Ảnh hưởng của các môi trường khoáng cơ bản lên sự nảy mầm và phát triển của cây con.

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Đánh giá hiện trạng, thu nhập và nhân giống một số loài lan rừng quý ở khu vực TP.HCM và vùng phụ cận (Trang 38)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2.1. Ảnh hưởng của các môi trường khoáng cơ bản lên sự nảy mầm và phát triển của cây con.

triển của cây con.

a) Nghiên cứu ảnh hưởng của các môi trường khoáng cơ bản lên sự nảy mầm của hạt.

Trong giai đoạn này chúng tôi gieo hạt trên 3 môi trường khoáng cơ bản và sau đó là môi trường MS pha loãng. Thu thập số liệu trung bình của 5 bình gieo hạt đối với mỗi loài lan, quan sát và nhận xét sơ bộ về màu sắc cũng như sức sống của mầm mọc từ hạt.

Thu thập những quả lan đã chín sinh lý của các loài lan rừng được chọn, lau sạch quả bằng cồn 70o, sau đó đốt sơ trước khi lấy hạt bên trong để gieo. Hạt lan được gieo vào các môi trường khoáng khác nhau: Murashige & Skoog (MS), Vaccin & Went (VW), Knudson C (KC), 1/2 MS, 1/3 MS.

- Kết quả: Trên các môi trường khoáng MS, VW và KC hầu hết các loài lan đưa vào thí nghiệm đều cho tỷ lệ nảy mầm rất thấp. So sánh giữa 3 môi trường thì MS có số cây mọc mầm nhiều hơn. Vì vậy, chúng tôi giảm hàm lượng khoáng của môi trường MS, dùng môi trường ½ MS, 1/3 MS, ¼ MS và đã thu được kết quả tương đối tốt với tỷ lệ nảy mầm cao hơn. Số liệu được thể hiện trên bảng 2.1.

- Loài Quế lan hương (Aerides odoratum): gieo trên môi trường MS pha loãng, sau 25 ngày hạt bắt đầu nảy mầm, tỷ lệ nảy mầm không cao (25- 35%), nhưng mầm to, xanh. Trong khi trên môi trường MS, sau khoảng 15 ngày hạt có màu vàng và sau bị chết, chỉ khoảng 1-2 % nảy mầm.

- Thập hoa (Dendrobium hercoglossum): Trái to, vỏ trái còn xanh, gieo trên môi trường MS pha loãng, sau 30 ngày hạt bắt đầu nảy mầm. Tỷ lệ nảy mầm cao (90,6-95,2%), mầm hơi vàng.

Bảng 2.1: Tỷ lệ nảy mầm (%) của hạt một số loài lan trên các môi trường khoáng. Khiết

sơn Việt Nam

Quế lan

hương Kim điệp Thập hoa Ngọc điểm Thủy tiên trắng

MS 3 2 4 4 3 3 VW 1 1 4 2 2 1 KC 0 1 3 1 2 2 1/2MS 22,3 30,4 80,4 90,6 50,0 70,0 1/3MS 19,8 35,0 93,0 95,2 64,8 72,2 1/4MS 20,2 25,0 91,2 92,2 59,8 70,4

- Ngọc điểm (Rhynchostylis gigantea): trái đưa vào còn xanh, không bị nứt. Sau 43 ngày gieo, hạt bắt đầu nảy mầm. Hạt được gieo trên các môi trường ½ MS, 1/3 MS và ¼ MS. Tỉ lệ hạt nảy mầm đạt tương ứng là 50%, 64,8% và 59,8 %. Cây mầm cao trung bình, khỏe, dạng tròn.

- Thủy tiên trắng (Dendrobium farmeri): Trái đưa vào thí nghiệm chín, vỏ có màu hơi vàng. Sau 40 ngày hạt bắt đầu nảy mầm. Hạt được gieo vào môi trường MS pha loãng, tỷ lệ nảy mầm đạt 70-72%. Cây mầm nhỏ, có màu hơi vàng.

- Loài Khiết sơn Việt Nam (Chritensonia vietnamica): Gieo trên môi trường MS pha loãng, hạt bắt đầu xuất hiện hạt nảy mầm ngày sau 36 ngày. Ở cả những môi trường này, tỷ lệ hạt nảy mầm cũng không cao (20-22%), nhưng lại cho mầm to khỏe, màu xanh rất tốt.

- Kim điệp (Dendrobium capillipes): Trái đưa vào nhỏ, còn xanh, không bị nứt, gieo trên môi trường MS pha loãng, sau 30 ngày hạt bắt đầu nảy mầm, với tỷ lệ khá cao, 1/2MS đạt 80,4%. trên môi trường 1/3 MS, tỷ lệ khoảng 93,0%; môi trường ¼ MS, tỷ lệ nảy mầm 91,2%, mầm to, khoẻ.

