Đại cương về lớp giun tròn

Một phần của tài liệu Bài giảng kí sinh trùng giành cho trung cấp nghề (Trang 44)

- Thân dẹp, có hình dải băng Màu trắng hoặc trắng ngà.

1.Đại cương về lớp giun tròn

1.1. Đặc điểm hình thái và cấu tạo của lớp giun tròn a. Đặc điểm hình thái

- Thân hình sợi chỉ, hình thoi, hình tròn...

- Hai bên cơ thể đối xứng nhau, có mặt lưng và mặt bụng, không phân đốt. - Tùy theo từng loài mà có kích thước khác nhau, từ vài mm đến vài chục cm. - Đầu có 2 đến 3 lá môi bao quanh miệng, đầu tù và đuôi nhọn.

- Giun cái đuôi thẳng.

b. Đặc điểm cấu tạo

- Ngoài cùng là lớp biểu bì bằng giác chất (kitin), có vân ngang, vân dọc hoặc vân chéo. Dưới lớp biểu bì là lớp hạ bì.

- Hệ tiêu hóa: phát triển và có cấu tạo phức tạp.

- Hệ thần kinh: Gồm một vòng thần kinh thực quản, từ đó phân ra nhiều nhánh thần kinh đi về phía trước và sau tới các phần của cơ thể.

- Hệ bài tiết: có hai ống bài tiết ở 2 bên thân, bắt đầu từ phần sau rồi hợp thành một ống chung thông ra ngoài qua lỗ bài tiết ở mặt bụng và gần phía đầu.

- Hệ sinh dục: giun đực có cơ quan sinh dục đực, giun cái có cơ quan sinh dục cái - Hệ tuần hoàn và hô hấp: không có.

1.2. Chu trình phát triển và phân loại lớp giun tròn a. Chu trình phát triển

- Mỗi loại giun có vòng đời phát triển riêng. - Có 2 kiểu vòng đời:

+ Vòng đời không cần KCTG. + Vòng đời cần KCTG

b. Phân loại lớp giunn tròn

- Giun đũa - Giun kim - Giun móc - Giun xoăn

Một phần của tài liệu Bài giảng kí sinh trùng giành cho trung cấp nghề (Trang 44)