Tiếp đón-chào hỏi-mời khách:

Một phần của tài liệu Bài giảng nghiệp vụ bàn 1 (Trang 35)

Đón tiếp và mời khách định vị tại nhà hàng. Công việc này có thể được thực hiện theo cách chuyên môn hóa. Tức là có thể phân công cho những nhân viên có khả năng giao tiếp tốt, có khả năng nắm bắt tâm lý tốt làm việc ở cung đoạn phục vụ, tiếp khách trực tiếp như: đón tiếp khách mới đến cửa hàng, mời thực đơn, nhận đặt ăn của khách, bưng đưa, gắp rót thức ăn đồ uống phục vụ khách trong bữa ăn,… Như vậy sẽ làm tăng sự cảm nhận tốt của khách về chất lượng dịch vụ của nhà hàng.

Ngoài ra nhân viên đón tiếp khách phải là người hiểu biết sâu sắc về các món ăn đồ uống của nhà hàng, thậm chí cả về cách chế biến món ăn, về phong tục tập quán trong ăn uống của các vùng miền dân tộc khác nhau nhằm có kỹ năng bán hàng tốt nhất và tối đa hóa doanh thu cho nhà hàng.

Nhiều khách sạn hay nhà hàng có quy định riêng trong việc chào hỏi khách, thông thường có một loạt công việc cần được thực hiện khi một người khách bước vào nhà hàng. Chuỗi công việc này là “ tiếp đón- chào hỏi và mời ngồi”, có nghĩa là trước tiên bạn phải dón khách; sau đó chào hỏi họ và cuối cùng đưa họ tới chỗ ngồi của mình.

Một ví dụ cho quy trình chuẩn bị chào đón khách khi người đó bước vào nhà hàng như sau:

Nhân viên đón khách trong trang phục ngay ngắn sạch sẽ, giường mặt tươi cười, đứng trước cửa nhà hàng để chào hỏi khách, tạo khách cảm giác thoải mái, tạo ấn tượng tốt đẹp về nhà hàng đối với khách hàng.

1. Khi khách tới, chủ động bước tới chào khách với vẻ mặt tươi cười. Nói “ Chào buổi sáng/ buổi tối, thưa ông/ bà Thiêm” hoặc thưa ông/ thưa bà nếu chưa biết tên khách.

2. Tìm hiểu xem khách đã đặt chỗ trước chưa và số lượng khách.

3. Dẫn khách vào chỗ ngồi, nhân viên đón khách đi bên trái phía trước khách, giữ khoảng cách khoảng 1 mét, đi theo nhịp đi của khách.

4. Tùy theo thành phần khách, số lượng khách và yêu cầu của khách mà linh động, dẫn khách tới chỗ thích hợp nhất.

5. Hỏi ý kiến khách về hướng ngồi, khách đồng ý thì mời khách ngồi. 6. Giúp khách nhẹ nhàng kéo ghế ra, ưu tiên cho phụ nữ và người lớn tuổi. 7. Đẩy ghế lên trước khi khách ngồi xuống.

Trường ĐH Tôn Đức Thắng -| P. TCCN&DN 36 9. Trải khăn ăn cho khách theo quy định của nhà hàng và phong cách của cơ sở

kinh doanh.

10. Tự giới thiệu mình là nhân viên phục vụ sẽ châm lo bữa ăn cho khách. Nói một cách khác, nếu bạn là nhân viên tiếp tân hãy tự giới thiệu tên.

Hành động dẫn khách tới bàn ăn được gọi là “ mời khách ngồi”, đó là một hành động quan trọng nhằm làm cho khách cảm thấy được tiếp đón ân cần và không phải chờ đợi, đó là sự phục vụ tốt đớii với khách hàng.

Bạn cần tìm hiểu các quy định riêng của khách sạn và tuân thủ đúng các quy định đã đề ra. Hãy nhớ tầm quan trọng của nụ cười, ánh mắt, dáng điệu và cái bắt tay (nếu cần thiết). Việc thực hiện đón tiếp khách nhất thiết phải được thực hiện theo những nguyên tắc giao tế thích hợp.

Một phần của tài liệu Bài giảng nghiệp vụ bàn 1 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)