Nhìn chung, trong 5 môi trường khoáng cơ bản MS, VW và KC (đầy đủ) và MS pha loãng thì môi trường khoáng đầy đủ dùng gieo hạt không phù hợp cho hạt lan nảy mầm so với môi trường khoáng MS pha loãng. Kết quả này phù hợp

với nghiên cứu của Chen và Chang (2006) đã sử dụng môi trường MS nồng độ thấp để gieo hạt lan Phalaenopsis và cho thấy hạt nảy mầm tốt trong môi trường ½ MS. Riêng đối với 2 loài Thập hoa và Kim điệp môi trường có hàm lượng khoáng giảm ½, 1/3MS, 1/4MS cho tỷ lệ nảy mầm cao (80-95%). Loài lan khó nảy mầm trên các môi trường khoáng là Khiết sơn Việt Nam (Christensonia vietnamica). Điều này có lẽ do đặc điểm của giống, liên quan đến yếu tố di truyền. Chính vì vậy, nó tạo ra đa dạng sinh học trong tự nhiên.

b) Nghiên cứu ảnh hưởng của các môi trường khoáng cơ bản lên sự phát triển của cây con từ hạt.

Sử dụng cây mầm của các loài đã chọn thu được sau khi gieo hạt 10 tuần. Cây mầm được cấy vào 5 môi trường khoáng: MS, VW, KC, ½ MS, 1/3 MS (thay vì 3 môi trường như trong đề cương). Lấy một lượng mầm đồng nhất về kích thước để thực hiện thí nghiệm.

Kết quả sau 8 tuần nuôi cấy, sự phát triển của cây mầm được ghi nhận như sau:

* Quế lan hương:

Số liệu bảng 2.2 cho thấy tất cả các môi trường đều phù hợp cho phát triển của cây mầm. Trên môi trường MS thu được các giá trị tuyệt đối cao nhất về chiều cao cây, số lá, số rễ, chiều dài rễ, khối lượng rễ so với các môi trường khác. Nhưng số liệu sai khác không ý nghĩa khi xử lý thống kê.

Thông qua quan sát bằng mắt, thì môi trường MS và ½ MS có màu lá xanh sậm hơn, thể hiện ưu thế của 2 công thức môi trường này.

* Thập hoa:

Hầu như các công thức môi trường đều thu được số liệu tương tự về các chỉ tiêu về chiều cao cây, số lá, số rễ, khối lượng rễ. Những số liệu này sai khác nhau không ý nghĩa thống kê. Duy chỉ có chiều dài rễ có sự sai khác có ý nghĩa. Nhưng khi quan sát sự sinh trưởng của chồi thì thấy môi trường MS, ½ MS, 1/3 MS mầm cây xanh và thể hiện sức sống tốt hơn.

Bảng 2.2. Ảnh hưởng của các môi trường khoáng cơ bản lên sự phát triển của cây mầm trên Quế lan hương.

Công thức

Môi

trường Chiều cao cây (cm)

Số lá Số rễ Chiều dài rễ (cm)

Khối lượng tươi của cây mầm (g) 1 MS 3,56 NS 5,12 NS 4,50 NS 3,56 NS 0,843 NS 2 1/2MS 3,26 NS 4,78 NS 4,54 NS 3,28 NS 0,633 NS 3 1/3MS 3,02 NS 4,65 NS 4,27 NS 3,32 NS 0,628 NS 4 VW 3,42 NS 4,80 NS 3,92 NS 3,36 NS 0,639 NS 5 KC 3,09 NS 4,69 NS 4,40 NS 2,81 NS 0,541 NS CV 9,70 11,43 18,76 14,96 19,30

Trên môi trường VW, rễ dài nhất, nhưng nhiều cây bị vàng úa. Giai doạn này thì chỉ tiêu chiều dài rễ là chỉ tiêu không quan trọng.

Trên môi trường KC, mầm có lá hơi vàng, một số cây có lá bị quăn.

Như vậy, đối với Thập hoa, qua số liệu về chiều cao, số lá và màu sắc của lá thì môi trường MS và ngay cả ½ MS và 1/3 MS cũng tỏ ra có ưu thế hơn. Bảng 2.3. Ảnh hưởng của các môi trường khoáng cơ bản lên sự phát triển của cây mầm trên Thập hoa. Công thức Môi trường Chiều cao cây (cm) Số lá Số rễ Chiều dài rễ (cm) Khối lượng tươi của cây

mầm (g) 1 MS 5,30 NS 6,05 NS 4,49 NS 3,46 c 0,193 NS 2 1/2MS 5,35 NS 5,51 NS 4,56 NS 4,05 bc 0,256 NS 3 1/3MS 5,52 NS 5,82 NS 5,43 NS 4,46 ab 0,226 NS 4 VW 5,44 NS 5,78 NS 5,48 NS 5,30 a 0,254 NS 5 KC 4,79 NS 5,43 NS 6,04 NS 4,00 bc 0,202 NS CV 18,44 20,66 16,08 11,45 37,09

* Thủy tiên trắng:

Số liệu thu được về chiều cao cây mầm cao nhất ở công thức môi trường MS, còn các chỉ tiêu khác về số lá, số rễ, chiều dài rễ và khối lượng cây mầm sai khác không ý nghĩa (bảng 2.4).

