0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Ảnh hưởng của nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng thực vật lên sự phát triển của chồi (thu được từ hạt gieo) trên các môi trường cơ bản.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KHOA HỌC : ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, THU NHẬP VÀ NHÂN GIỐNG MỘT SỐ LOÀI LAN RỪNG QUÝ Ở KHU VỰC TP.HCM VÀ VÙNG PHỤ CẬN (Trang 43 -59 )

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2.2. Ảnh hưởng của nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng thực vật lên sự phát triển của chồi (thu được từ hạt gieo) trên các môi trường cơ bản.

phát triển của chồi (thu được từ hạt gieo) trên các môi trường cơ bản.

Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng thực vật lên sự phát triển của chồi thu được từ hạt gieo (Chồi trong thí nghiệm chính là cây mầm chưa có rễ hoàn chỉnh). Trong giai đoạn này, mẫu thí nghiệm được tiến hành cấy chuyền trên 3 loại môi trường khoáng khác nhau với các nồng độ chất điều hòa sinh trưởng thực vật BA và NAA đã được bố trí như trên. Thu thập số

liệu trung bình của 5 bình nuôi cấy đối với mỗi loài lan, quan sát và nhận xét cảm quan về màu sắc cũng như sức sống của cụm chồi được nuôi cấy (Nguồn mẫu cấy từ hạt của 5 loài lan được chọn). Kết quả nuôi cấy tạo chồi được thu nhận sau 8 tuần như sau:

a) Ảnh hưởng của nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng thực vật (BA&NAA) lên sự phát triển của chồi (thu được từ hạt gieo) trên môi trường khoáng cơ bản MS.

* Quế lan hương: Ở hầu hết các môi trường đều thu nhận được kết quả cho sự tạo chồi đối với Quế lan hương. Số liệu biến động khá lớn giữa các công thức. Số liệu trong bảng 2.7 cho thấy sự phối hợp của BA và NAA cho hiệu quả nhân chồi tốt hơn ở các công thức chỉ bổ sung BA riêng lẻ.

Ở công thức đối chứng (không bổ sung chất điều hòa sinh trưởng thực vật) có các chỉ tiêu về tỷ lệ mẫu tạo chồi, số chồi trên mẫu và trọng lượng tươi của chồi là thấp nhất, sai khác có ý nghĩa thống kê so với các công thức còn lại. Điều này cũng phù hợp với nhận định của Gaspar và cộng sự (2003) cho rằng các thí nghiệm tạo chồi thường cho kết quả cao khi sử dụng nồng độ cytokinin cao và nồng độ auxin từ thấp tới trung bình.

Bảng 2.7. Ảnh hưởng của nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng kết hợp trên môi trường khoáng MS lên khả năng nhân chồi cây lan Quế lan hương.

Công thức

Tỷ lệ mẫu tạo chồi (%)

Số chồi/mẫu (chồi)

Khối lượng tươi của chồi (g) Ký hiệu BA mg/l NAA mg/l N1 0 0 61,67 h 2,43 f 0,17 f N2 1 0 73,67 ef 3,14 e 0,25 de N3 2 0 95,00 ab 6,11 b 0,38 b N4 3 0 88,67 c 5,19 c 0,32 c N5 0 0,5 66,33 g 2,51 f 0,24 e N6 1 0,5 76,67 e 3,31 e 0,29 cd N7 2 0,5 98,00 a 7,35 a 0,46 a N8 3 0,5 88,33 c 5,23 c 0,39 b N9 0 1,0 70,67 gf 3,98 d 0,32 c N10 1 1,0 88,33 c 5,78 b 0,38 b N11 2 1,0 92,67 bc 5,87 b 0,47 a N12 3 1,0 83,00 d 5,05 c 0,38 b

Các công thức có mức BA cao 3mg/l thấy xuất hiện nhiều chồi có hình thái bị biến dị, chồi ngắn. Như vậy, có thể nồng độ BA cao đã ức chế sự phát triển của chồi, gây khó khăn trong việc kéo dài chồi và ra rễ đối với giống Quế lan hương.

* Lan Thập hoa:

Qua kết quả thu nhận và quan sát, ở công thức N7 (bổ sung 2 mg/l BA và 0,5mg/l NAA) cho thấy tỷ lệ chồi được hình thành cao nhất (98,33%) có hình thái tốt nhất, các chồi được tạo thành có màu xanh thẫm. Đặc biệt số lượng chồi/mẫu đối với lan Thập hoa khá cao, đạt tới 14,18 chồi/mẫu và khối lượng chồi cũng cao nhất ở công thức N7. Kết quả thu được cũng tương tự như với loài Quế lan hương (Bảng 2.8).

