- Levamisol: 15mg/kgTT. Cho uống

6-6,5 mg/kgTT. Tiêm dưới da.

- Mebendazol 10%: 150-200 mg/kgTT. Cho uống.

2.9. Bệnh giun đũa ngựa 2.9.1. Căn bệnh

Do loài giun tròn Parascaris equorum gây nên.

2.9.2.Vòng đời

Giun cái sau khi thụ tinh đẻ trứng ở ruột non, trứng theo phân ra ngoài, phát tán trong chuồng ngựa, bãi chăn thả. Sau 7 - 8 ngày ở ngoài ngoại cảnh gặp điều kiện thuận lợi trứng phát triển thành trứng có ấu trùng có sức gây bệnh. Trứng có sức gây bệnh lẫn theo thức ăn, nước uống vào ruột non nở thành ấu trùng. Ấu trùng theo tĩnh mạch ruột, theo máu về tĩnh mạch cửa vào gan, qua tim, lên phổi, vào phế bào, chi nhánh khí quản, khí quản rồi lên hầu, miệng và được nuốt xuống đường tiêu hóa, tới ruột non ký sinh ở đó và phát triển thành giun trưởng thành.

Thời gian hoàn thành vòng đời khoảng 2 tháng.

2.9.3. Triệu chứng

Ở ngựa trưởng thành các triệu chứng không biểu hiện rõ. Ở ngựa non có biểu hiện rõ và nặng:

- Thời kỳ đầu ấu trùng di hành qua một số vị trí: Phổi, các chi nhánh khí quản... nên ngựa ho, nước mũi chảy, thân nhiệt tăng ít, có lúc con vật bị kích thần kinh.

- Thời kỳ giun trưởng thành ký sinh ở ruột non làm cho con vật bị viêm ruột, rối loạn tiêu hóa, bụng to, chậm lớn. Niêm mạc nhợt nhạt do hồng cầu và huyết sắc tố giảm.

- Hệ tiêu hóa bị viêm cata hoặc viêm cata xuất huyết, thủy thũng.

- Thấy hiện tượng tăng sinh tầng ngoài động mạch các cơ quan nội tạng.

Một phần của tài liệu Bài giảng kí sinh trùng giành cho trung cấp nghề (Trang 45)