Hiệu quả về mặt môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã An Nội – huyện Bình Lục- tỉnh Hà Nam (Trang 36 - 47)

3. Phạm vi nghiên cứu

1.3.3. Hiệu quả về mặt môi trường

Nhà vệ sinh được xây dựng đúng cách hợp vệ sinh sẽ khắc phục được cơ bản ô nhiễm môi trường ở nông thôn.

- Giảm tình trạng ô nhiễm nước : Trong phân và nước tiểu của người chứa nhiều kim loại nặng (như Ca, Mg ) , các chất hữu cơ N, K, P, với hàm lượng cao và nhiều vi khuẩn gây bệnh. Việc đi vệ sinh bừa bãi gần ao, hồ, kênh, mương đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nước mặt, , hay việc sử dụng phân tươi đổ trực tiếp ra ao , hồ, mương lạch làm nguồn thức ăn để nuôi cá cũng gây ô nhiễm đến môi trường nước mặt, nguồn nước bị nhiễm phân , nhiễm trùng. Đồng thời có nguy cơ gây ô nhiễm cho nguồn nước ngầm . Việc xây dựng nhà vệ sinh, với việc đi vệ sinh đúng chỗ, các

chất thải như phân và nước tiểu được tập trung ở một chỗ và được xử lý làm giảm tình trạng ô nhiễm nước

- Giảm tình trạng ô nhiễm không khí: khi có nhà vệ sinh người dân không còn phải đi vệ sinh bừa bãi, phân và nước tiểu của con người được thu hồi vào một chỗ và được xử lý thông qua quá trình phân hủy sinh học dưới tác động của các vi khuẩn hiếu khí trong hố phân , làm giảm tối đa các chất khí thoát ra từ phân gây mùi khó chịu , độc hại như H2S…

- Giảm tình trạng ô nhiễm đất :

Xây dựng nhà vệ sinh hợp vệ sinh, sẽ thu hồi toàn bộ được chất thải ( phân ,nước tiểu) do con người thải ra hằng ngày, và kết hợp với việc xử lí các chất thải này bằng phương pháp phân hủy sinh học sẽ làm giảm tình trạng sử dụng phân tươi trong nông nghiệp ảnh hưởng đến môi trường đất . Vì hàm lượng nitro trong phân và nước tiểu của con người là khá cao. Khi sử dụng trực tiếp nguồn phân tươi này cho cây trồng , sẽ trực tiếp gây ô nhiễm môi trường đất, giảm độ phì nhiêu của đất.

Hơn nữa, chất thải đã qua xử lí này được dùng làm phân bón, tưới tiêu cho các loại cây trồng trong nông nghiêp sẽ làm giảm việc sử dụng phân bón hóa học quá nhiều để tưới tiêu cho cây trồng hiện nay. Việc sử dụng phân hoá học không cân đối, thâm canh với cường độ cao mà không chú ý bón bổ sung chất hữu cơ cho đất, về lâu dài có khả năng làm cho đất hoá chua và sẽ sinh ra hiện tượng thiếu hụt, mất cân đối nhất là đối với các nguyên tố vi lượng. Các loại phân hóa học vô cơ thuộc nhóm chua sinh lý như K2SO4, KCl, super photphat còn tồn dư axit, đã làm chua đất, nghèo kệt các cation kiềm và xuất hiện nhiều độc tố trong môi trường đất như ion Al3+, Fe3+, Mn2+ giảm hoạt tính sinh học của đất . Việc ủ phân người thành phân hữu cơ bón cho cây trồng là hướng lâu dài để cải thiện và phục hồi dần cấu trúc đất, tăng cường độ phì nhiêu về mặt dinh dưỡng và sinh học đất, chống chịu các nguồn sâu bệnh từ đất là tăng cường hàm lượng chất hữu cơ trong đất. Khối lượng phân

- Tác động đến hệ sinh thái

Việc xây dựng nhà vệ sinh sẽ làm giảm việc người dân đi vệ sinh bừa bãi ở gần các ao, hồ nuôi tôm, nuôi cá…gây ảnh hưởng đến sản lượng tôm, cá; hay gần các kênh mương tưới tiêu nông nghiệp làm ảnh hưởng đến nguồn nước tưới tiêu trong nông nghiệp; hay ở ruộng, vườn gây ô nhiễm đất, làm giảm độ phì nhiêu của đất từ đó tác động đến sự phát triển các cây trồng nông, lâm nghiệp, làm giảm năng suất cây trồng.

