Nguyện vọng và khả năng thanh toán của hộ thu nhập thấp

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào nhà ở cho người có thu nhập thấp (Trang 31 - 33)

II. Thực trạng về đầu tư phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp tại Hà Nộ

1.Nguyện vọng và khả năng thanh toán của hộ thu nhập thấp

Cải thiện nhà ở cho người thu nhập thấp là ưu tiên hàng đầu của định hướng quốc gia về chỗ ở và các chương trình phát triển nhà ở của cấp Quốc gia và các Thành phố. Trong định hướng phát triển nhà ở của Hà Nội đến năm 2010 đã nêu mục tiêu : “ Tạo quỹ nhà ở cho người thu nhập thấp thông

qua các mô hình huy động vốn dưới sự hỗ trợ của chính quyền bằng cơ chế tạo điều kiện về đất xây dựng, hạ tầng và các dịch vụ công cộng”. Đến năm 2010 đầu tư xây dựng 30.000 căn hộ cho công nhân thuê, 40.000 căn hộ cho cán bộ CNVC, lực lượng vũ trang và nhân dân lao động. Bình quân mỗi năm xây dựng khoảng 7.000 căn hộ. Chương trình xây dựng nhà ở cho người thu

nhập thấp mỗi năm xây dựng 3000 căn hộ cho công nhân thuê và đầu tư hạ tầng, phân nền và xây nhà bán trả góp 4000 căn. Tập trung vào đối tượng cán bộ CNVC, lực lượng vũ trang và nhân dân lao động.

Trong mục tiêu và giải pháp cơ bản phát triển nhà ở đến năm 2005 và 2010 của Thành phố Hà Nội đã ghi:” Đầu tư xây dựng nhà ở cho công chức, viên chức và người thu nhập thấp” . Tổ chức đầu tư một số nhà ở với giá thành hạ, tiện nghi trung bình, ở mức thuê hay mua trả góp với sự trợ giúp của Nhà nước. Có giải pháp hỗ trợ cho người thu nhập thấp thông qua các hỗ trợ về đầu tư, tài chính - tín dụng, chính sách đất ở…Xây dựng quy chế khuyến khích các tổ chức, cơ quan doanh nghiệp thực hiện phát triển nhà ở đô thị cho công chức, viên chức có khó khăn về nhà ở được hưởng ưu đãi của Nhà nước khi tham gia tạo lập chỗ ở đô thị.

2.Các loại hình nhà ở hiện nay đang được ưa chuộng đối với hộ thu nhập thấp

Quy mô căn hộ:Do khả năng tài chính hạn chế, người thu nhập thấp mong muốn diện tích căn hộ 30-50 m2, có thể lấy diện tích một căn hộ trung bình là 40m2.

Kết quả của một số cuộc điều tra xã hội học cho thấy một số ý niệm về sở thích của hộ thu nhập thấp đối với loại hình nhà ở. Nhà chung cư hiện nay được ưa thích nhiều. Do điều kiện về tài chính của người thu nhập thấp cũng có hạn nên họ cảm thấy mô hình nhà chung cư là thích hợp hơn cả.

Thứ nhất, diện tích nhà ở cũng vừa đủ để sống ( từ 40-50 m2/căn hộ ) Thứ hai, điều kiện sinh hoạt công trình phụ riêng biệt, biệt lập

Thứ ba, nhà có khu công viên cây xanh xung quanh, giúp cải thiện môi trường tương đối tốt

Thứ tư, giá cả nhà chung cư vừa phải, hợp lý. Khoảng 3 triệu/ 1m2 là có thể mua được một căn hộ chung cư ( giá này đã có sự hỗ trợ thêm của nhà nước và được bán trả góp dần).

Cải tạo và nâng cấp nhà ở hiện có:

Đây là loại hình phổ biến nhất, vì tại các đô thị tồn tại nhiều khu nhà lụp xụp, phần lớn các hộ thu nhập thấp đã có nhà ở, nhưng diện tích nhà ở chật hẹp, chất lượng nhà và hạ tầng kỹ thuật kém. Loại nhà này cần được cải tạo và nâng cấp. Những ưu điểm và thuận lợi của việc cải tạo và nâng cấp nhà ở hiện có bao gồm:

Không phải di dời đi nơi khác, không ảnh hưởng đến công việc làm, không xáo trộn lớn đối với các hộ, nhất là các hộ dân cư làm dịch vụ ngay trên địa bàn.

Không phải giải quyết đất đai xây dựng mới, có thể tận dụng và cải tạo nâng cấp hạ tầng kỹ thuật hiện có, cải tạo môi trường cho các khu nhà lụp xụp, cải tạo môi trường bị ô nhiễm.

Vốn đầu tư để cải tạo, nâng cấp nhà ở hiện có thấp hơn nhiều so với xây dựng mới ( khoảng 400.000đ- 500.000đ/m2). Cải thiện dịch vụ hạ tầng ở các khu nhà lụp xụp sẽ tăng chi phí cải tạo nhà ở lên 700-800.000 đ/m2. Kinh phí cải tạo một căn hộ trung bình khoảng 30 triệu đồng.

Kinh nghiệm ở nhiều nước đang phát triển cho thấy loại hình cải tạo và nâng cấp nhà ở hiện có mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao và là loại hình phổ biến nhất.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào nhà ở cho người có thu nhập thấp (Trang 31 - 33)