KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Đánh giá hiện trạng, thu nhập và nhân giống một số loài lan rừng quý ở khu vực TP.HCM và vùng phụ cận (Trang 80 - 82)

4.1. Kết luận

1. Đề tài đã điều tra và ghi nhận được 13 chi lan rừng với 31 loài được trồng và lưu giữ tại tại các vườn lan ở thành phố Hồ Chí Minh.

2. Đã thu thập và tạo lập vườn sưu tập nguồn gen lan rừng tại Khu Nông nghiệp công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh với 117 loài lan rừng thuộc 39 chi lan. Trong đó, đề tài đã định danh được 110 loài.

Những loài lan quý dễ ra hoa trong điều kiện thành phố Hồ Chí Minh gồm: Quế lan hương (Aerides odoratum Lour.), Khiết sơnViệt Nam (Christensonia vietnamica Haager), Kim điệp (Dendrobium capillipes Rchb.f.), Thủy tiên trắng (Dendrobium farmeri Paxt.), Long tu (Dendrobium primulinum Lindl.), Hải yến (Rhynchostylis coelestis Rchb.f.), Ngọc điểm (Rhyncostyli gigantea (Lindl.) Ridl.), Thập hoa (Dendrobium hercoglossum Rchb.f.).

3. Để gieo hạt thì môi trường MS pha loãng ½ MS, 1/3 MS, ¼ MS cho tỷ lệ nảy mầm cao hơn môi trường khoáng cơ bản MS, VW và KC (đầy đủ); Hầu hết các môi trường khoáng cơ bản đưa vào thí nghiệm gồm MS, VW, KC, ½ MS, 1/3 MS đều phù hợp cho cây mầm phát triển.

4. Chất điều hòa sinh trưởng thực vật BA và NAA có tác dụng rõ trong quá trình biệt hóa phát sinh chồi. Hầu hết các loài lan rừng có tỷ lệ mẫu tạo chồi cao ở hỗn hợp nồng độ BA 2mg /l và NAA 0,5 mg /l.

5. Môi trường khoáng cơ bản MS phù hợp cho nhân chồi hơn so với 2 môi trường Vacin & Went và Knudson C đối với cả 5 loài lan đưa vào thí nghiệm.

6. Môi trường tạo rễ có nồng độ NAA 0,5mg/l và than hoạt tính 1,0mg/l phù hợp với hầu hết các loài lan rừng tham gia nghiên cứu.

7. Mỗi loài lan khác nhau phù hợp với một loại giá thể. Giá thể phù hợp cho Quế lan hương, Thập hoa và Thủy tiên trắng là các giá thể đơn: vỏ dừa miếng 100%, dớn cọng 100%, dớn miếng 100% hoặc dớn mềm 100%; lan Ngọc điểm có thể

sống trên nhiều loại giá thể, từ giá thể đơn cho đến giá thể hỗn hợp 2 đến 3 loại, trừ giá thể 100% than củi; Giá thể phù hợp cho lan Khiết sơn Việt Nam là than củi 50% + dớn cọng 50%.

4.2. Đề nghị

1. Cho thực hiện dự án P nhân giống các loài lan rừng quý và đăng ký được cấp chứng chỉ CITES để được thương mại hóa quốc tế giống lan rừng.

2. Cấp kinh phí để thực hiện đề tài lai tạo để có giống mới từ nguồn gen thu thập được đang lưu giữ tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao.

Cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học : Đánh giá hiện trạng, thu nhập và nhân giống một số loài lan rừng quý ở khu vực TP.HCM và vùng phụ cận (Trang 80 - 82)