0
Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Quản lý hoạt động đầu tư phát triển nhà ở Hà Nội cho những người có thu nhập thấp

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ VÀO NHÀ Ở CHO NGƯỜI CÓ THU NHẬP THẤP (Trang 25 -27 )

II. Thực trạng về đầu tư phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp tại Hà Nộ

3. Quản lý hoạt động đầu tư phát triển nhà ở Hà Nội cho những người có thu nhập thấp

người có thu nhập thấp

Ở Hàn Quốc có cơ quan chuyên trách về vấn đề nhà ở cho người thu nhập thấp là Tổng công ty xây dựng nhà ở xã hội thuộc Bộ xây dựng và Giao thông. Còn ở nước ta thì vẫn chưa có một cơ quan chuyên trách nào chịu trách nhiệm về vấn đề này. Do đó việc các địa phương thực hiện như thế nào cũng không thể quản lý được. Do đó tất cả hệ thống chính quyền trung ương cũng như địa phương phải vào cuộc chứ không thể giao hết cho cơ quan quản lý nhà được.

Theo thống kê của tổng cục địa chính thì đất ở của đô thị trong toàn quốc là 72.158 ha, đất chuyên dùng (đường xá, đất dành cho công nghiệp,

dịch vụ) là 140.538 ha, tổng diện tích đất đô thị là 212.696 ha. Bình quân đất ở các đô thị toàn quốc là 40.3 m2/người, đất chuyên dùng là 78.4m2/người. Bình quân diện tích đất đô thị là 118.7m2/người. Nếu chỉ tính đất ở và đất xây dựng thì bình quân đầu người là 63.8m2.

Đất đô thị luôn gắn với các công trình xây dựng trên đất nên việc quản lý đất đô thị có quan hệ mật thiết với qui hoạch đô thị và các công trình xây dựng đô thị. Việc quản lý đất đô thị nói chung và quản lý đất ở nói riêng rất phức tạp, chịu nhiều yếu tố kinh tế xã hội tác động. Việc quản lý đất đô thị liên quan chặt chẽ với quản lý xây dựng và phát triển đô thị. Tại các đô thị của nước ta và nhiều đô thị ở các nước đang phát triển đều tồn tại một trở ngại lớn là nhiều khu dân cư lấn chiếm đất công để xây dựng nhà ở. Phần lớn các khu nhà chung cư, người dân đã lấn chiếm các khoảng không gian mở để cơi nới thêm phòng ở, hoặc xây dựng các kiốt bán hàng. Việc này đã gây ảnh hưởng lớn đến mỹ quan đô thị và môi trường sống. Có thể thấy rất rõ tình trạng này ở các khu tập thể Kim Liên, Trung Tự và Giảng Võ.

Các Chính sách nhà ở tại Việt Nam đang thay đổi từ biện pháp trước đây là tập trung giải toả các khu nhà ổ chuột để xây dựng các khu chung cư sang biện pháp hiện nay là tập trung hoàn thiện từng bước quĩ nhà ở hiện có trên các địa bàn khu ổ chuột và khu định cư trên đất lấn chiếm. Định hướng mới này đi đôi với việc tạo ra các khu dân cư mới, được cung ứng dịch vụ để dân chúng có thể cải thiện dần dần nhà ở của mình trong suốt thời gian sinh sống.

Tại các làng xóm ở các đô thị , Chính quyền và các cơ quan chức năng không quản lý được đất đai cũng không quản lý được xây dựng. Người dân xây dựng tự phát và mua bán đất đai theo hình thức trao tay, mỗi gia đình chỉ xây dựng ngôi nhà của mình. Hạ tầng cơ sở không được chú ý. Hệ quả là đường xá thì chật hẹp, quanh co, không có hệ thống thoát nước, mùa mưa bị

ngập lên tới 50-100 cm nước, không có công trình phục vụ công cộng và cây xanh.

Đất đai đô thị không được quản lý, không áp dụng các tiêu chuẩn qui phạm xây dựng. Các khu nhà ở tồn tại một số vấn đề sau:

Mật độ xây dựng quá cao, nhiều nơi lên tới 80-90%. Không đảm bảo tiêu chuẩn phòng hoả, khoảng cách giữa các dãy nhà không đảm bảo khoảng cách phòng cháy chữa cháy tối thiểu là 6 m.

Đất cây xanh trong đô thị và trong các khu nhà ở quá ít, không có sân chơi cho trẻ em. Tại các khu xây dựng nhà liền kề không còn một khoảng không gian trống nào, môi trường sống bị ảnh hưởng nặng nề.

Tỷ lệ đất dành cho giao thông ( đường và bãi đỗ xe) quá thấp chỉ bằng khoảng 50% tiêu chuẩn quy định. Đường xá trong các khu nhà tập thể 1 tầng trước đây, do dân lấn chiếm đất xây cất nhà nên lòng đường rất chật hẹp, chiều rộng mặt đường chỉ còn dưới 1m.

Công tác lập qui hoạch chưa sát với thực tế dẫn đến hầu hết các dự án khu đô thị mới đều phải điều chỉnh qui hoạch trong quá trình thực hiện. Chưa có bản đồ chung phối hợp với các lĩnh vực giao thông, cấp thoát nước, điện lực, bưu chính viễn thông để xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng của dự án. Công tác tư vấn có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư phát triển và kinh doanh nhà ở nhưng thời gian vừa qua hoạt động này còn rất hạn chế.

Công tác giám định, đánh giá dự án còn nhiều hạn chế, thiếu sự tham gia phối hợp của các cơ quan quản lý chuyên ngành, điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình và hiệu quả của dự án.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ VÀO NHÀ Ở CHO NGƯỜI CÓ THU NHẬP THẤP (Trang 25 -27 )

×