Cạnh tranh trong nội bộ ngành:

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Chiến lược cạnh tranh trên thị trường nội địa của công ty cổ phần May Nông Nghiệp giai đoạn 2011 đến 2015 (Trang 25)

Cùng với sự tăng lên của mức sống và thu nhập, nhu cầu được sử dụng những sản phẩm quần áo thời trang ngày càng cao.Khả năng mua sắm ngày càng cao của người tiêu dùng và nhu cầu về các sản phẩm thời trang đã tạo ra một tốc độ phát triển ngày càng tăng cho thị trường may mặc nội địa (10%). Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong ngành và cả những doanh nghiệp đang có ý định gia nhập ngành. Nhu cầu tiêu dùng quần áo thời trang không bao giờ giảm thêm vào đó là rào cản gia nhập ngành không qua khắt khe nên có nhiều doanh nghiệp muốn tham gia vào thị trường này. Trong năm 2006 và đầu năm 2007 đã có 2 hãng thời trang nổi tiếng gia nhập thị trường Việt Nam là La perla và ESSPIRIT. Khi xuất hiện thêm nhiều đối thủ mới thì thị trường sẽ cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn. Thêm vào đó cấu trúc ngành may là cấu trúc phân tán tức là trong ngành có nhiều doanh nghiệp có quy mô khác nhau nhưng không có doanh nghiệp nào giữ vai trò chi phối, chỉ tính riêng số công ty cổ phần may mặc thuộc Tập đoàn dệt – may Việt Nam đã lên tới 81 doanh nghiệp. Điều này thể hiện mức độ phân tán của ngành may là rất lớn. Một số doanh nghiệp đã khẳng định được tên tuổi của mình trên thị trường là: May 10, May Việt Tiến, Nhà Bè, Hanosimex, Sài Gòn 2, may Thành Công, may Phương Đông, may Thăng Long, Piere Cardin, Agetex và nhiều công ty có quy mô sản xuất nhỏ khác. Các công ty này đang cạnh tranh khá gay gắt với nhau trên đa số phân khúc thị trường. Những phân tích trên chứng tỏ ngành có cường độ cạnh tranh tương đối mạnh mẽ.

Sau khi xem xét cường độ cạnh tranh, chúng ta cùng xét đến các rào cản rút lui khỏi ngành. Các rào cản rút lui khỏi ngành được nhìn nhận từ 4 góc độ:

trở ngại về công nghệ, ràng buộc với người lao động, các ràng buộc mang tính chất chiến lược, sức ép của Chính phủ hoặc các tổ chức chính quyền. Đối với trở ngại về công nghệ, rào cản này là không lớn. Nếu có một doanh nghiệp có ý định rút lui khỏi ngành thì cũng không khó để có thể chuyển giao thiết bị cho một doanh nghiệp khác muốn tham gia vào ngành. Đối với các rào cản rút lui còn lại cũng không khó khăn gì, người lao động có thể chuyển sang làm cho một doanh nghiệp khác. Nếu trên thị trường giảm bớt một doanh nghiệp trong ngành thì cũng không ảnh hưởng tới mức độ cạnh tranh của ngành. Bởi số lượng doanh nghiệp trong ngành là rất nhiều, việc tìm đối tác chuyển giao trong số hàng trăm công ty là việc đơn giản. Cuối cùng là trở ngại từ phía chính quyền, doanh nghiệp không chịu sức ép nào từ phía chính quyền về việc rút khỏi ngành do vậy trở ngại này rất nhỏ. Tất cả những phân tích trên cho thấy rào cản rút lui khỏi ngành là không quá khó khăn. Như vậy, ngành may mặc với các đặc trưng của mình là một ngành mà các doanh nghiệp có thể dễ dàng tham gia hoặc rút lui. Nhận định này cho phép ta đánh giá áp lực cạnh tranh trong ngành là ở mức độ trung bình khi xét dưới tiêu chí các rào cản gia nhập và rút lui.

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Chiến lược cạnh tranh trên thị trường nội địa của công ty cổ phần May Nông Nghiệp giai đoạn 2011 đến 2015 (Trang 25)