Phương pháp đánh giá tác động môi trường(ĐTM)

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã An Nội – huyện Bình Lục- tỉnh Hà Nam (Trang 29 - 32)

3. Phạm vi nghiên cứu

1.2.5. Phương pháp đánh giá tác động môi trường(ĐTM)

- Khái niệm:

Theo Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam , đánh giá tác động môi trường được định nghĩa như sau : “ ĐTM là quá trình phân tích , đánh giá, dự báo ảnh hưởng các ảnh hưởng đến môi trường của dự án , quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, y tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường.”

Tác động môi trường là vấn đề cốt lõi của những sự quan tâm tới phát triển bền vững. ĐTM là một công cụ giúp cho sự phòng ngừa và ngăn chặn những ảnh hưởng môi trường trong chính sách môi trường thông qua việc đánh giá tác động đến các thành phần môi trường như : vật lý, sinh học, kinh tế- xã hội , từ đó ĐTM cố gắng đưa ra những biện pháp nhằm giảm bớt các tác động có hại, kể cả áp dụng các biện pháp thay thế. Đây là công cụ lồng ghép vào trong quá trình kế hoạch hóa về môi trường.

trong lựa chọn ưu tiên thực hiện. Một ĐTM cần phải được xem xét tất cả những ảnh hưởng mong đợi đối với sức khỏe con người, hệ sinh thái ( bao gồm thực vật và động vật), khí hậu, hệ khí quyển. Một ĐTM cần phải đảm bảo rằng tất cả những hậu quả cần phải được xem xét trong suốt quá trình thiết kế, thực hiện, vận hành dự án.

Tương tự, một ĐTM bao gồm những sự quan tâm của các đảng phái và tổ chức( tức là của cộng đồng địa phương, các nhà chính trị, các nhà đầu tư) và lồng ghép những ảnh hưởng xã hội liên quan đến những giải pháp về giới hoặc liên quan đến các nhóm xã hội đặc biệt trong dự án( có nghĩa là tái định cư của người dân bản địa vì sự thay đổi cảnh quan hoặc môi trường, …)

Một ĐTM đòi hỏi phải ưu tiên cho những dự án là nguyên nhân của những thay đổi đáng kể đối với nguồn tài nguyên có khả năng tái sinh, sự thay đổi ý nghĩa đối với hoạt động thực tiễn của nghề đánh cá và nghề nông và xem xét tới khả năng khai thác tài nguyên thủy điện. Các dự án hạ tầng hoạt động công nghiệp, các dự án đổ bỏ và quản lý chất thải cũng cần ĐTM.

Tất cả những hậu quả có hại tới môi trường cần phải được tính toán bằng các biện pháp giảm nhẹ, biện pháp bảo vệ môi trường hoặc thay thế. Từ đó, thiết kế đề xuất ra các biện pháp tối thiểu hóa các tác động môi trường.

- Các phương pháp trong ĐTM : Đánh giá tác động môi trường là việc hết sức phức tạp , đòi hỏi nhiều các bộ chuyên môn của nhiều khoa học khác nhau và phải sử dụng các phương pháp khác nhau mới thực hiện được. Các phương pháp dùng đế đánh giá tác động môi trường là :

• Phương pháp liệt kê số liệu về thông số môi trường

• Phương pháp danh mục các điều kiện môi trường

• Phương pháp ma trận môi trường

• Phương pháp chập bản đồ

• Phương pháp sơ đồ mạng lưới

Trong nghiên cứu này, tôi sử dụng phương pháp danh mục mà cụ thể là phương pháp danh mục trọng số.

Phương pháp danh mục trọng số là phương pháp đưa ra danh mục các nhân tố môi trường chịu tác động và ghi thêm trọng số hay mức độ quan trọng của từng nhân tố môi trường chịu tác động. Cùng với việc đưa ra danh mục này có thể sử dụng phương pháp đánh giá tổng hợp các tác động thông qua thay đổi các nhân tố môi trường. Mỗi nhân tố môi trường được định mức chất lượng( theo điểm chẳng hạn) và mức quan trọng.

Các nhân tố môi trường được các chuyên gia mô tả, cho điểm về chất lượng cả khi chưa có dự án và khi đã có dự án , sau đó ước tính tầm quan trọng của mỗi nhân tố. Từ đó, có thể đánh giá tác động của dự án thông qua chỉ số hoặc đơn vị đánh giá(EIU). Đơn vị này được tính theo công thức:

i m i i m i i i I V W V W E 2 1 1 1 ( ) ) ( ∑ ∑ = − − = Trong đó: I E : là tác động môi trường 1 )

(Vi : là giá trị chất lượng thông số môi trường thứ i khi có dự án

2

)

(Vi : là giá trị chất lượng thông số môi trường thứ i khi không có dự án

i

W : là trọng số tương đối ( tầm quan trọng) của nhân tố i

m : là tổng số các thông số môi trường.

Phương pháp này có ưu điểm là rõ ràng, dễ hiểu. Nếu người đánh giá am hiểu về nôi dung hoạt động phát triển, về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại nơi thực hiện hoạt động đó thì phương pháp này có thể đưa ra những cơ sở tốt cho việc quyết định.

Tuy nhiên, phương pháp này chứa nhiều nhân tố chủ quan của người đánh giá và những qui ước có tính chất cảm tính về tầm quan trọng , các cấp, điểm số quy định cho từng thông số. Cho nên nó hạn chế trong việc tổng hợp tất cả các tác động, đối chiếu, so sánh các phương án khác nhau

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã An Nội – huyện Bình Lục- tỉnh Hà Nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w