Bảng 2.8. Ảnh hưởng của nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng kết hợp trên môi trường khoáng MS lên khả năng nhân chồi cây lan Thập hoa.

Công thức

Tỷ lệ mẫu tạo

chồi (%) Số chồi/mẫu (chồi) Khối lượng tươi của chồi (g) Ký hiệu BA mg/l NAA mg/l N1 0 0 47,33 g 2,52 h 0,20 f N2 1 0 77,33 d 5,07 f 0,35 bcd N3 2 0 87,67 c 7,28 d 0,38 ab N4 3 0 94,33 b 7,34 d 0,34 bcde N5 0 0,5 60,67 f 4,28 g 0,29 e N6 1 0,5 78,00 d 6,21 e 0,36 abc N7 2 0,5 99,33 a 14,18 a 0,40 a N8 3 0,5 87,00 c 9,57 b 0,36 abcd N9 0 1,0 71,00 e 5,47 f 0,33 cde N10 1 1,0 88,67 c 7,68 cd 0,36 abc N11 2 1,0 89,67 c 8,04 c 0,33 bcde N12 3 1,0 80,67 d 6,37 e 0,31 de CV(%) 2,98 3.61 9,40

* Lan Thủy tiên trắng:

Ở các công thức có chất điều hòa sinh trưởng, trên nền khoáng MS đều cho thấy khả năng tạo chồi cao hơn so với đối chứng không có chất điều hòa sinh trưởng. Đối với loài lan Thủy tiên trắng, Công thức N7 (2mg BA/l và 0,5 mg NAA/l) cho tỷ lệ tạo chồi cao nhất (98,67%) và có số chồi/mẫu và khối lượng mẫu tươi cao nhất, tương ứng là 11,43 chồi/mẫu và 0,42g/chồi. Tiếp đến là công thức N9 (2mg BA/l và 1,0 mg NAA/l) cũng có số liệu tương đương với công thức N7 (Bảng 2.9). Tuy nhiên, rễ dài và nhỏ hơn do ảnh hưởng của nồng đội NAA cao. Như vậy, lan Thủy tiên trắng chịu được nồng độ NAA cao hơn so với các loài lan khác.

Bảng 2.9. Ảnh hưởng của nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng kết hợp trên môi trường khoáng MS lên khả năng nhân chồi cây lan Thủy tiên trắng.

Công thức

Tỷ lệ mẫu tạo chồi (%)

Số chồi/mẫu (chồi)

Khối lượng tươi của chồi (g) Ký hiệu BA mg/l NAA mg/l N1 0 0 64,00 f 3,95 f 0,21 f N2 1 0 74,67 e 4,61 f 0,27 ef N3 2 0 85,67 d 6,39 d 0,41 ab N4 3 0 92,33 bc 9,25 c 0,43 a N5 0 0,5 72,67 e 4,12 f 0,29 de N6 1 0,5 89,00 cd 5,92 de 0,39 ab N7 2 0,5 98,67 a 11,43 a 0,42 a N8 3 0,5 92,33 bc 8,77 c 0,37 abc N9 0 1,0 75,00 e 4,38 f 0,32 cde N10 1 1,0 92,00 bc 5,39 e 0,36 abcd N11 2 1,0 96,00 ab 10,04 b 0,36 abcd N12 3 1,0 91,33 c 8,63 c 0,34 bcd CV(%) 3,11 6,31 11,96 * Lan Ngọc điểm:

Theo kết quả thu nhận được trình bày ở bảng 2.10, ở các công thức khác nhau đều cho thấy có sự kích thích tạo chồi đối với lan Ngọc điểm. Ở các công thức không bổ sung NAA hoặc không có BA thì thấy khả năng tạo chồi thấp hơn

so với các công thức có sự kết hợp giữa NAA và BA, điều này chứng tỏ có mối tác động tương hỗ qua lại giữa 2 nhóm hormone sinh trưởng thực vật là auxin và cytokinin.