Bảng 2.4. Ảnh hưởng của các môi trường khoáng cơ bản lên sự phát triển của cây mầm trên Thủy tiên trắng.

Công thức Môi trường Chiều cao cây (cm) Số lá Số rễ Chiều dài rễ (cm) Khối lượng tươi của cây

mầm (g) 1 MS 3,36 a 5,38 NS 5,50 NS 2,68 NS 0,363 NS 2 ½ MS 2,73 b 5,13 NS 5,43 NS 2,52 NS 0,203 NS 3 1/3 MS 2,51 b 4,88 NS 5,02 NS 2,46 NS 0,177 NS 4 VW 2,76 b 4,85 NS 5,48 NS 2,71 NS 0,248 NS 5 KC 2,72 b 5,00 NS 5,11 NS 2,60 NS 0,230 NS CV 6,38 5,96 11,48 4,39 33,55

Nhận xét cảm quan, thì thấy môi trường MS và ½ MS lá mầm có màu xanh sậm, khỏe hơn các môi trường khác.

Như vậy, môi trường MS (100%) phù hợp hơn đối với sự sinh trưởng của chồi loài lan Thủy tiên trắng.

* Ngọc điểm:

Bảng 2.5. Ảnh hưởng của các môi trường khoáng cơ bản lên sự phát triển của cây mầm trên Ngọc điểm. Công thức Môi trường Chiều cao cây (cm) Số lá Số rễ Chiều dài rễ (cm) Khối lượng tươi của cây

mầm (g) 1 MS 3,26 NS 4,43 NS 3,92 NS 1,66 d 0,389 b 2 1/2 MS 3,12 NS 4,31 NS 4,34 NS 2,31 bc 0,453 b 3 1/3 MS 2,77 NS 4,49 NS 4,50 NS 2,53 ab 0,445 b 4 VW 3,17 NS 4,48 NS 5,26 NS 2,85 a 0,707 a 5 KC 2,82 NS 4,00 NS 4,28 NS 1,90 cd 0,420 b CV 10,19 7,19 12,12 11,61 18,48

Trong 5 công thức môi trường đưa vào thí nghiệm cho lan Ngọc điểm, thì cũng thu được kết quả tương tự như đối với lan Thập hoa, chỉ có chiều dài rễ và khối lượng rễ là có ý nghĩa giữa các nghiệm thức. Môi trường VW và 1/3 MS giúp cây lan con ra rễ dài nhất. Chỉ tiêu chiều cao cây lại có xu hướng cao ở các môi trường có MS, tuy số liệu không sai khác có ý nghĩa.

* Khiết sơn Việt Nam

Tương tự như các loài lan khác, sự phát triển của cây mầm trên loài lan Khiết sơn Việt Nam không có sự khác nhau có ý nghĩa về các chỉ tiêu chiều cao cây, số lá, số rễ và khối lượng cây trong 5 công thức môi trường đưa vào thí nghiệm. Chỉ có chiều dài rễ là có ý nghĩa giữa các nghiệm thức. Các môi trường có MS và VW giúp cây lan con ra rễ dài hơn.

Như vậy, hầu hết các môi trường khoáng đưa vào thí nghiệm đều phù hợp cho cây mầm của lan Khiết sơn Việt Nam phát triển.

Bảng 2.6. Ảnh hưởng của các môi trường khoáng cơ bản lên sự phát triển của cây mầm trên lan Khiết sơn Việt Nam.

Công

thức Chiều cao (cm) Số lá (lá) Số rễ

Dài rễ (cm)

Khối lượng tươi của cây

mầm (g) MS 2,66 NS 4,77 NS 4,56 NS 2,53ab 0,55 NS 1/2MS 2,61 NS 4,77 NS 4,51 NS 2,47ab 0,45 NS 1/3MS 2,53 NS 4,72 NS 4,28 NS 2,61ab 0,46 NS VW 2,62 NS 4,47 NS 4,00 NS 2,79a 0,50 NS KC 2,47 NS 4,56 NS 4,42 NS 2,15b 0,42 NS CV% 4,95 6,78 8,50 10,97 25,21

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Đánh giá hiện trạng, thu nhập và nhân giống một số loài lan rừng quý ở khu vực TP.HCM và vùng phụ cận (Trang 38)