CÁ XƯƠNG 1.Mục đích yêu cầu

Một phần của tài liệu thực hành mô và phôi học thủy sản (Trang 29)

1.Mục đích - yêu cầu

1.1 Kiến thức lý thuyết

Củng cố các kiến thức về đặc điểm phát triển tuyến sinh dục của cá xương.

1.2 Kỹ năng thực hành

Quan sát mẫu và phân biệt các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của cá xương trên tiêu bản tổ chức học.

2.Dụng cụ, hóa chất, thiết bị, mẫu vật

- 01 kính hiển vi có độ phóng đại 40, 100, 400 lần cho 01 sinh viên.

- Bộ tiêu bản đầy đủ các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của cá xương. Số lượng tiêu bản đảm bảo đầy đủ cho số lượng sinh viên mỗi nhóm thực hành và đầy đủ quá trình phát triển.

3.Nội dung và phương pháp tiến hành

3.1. Phát triển buồng trứng cá Chẽm mõm nhọn

3.1.1 Sự phát triển của noãn bào

Để phân chia các giai đoạn phát triển của buồng trứng cá xương, người ta dựa vào hình thái bên ngoài và đặc biệt sự phát triển của noãn bào. Có nhiều cách phân chia sự phát triển của noãn bào. Theo Sakun và NA Butskaia, 1968, sự phát triển noãn bào gồm các giai đoạn phát triển sau:

(a) Pha 1: Pha nhân - chất nhiễm sắc (Chromatin-nucleus)

 Các tế bào này ưa kiềm mạnh, nhân và nguyên sinh chất đều bắt màu tím của Hematocine, có độ đậm như nhau.

2

 Màng nhân bắt màu đậm hơn. Nhân to, nằm giữa tế bào.

 Xung quanh tế bào được bao bởi một màng mỏng.

 Đường kính từ 12,5 – 55 µm.

(b) Pha 2: Pha tiền ngoại vi nhân (pre – perinucleus)

 Noãn bào ở pha này có tế bào chất ưa kiềm bắt màu tím bao quanh nhân, nhân bắt màu tím nhạt hơn, nằm giữa tế bào.

 Noãn bào có hình góc cạnh.

 Trong nhân xuất hiện các hạch nhân bắt màu tím đậm, sắp xếp không theo trật tự.

 Đường kính noãn bào từ 60 – 90 µm.

(c) Pha 3: Pha ngoại vi nhân (perinucleus)

 Hạch nhân tăng về số lượng, di chuyển ra và sắp xếp có trật tự xung quanh màng nhân. Kích thước hạch nhân từ 5 – 7,5 µm.

 Noãn bào có hình tròn hoặc hình góc cạnh, xuất hiện nang trứng bao xung quanh.

 Cuối pha này, noãn bào kết thúc quá trình sinh trưởng nguyên sinh chất và đạt kích thước tới hạn trong thời kỳ sinh trưởng thứ nhất. Đường kính noãn bào từ 135 – 150 µm.

(d) Pha 4: Pha không bào hóa (Corticalization)

 Độ dày của nang trứng tăng lên (khoảng 3,75 – 7,5 µm), xuất hiện màng phóng xạ.

 Nguyên sinh chất bắt màu tím, không còn là khối đồng nhất do sự xuất hiện các không bào như các hình tròn rỗng với các kích thước khác nhau (5 – 37,5 µm). Đầu tiên các hạt này xuất hiện phía trong, gần màng nhân. Sau đó, chúng xuất hiện và phân bố khắp nguyên sinh chất.

 Màng nhân không còn phân biệt rõ như ở pha I. Nhân hình tròn, bắt màu hồng nhạt, ở giữa. Hạch nhân tiêu biến.

 Kích thước tế bào đạt 150 – 205 µm.

3

 Pha nàygồm các noãn bào ở pha thể noãn hoàng thứ nhất (primary yolk – hình 4.2.E), thứ hai (secondary yolk – hình 4.2.F), thứ ba (tertiary yolk – hình 4.2.G).

 Ở pha thể noãn hoàng thứ nhất, các hạt noãn hoàng bắt đầu xuất hiện và phân bố ở quanh màng của tế bào, kích thước các hạt noãn hoãng rất nhỏ.

 Pha thể noãn hoàng thứ hai, noãn hoãng tiếp tục được tổng hợp và tích lũy, chiếm khoảng ½ thể tích nguyên sinh chất, các không bào bị dồn về phía nhân.

 Pha thể noãn hoàng thứ ba, nguyên sinh chất được lấp đầy bởi các hạt noãn hoàng.

 Kích thước của các hạt noãn hoàng tăng lên, chúng dính lại với nhau thành từng đám. Cuối pha thể noãn hoàng thứ ba, các hạt noãn hoàng và các hạt lipid hòa với nhau, tạo thành một khối đồng nhất.

 Nang trứng dày lên rõ rệt (10 – 15 µm). Vành phóng xạ của màng follicle thấy rõ ràng, bắt màu tím.

Hình 5.1. Cấu tạo nang trứng

1: Lớp tế bào vỏ; 2: Lớp tế bào hạt; 3: Vùng phóng xạ; 4: Màng tế bào; 5: Hạt noãn hoàng

Một phần của tài liệu thực hành mô và phôi học thủy sản (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)