Tỷ lệ mẫu tạo chồi ở công thức N7 (2mg BA/l và 0,5 mg NAA/l) và N9 (2mg BA/l và 1,0 mg NAA/l) có số tỷ lệ tạo chồi cao ngang nhau (93,33% và 98,33%) và cao hơn các công thức khác có ý nghĩa thống kê. Các chỉ tiêu về số chồi trung bình trên mẫu và khối lượng tươi của chồi cũng lớn hơn. Về số tuyệt đối thì công thức N9 có phần cao hơn N7, điều này cho thấy nhu cầu về chất điều hòa sinh trưởng của lan Ngọc điểm cho tạo chồi cao hơn các loài lan khác. Đối với các công thức N8 và N11, khi BA được bổ sung ở nồng độ cao, chúng tôi còn nhận thấy có sự biến dị ở các chồi được phát sinh từ mẫu cấy, hình thái chồi không bình thường, các viền lá có các răng cưa. Điều này làm giảm sức sống của cây đưa ra vườn ươm sau này.

Bảng 2.10. Ảnh hưởng của nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng kết hợp trên môi trường khoáng MS lên khả năng nhân chồi cây lan Ngọc điểm.

Công thức

Tỷ lệ mẫu tạo chồi (%)

Số chồi/mẫu (chồi)

Khối lượng tươi của chồi (g) Ký hiệu BA mg/l NAA mg/l N1 0 0 46,50 f 1,63 f 0,06 i N2 1 0 60,50 d 2,75 e 0,09 hi N3 2 0 63,33 d 3,23 d 0,10 h N4 3 0 74,67 c 3,97 c 0,14 fg N5 0 0,5 52,23 e 2,42 f 0,11 gh N6 1 0,5 77,83 bc 3,12 d 0,15 f N7 2 0,5 93,33 a 5,29 a 0,39 b N8 3 0,5 77,33 4,11 c 0,22 e N9 0 1,0 62,67 d 3,01 de 0,16 f N10 1 1,0 82,00 b 4,72 b 0,26 d N11 2 1,0 98,33 a 5,59 a 0,47 a N12 3 1,0 80,00 bc 4,04 c 0,34 c CV(%) 4,53 5,14 10,28

* Lan Khiết sơn Việt Nam:

Qua các kết quả bảng 2.11, có thể thấy loài lan Khiết sơn Việt Nam có tỷ lệ mẫu tạo chồi thấp nhất so với 4 loài lan nghiên cứu. Trên hầu hết các công thức có phối hợp các nồng độ giữa BA và NAA, tỷ lệ tạo chồi thấp dưới 85,0%. Công thức N11 (2mg BA/l và 1,0 mg NAA/l) và N12 (3mg BA/l và 1,0 mg NAA/l) cho tỷ lệ mẫu tạo chồi cao nhất là (84,67% và 80,00%). Các chỉ tiêu về số chồi/mẫu và khối lượng tươi của chồi ở 2 công thức N11 và N12 cũng cao nhất, khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Nhưng ở công thức N11 chồi mập và khỏe hơn so với công thức N12. Các công thức còn lại, mặc dù có BA và NAA thì tỷ lệ mẫu tạo chồi cũng chỉ đạt từ 55-70%. Điều này cho thấy Khiết sơn Việt Nam là loài lan khó có khả năng tạo chồi hơn các loài lan khác, chúng cần tác động liều cao của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật. Tuy nhiên, khi ở nồng độ BA cao 3mg/l thấy có hiện tượng biến dị ở các chồi được tạo thành, chồi vươn dài, nhỏ và một vài chồi có dấu hiệu chuyển màu vàng.

Bảng 2.11. Ảnh hưởng của nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng kết hợp trên môi trường khoáng MS lên khả năng nhân chồi cây lan Khiết sơn Việt Nam.

Công thức

Tỷ lệ mẫu tạo

chồi (%) Số chồi/mẫu (chồi) Khối lượng tươi của chồi (g) Ký hiệu BA mg/l NAA mg/l N1 0 0 47,00 g 2.02 f 0,12 f N2 1 0 55,67 ef 2,36 ef 0,15 ef N3 2 0 65,67 c 3,00 d 0,18 de N4 3 0 57,67 de 2,54 e 0,12 f N5 0 0,5 51,00 f 2,42 e 0,12 f N6 1 0,5 63,33 cd 3,01 d 0,19 cde N7 2 0,5 74,00 b 4,12 b 0,25 b N8 3 0,5 60,67 cde 3,30 cd 0,22 bcd N9 0 1,0 54,67 ef 2,51 e 0,16 ef N10 1 1,0 66,67 c 3,25 d 0,19 cde N11 2 1,0 84,67 a 5,06 a 0,30 a N12 3 1,0 80,00 ab 3,44 c 0,23 bc CV(%) 5,80 6,55 14,83

b) Ảnh hưởng của nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng thực vật lên sự phát triển của chồi (thu được từ hạt gieo) trên môi trường khoáng cơ bản Vacin & Went.