- Tác động đến cảnh quan :

Tạo ra phong trào cá nhân, gia đình và cộng đồng tham gia vào bảo vệ môi trường ở địa phương, xây dựng môi trường nông thôn ngày càng xanh- sạch đẹp.

Ngoài các hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội , môi trường thì việc xây dựng nhà vệ sinh hợp vệ sinh sẽ có tác động tích cực đối với các hoạt động, chương trình khác như : chương trình cấp nước sạch, chương trình Y tế, Dân số- Kế hoạch hóa gia đình, chương trình Giáo dục – Đào tạo; trạm xá, mẫu giáo trường học , trụ sở xã và các công trình phúc lợi công cộng khác sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi có nhà tiêu hợp vệ sinh.

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN Ở XÃ AN NỘI- BÌNH LỤC- HÀ

NAM 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội. 2.1.1.Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lí và địa hình

- Vị trí địa lí : Xã An Nội là một xã thuộc huyện Bình Lục nằm ở phía đông của tỉnh Hà Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 70km.

Phía Đông giáp với xã Bồ Đề Phía Tây giáp với xã Bối Cầu

Phía Nam giáp với xã Mỹ Thuận- Mỹ Lộc – Nam Định Phía Bắc giáp với xã Hương Công

- Đặc điểm địa hình : đây là vùng đất trũng

2.1.1.2. Điều kiện khí hậu

- Điều kiện khí hậu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa , phân chia thành 4 mùa rõ rệt xuân, hạ , thu , đông.

Mùa hạ : kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9

Mùa thu : kéo dài từ tháng 10 đến giữa tháng 11 Mùa đông : kéo dài từ tháng giữa tháng 11 đến tháng 3 Mùa xuân : kéo dài từ tháng 3 đến tháng hết tháng 4

- Nhiệt độ trung bình hằng năm từ 23-25oC.

2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất : Xã An Nội nằm trong vùng đồng bằng có phù sa bồi tụ từ các dòng sông nên đất đai màu mỡ. Tuy nhiên phần lớn diện tích đất đai ở đây bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi khá dày đặc . Tổng diện tích đất tự nhiên của cả xã là 1.510 ha chiếm 9,17% tổng diện tích đất tự nhiên của

huyện Bình Lục. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là khoảng 1363,12ha chiếm 90,27%; diện tích đất ở khoảng 85 ha chiếm 5,63% tổng diện tích của cả xã; diện tích đất không sử dụng là 4,1%.

- Tài nguyên nước : Đây là vùng có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc với , 2 nguồn nước là nước ngọt và nước mặt phục vụ tốt cho sản xuất và sinh hoạt trong xã như thuận lợi cho việc nuôi trồng , đánh bắt thủy sản và chăn nuôi gia cầm dưới nước.

2.1.3. Đặc điểm kinh tế- xã hội

2.1.3.1. Đặc điểm kinh tế

Cơ cấu kinh tế của xã là nông nghiệp- công nghiệp- dịch vụ. Trong đó, nông nghiệp chiếm 65%, tiểu thủ công nghiệp chiếm 20%, dịch vụ chiếm 15%.

- Về sản xuất nông nghiệp :

+ Trồng trọt : Sản xuất nông nghiệp là một ngành trọng điểm của xã. Năm 2007, diện tích cấy lúa là 1266,2ha ; năng suất lúa cả năm là 58,25 tạ/ha; sản lượng lúa của cả xã là 7.375,649 tấn/năm, đảm bảo cho việc cung cấp lương thực cho toàn xã , ngoài ra còn cung cấp lương thực cho các vùng lân cận khác.

Ngoài trồng lúa, người dân còn trồng thêm các loại cây trồng khác như ngô, khoai lang, đỗ tương, rau các loại… Năm 2007, diện tích cây ngô đông là 32,4ha; diện tích cây khoai lang là 15,4ha, diện tích cây đỗ tương là 6,12ha; diện tích trồng rau các loại là 26ha.

+ Về phát triển kinh tế trang trại.

Năm 2007, toàn xã có 8 trang trại cho thu nhập 50 triệu đồng/ha/ năm và có 2 trang trại có diện tích 8,2ha cho thu nhập trên 50 triệu đồng/ha. Số hộ gia đình có thu nhập đạt 50 triệu đồng/ năm là 37 hộ, so với năm 2006 là 7 hộ.