* Quế lan hương:

Khi nghiên cứu trên môi trường khoáng cơ bản Vacin Went, số liệu Bảng 2.12 cho thấy hầu hết các trên các công thức, Quế lan hương đều có thể tạo chồi, các chồi hình thành không có hiện tượng hóa nâu và chết. Tuy nhiên, tốc độ sinh trưởng rất chậm so với các thí nghiệm của cây Quế lan hương này trên môi trường khoáng MS tương ứng. Trong các công thức, chúng tôi nhận thấy ở công thức N7 (2mg BA/l và 0,5 mg NAA/l) và N4 (3mg BA/l và 0,0 mg NAA/l) có tỷ lệ mẫu tạo chồi ngang nhau (96,67% và 91,67%), và cao hơn các công thức khác có ý nghĩa thống kê. Kết quả thu được đối với các chỉ tiêu số chồi/mẫu và khối lượng mẫu tươi cũng tương tự trên các công thức N7 và N4. Một lần nữa cho thấy rõ ảnh hưởng của BA trong việc tạo chồi, ngay cả khi không có NAA trong môi trường nuôi cấy.

Bảng 2.12. Ảnh hưởng của nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng kết hợp trên môi trường khoáng Vacin & Went lên khả năng nhân chồi cây lan Quế lan hương.

Công thức

Tỷ lệ mẫu tạo

chồi (%) Số chồi/mẫu (chồi) Khối lượng tươi của chồi (g) Ký hiệu BA mg/l NAA mg/l N1 0 0 58,33 f 2,80 f 0,21 e N2 1 0 74,67 d 3,43 e 0,28 cd N3 2 0 87,67 b 5,34 bc 0,34 abc N4 3 0 91,67 ab 6,49 a 0,38 a N5 0 0,5 66,33 e 3,20 ef 0,32 bc N6 1 0,5 79,33 cd 4,49 d 0,30 bc N7 2 0,5 96,67 a 6,58 a 0,53 ab N8 3 0,5 90.00 b 5,55 bc 0,32 bc N9 0 1,0 66,00 e 3,58 e 0,23 de N10 1 1,0 81,67 c 5,15 c 0,32 bc N11 2 1,0 88,00 b 5,57 b 0,32 bc N12 3 1,0 80,33 c 5,46 bc 0,33 abc CV(%) 3,75 5,07 11,88

Số liệu thấp nhất về tỷ lệ mẫu tạo chồi, số chồi/mẫu và khối lượng mẫu tươi ghi nhận được ở công thức N1, không có BA và NAA.

* Lan Thập hoa:

Việc phối hợp nồng độ 2mg BA/l và 0,5 mg NAA/l (công thức N7) vẫn cho tỷ lệ mẫu tạo chồi, số chồi/mẫu và khối lượng mẫu tươi cao nhất, tương ứng với các số liệu tương ứng là 92,00%, 8,24 chồi và 0,24 g. Chồi hình thành có hình thái tốt nhất, các chồi được tạo thành có màu xanh mướt, mập, có sức sống cao hơn so với các chồi được tạo thành ở các công thức còn lại. Các công thức từ N8 đến N12 khi tăng nồng độ BA và/hoặc tăng NAA thì tỷ lệ mẫu tạo chồi giảm (Bảng 2.13).

Bảng 2.13. Ảnh hưởng của nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng kết hợp trên môi trường khoáng Vacin & Went lên khả năng nhân chồi cây lan Thập hoa.

Công thức

Tỷ lệ mẫu tạo

chồi (%) Số chồi/mẫu (chồi) Khối lượng tươi của chồi (g) Ký hiệu BA mg/l NAA mg/l N1 0 0 52,67 h 2,87 h 0,22 d N2 1 0 68,00 ef 3,27 g 0,28 bc N3 2 0 73,00 d 4,14 e 0,27 bc N4 3 0 74,67 cd 4,27 e 0,28 bc N5 0 0,5 55,00 h 3,02 gh 0,21 d N6 1 0,5 72,00 ed 5,02 c 0,28 bc N7 2 0,5 92,00 a 8,24 a 0,34 a N8 3 0,5 83,33 b 6,26 b 0,25 cd N9 0 1,0 60,33 g 3,78 f 0,28 bc N10 1 1,0 66,00 f 4,55 d 0,30 ab N11 2 1,0 78,67 bc 5,17 c 0,29 bc N12 3 1,0 76,00 cd 5,19 c 0,30 ab CV(%) 3,92 3,50 9,72

* Lan Thủy tiên trắng:

Qua kết quả thu nhận được (Bảng 2.14) cho thấy, giống lan Thủy tiên trắng công thức N11 (2mg BA/l và 1,0 mg NAA/l) cho tỷ lệ mẫu tạo chồi, số chồi/mẫu và khối lượng mẫu tươi cao nhất và hơn các công thức khác có ý nghĩa

thống kê. Như vậy, trên nền khoáng Vacin & Went lan Thủy tiên trắng cần nồng độ NAA cao cho việc tạo chồi. Tuy nhiên, tỷ lệ tạo chồi của cây lan Thủy tiên trắng này trên môi trường khoáng cơ bản này lại bị hạn chế so với môi trường khoáng cơ bản MS, tỷ lệ tạo chồi trung bình nhìn chung là thấp hơn.

Bảng 2.14. Ảnh hưởng của nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng kết hợp trên môi trường khoáng Vacin & Went lên khả năng nhân chồi cây lan Thủy tiên trắng.

Công thức Tỷ lệ mẫu tạo chồi (%)

Số chồi/mẫu (chồi)

Khối lượng tươi của chồi (g) Ký hiệu BA mg/l NAA mg/l N1 0 0 52,00 h 2,71 h 0,15 f N2 1 0 61,00 g 3,26 g 0,22 de N3 2 0 69,33 ef 4,46 e 0,28 bc N4 3 0 73,67 de 5,06 d 0,31 ab N5 0 0,5 62,33 g 3,17 g 0,18 ef N6 1 0,5 75,00 d 4,45 e 0,24 cd N7 2 0,5 84,00 bc 5,97 c 0,31 ab N8 3 0,5 88,33 ab 7,18 b 0,31 ab N9 0 1,0 65,33 gf 3,72 f 0,22 de N10 1 1,0 72,67 de 5,06 d 0,32 a N11 2 1,0 89,33 a 7,92 a 0,33 a N12 3 1,0 82,33 c 6,04 c 0,31 ab CV(%) 3,90 2,97 9,40 * Ngọc điểm:

Ở công thức N7 (2mg BA/l và 0,5 mg NAA/l) cho tỷ lệ mẫu tạo chồi, số chồi/mẫu và khối lượng mẫu tươi cao nhất và hơn các công thức khác có ý nghĩa thống kê về mặt thống kê. So với công thức nền khoáng MS thì các chỉ tiêu liên quan đến nhân chồi của nền khoáng Vacin & Went thấp hơn.

Bảng 2.15. Ảnh hưởng của nồng độ các chất điều hòa sinh trưởng kết hợp trên môi trường khoáng Vacin & Went lên khả năng nhân chồi cây lan Ngọc điểm.

Công thức

Tỷ lệ mẫu tạo chồi (%)

Số chồi/mẫu (chồi)

Khối lượng tươi của chồi (g) Ký hiệu BA mg/l NAA mg/l N1 0 0 48,33 f 1,72 g 0,08 N2 1 0 57,00 e 2,31 e 0,13 gh N3 2 0 61,00 de 2,53 d 0,15 fg N4 3 0 71,67 b 3,30 c 0,23 de N5 0 0,5 51,33 f 2,05 f 0,12 gh N6 1 0,5 62,00 d 3,30 c 0,16 fg N7 2 0,5 82,00 a 5,26 a 0,42 a N8 3 0,5 81,67 a 4,10 b 0,32 bc N9 0 1,0 52,33 f 2,17 ef 0,21 ef N10 1 1,0 67,00 c 3,22 c 0,30 cd N11 2 1,0 73,67 b 4,16 b 0,38 ab N12 3 1,0 72,33 b 4,07 b 0,31 c CV(%) 3,71 3,38 17,50

* Lan Khiết sơn Việt Nam:

Kết quả thu nhận được cho thấy ở trên các công thức thí nghiệm, các chỉ tiêu liên quan đến nhân chồi chênh lệch nhau không nhiều, trừ công thức N1 (đối chứng). Các công thức N3 (2mg BA/l và 0 mg NAA/l), N4 (3mg BA/l và 0 mg NAA/l), N7 (2mg BA/l và 0,5 mg NAA/l) và N11 (2mg BA/l và 1,0 mg NAA/l) có sự tương đương về mặt thống kê về tỷ lệ mẫu tạo chồi cũng như là số chồi trên

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KHOA HỌC : ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, THU NHẬP VÀ NHÂN GIỐNG MỘT SỐ LOÀI LAN RỪNG QUÝ Ở KHU VỰC TP.HCM VÀ VÙNG PHỤ CẬN (Trang 43 -59 )

×