Ngành chăn nuôi của xã cũng phát triển khá mạnh. Năm 2007, số lượng đàn trâu , bò là 722 con trong đó : số lượng trâu là 48 con, số lượng bò là 674 con ước tính 75 tấn thịt thương phẩm; tổng đàn lợn của xã là 9750 con , trong đó lợn nái là 2130 con, sản lượng lợn hơi ước tính là 900 tấn thương phẩm; đàn gia cầm của xã là 58.890 con ; đàn thủy cầm là 12.060 con.

- Về công nghiệp , tiểu thủ công nghiệp : Trong xã phát triển các ngành nghề truyền thống như : nghề mây giang đan, nghề thêu ren, nghề tre đan…

Năm 2007, số lao động trong ngành tre đan truyền thống là 200 lao động; nghề mây giang đan là 600 lao động; nghề thêu ren là 700 lao động.

- Thương mại, dịch vụ : ngành thương mại dịch vụ của xã đã tương đối phát triển hơn so với trước , mạng lưới bán lẻ tất cả các mặt hàng tiêu dùng đang ngày càng được mở rộng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong xã. Toàn xã có 1 chợ lớn là nơi để người dân trong xã đến để trao đổi hàng hóa nông sản, vật dụng sinh hoạt trong gia đình.

2.1.3.2. Đặc điểm xã hội.

- Xã An Nội có tất cả là 20 thôn : thôn Đội, thôn Cát, thôn Điền, thôn Tía Sông, thôn Chùa 5, thôn Đình 6, thôn Đông 7, thôn Đông 8, thôn Chùa 9, thôn Trung Lang, thôn Hòa Hợp, thôn Duyệt Hạ, thôn Đồng Bùi, thôn Đồng Vạn, thôn Trai Cầu, thôn Gòi Thượng, thôn Gòi Hạ…

- Toàn xã có 2083 hộ với dân số là 7779 người ( năm 2007) trong đó số người trong độ tuổi lao động là 3850 người.

- Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân có chuyển biến tốt, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ y, bác sỹ và chất lượng khám, chữa bệnh được nâng lên. Công tác y tế dự phòng, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống, kiểm soát dịch bệnh được tổ chức thực hiện nghiêm túc: duy trì công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân; tổ chức người dân trong độ tuổi uống thuốc giun chỉ bạch huyết ; duy trì tiêm chủng mở rộng cho trẻ em dưới 1 tuổi và phụ nữ

hiện tốt công tác khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi. Sô người mắc các bệnh ở trong xã cũng ngày càng giảm, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em cũng giảm một cách đáng kể.

Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình( KHHGD) : Mở rộng chiến dịch truyền thông lồng ghép với các dịch vụ KHHGD . Kết quả là năm 2007, hạ tỷ lệ sinh xuống còn 1,3 %.

- Về công tác giáo dục : duy trì tốt công tác phổ cập giáo dục ở các bậc tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông được nâng cao và đúng độ tuổi. Năm 2007, số cháu đi nhà trẻ là 395 cháu; số học sinh tiểu học là 584 em, số học sinh trung học cơ sở là 640 em. Tỷ lệ số học sinh lên lớp là 98%. Hiện nay, trong xã không còn trẻ em nào đến độ tuổi mà không được đi học. Đẩy mạnh hoạt động văn hóa xã hội giáo dục, khuyến học , khuyến tài từ xã đến các trường , thôn xóm, các dòng họ. Phát huy hiệu quả học tập cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới.

- Về công tác thông tin tuyên truyền : Đài truyền thanh của xã duy trì hoạt động ngày 3 buổi, tiếp âm đài 3 cấp và phát tin phục vụ công tác địa phương; vẽ băng zôn , khẩu hiệu hưởng ứng các phong trào của Đảng của chính phủ; đẩy mạnh các phong trào văn nghệ, thể dục, thể thao trong xã thu hút đông đảo người dân trong xã tham gia.

- Về công tác xây dựng nếp sống văn hóa : Tính đến thời điểm12/2007, toàn xã đã xây dựng được 9 nhà văn hóa thôn; đã có 6 thôn 4 đơn vị được công nhận là đơn vị văn hóa, làng văn hóa. Đình Gòi Hạ đã được Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Hà Nam công nhận là di tích lịch sử văn hóa.

- Về công tác chính sách xã hội : Thực hiện đầy đủ các chế độ theo quy định đối với các đối tượng chính sách. Tiếp tục vận động nhân dân tham gia quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ khuyến học, khuyến tài. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình giải quyết việc làm , xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo, tăng số hộ khá giả trong xã. Năm 2007, phối hợp với liên minh các hợp tác xã của tỉnh Hà Nam hỗ trợ mở lớp nâng cao tay nghề cho 165 lao

động trong ngành mây giang đan; phối hợp với công ty Hiệp Hưng trong việc cung cấp lao động tham gia làm hàng xuất khẩu…

- Về cơ sở hạ tầng :

Cấp điện : Xã An Nội có tổng cộng là 6 trạm biến áp với tổng công suất là 1190KVA. Hiện nay, 100% số hộ gia đình đã có điện và 100% sử dụng điện

Cấp nước : đã đáp ứng được nhu cầu nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt

Giao thông : Mạng lưới giao thông ở đây tương đối thuận lợi cho việc trao đổi , buôn bán, giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với bên ngoài. Hệ thống huyện lộ và đường trục xã , đường thôn , xóm chất lượng tốt, hầu hết đã được dải nhựa và bê tông. Trên địa bàn xã đã có đủ các loại phương tiện giao thông đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân

Hệ thống thông tin liên lạc: Mọi dịch vụ về thông tin liên lạc , bưu điện , viễn thông trong nước và quốc tế đều thực hiện dễ dàng, thuận lợi trên địa bàn xã. Hệ thống thông tin liên lạc của xã đã có những chuyển biến lớn. Toàn xã đã có trên 90% số hộ gia đình đã lắp đặt máy điện thoại cố định. Ngoài ra, điện thoại không dây đã được phủ sóng toàn tỉnh, số người sử dụng điện thoại di động ngày càng tăng. Mạng phủ sóng phát thanh, truyền hình, thông tin liên lạc vô tuyến cũng đã được mở rộng ở các thôn. Xã có 1 bưu điện văn hóa xã phục vụ tốt công tác chuyển phát bưu kiện, bưu phẩm, chuyển tiền.

2.2. Dự án xây dựng nhà vệ sinh ở xã An Nội, huyện Bình Lục, tỉnh HàNam Nam

2.2.1.Bối cảnh trước khi có dự án.

Xã An Nội thuộc huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam là một trong những xã có điều kiện vật chất còn gặp nhiều khó khăn. Trước khi có dự án về xây dựng nhà vệ sinh 2 ngăn tại xã, thì số hộ gia đình được tiếp cận với nhà vệ sinh hợp vệ sinh còn rất hạn chế , số hộ gia đình trong xã có nhà vệ sinh 2 ngăn là rất ít , chỉ chiếm khoảng 14% tổng số hộ gia đình trong xã; số hộ gia đình sử dụng

hố xí tự hoại là 8%; đa số các hộ gia đình trong xã sử dụng nhà vệ sinh một ngăn hoặc không có nhà vệ sinh, thường đi vệ sinh bừa bãi ra vườn, gần hồ, ao; … Tỷ lệ số hộ gia đình trong xã sử dụng nhà vệ sinh một ngăn chiếm 70% tổng số hộ gia đình trong xã; tỷ lệ số hộ gia đình không có nhà vệ sinh là 8%.

Việc sử dụng một ngăn và không có nhà vệ sinh được coi là ô nhiễm môi trường nặng nhất. Không có nhà vệ sinh thì đương nhiên người ta sẽ có thói quen bạ đâu... xả đấy, không kể đó là đồng ruộng, vườn tược, mà ngay cả hồ ao, nơi mà có cả những người đến đó để tắm giặt, nhặt rau vo gạo...

Đối với những gia đình sử dụng loại nhà tiêu một ngăn, họ luôn phải chịu đựng những mùi nồng nặc khó chịu được bốc lên từ khu vệ sinh và đương nhiên trở thành địa điểm lý tưởng cho các loại ruồi muỗi tập trung. Đó cũng chính là nguồn gốc sản sinh ra các ổ bệnh liên quan đến vệ sinh môi trường như : tiêu chảy, giun sán, kiết lỵ, đau mắt hột…

Theo số liệu thống kê từ trạm y tế xã An Nội, trước năm 2000, tỷ lệ số người mắc các bệnh liên quan đến vệ sinh môi trường trong xã chiếm một tỷ lệ cao : toàn xã có khoảng hơn 600 người mắc bệnh tiêu chảy hằng năm, chiếm 9% tổng số người trong xã; tỷ lệ số người mắc bệnh giun sán là 40%;

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã An Nội – huyện Bình Lục- tỉnh Hà Nam (Trang 36 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w