- Những tồn tại, yếu kém
a. Giao thông: + Đường bộ
+ Đường bộ
- Quốc lộ 1A mới được nâng cấp theo đường cấp III, mặt đường bê tông nhựa, mặt đường rộng 12m, đoạn qua thị trấn dài 3,5km.
- Đường tỉnh lộ 6 đi Đồng Lộc, đã được cải tạo nâng cấp nền rộng trung bình 9m, mặt rộng 5,5-7m, đoạn qua thị trấn dài khoảng 3,5km.
- Tuyến đường thị sơn đi quốc lộ 15A, nền rộng trung bình 15m, mặt rộng 3m, tình trạng đường xấu, đoạn qua thị trấn dài khoảng 1,5km.
+ Đường thủy
- Tuyến đường thủy sông Nghèn: Sông Nghèn dài 25km, rộng trung bình 60m, chiều sâu trung bình -3,5m, khả năng vận tải lớn, có thể cho tàu tải trọng 15-30T đi lại cả 4 mùa nhưng hiện nay có các cảng sông, bến bãi chưa có. Các phương tiện tàu thuyền đơn lẻ do tư nhân sở hữu và quản lý tự tìm hàng để vận tải.
- Cảng sông: Hiện nay tại thị trấn chưa có bến cảng.
+ Giao thông đô thị: Thị trấn bám hai bên QL1A, đường nội bộ trong thị trấn
chủ yếu là đường cấp phối 19,8km, đường nhựa khoảng 3km. mạng lưới đường thị trấn chưa đáp ứng yêu cầu đường đô thị, chưa có hè đường, chất lượng đường chưa đảm bảo, mặt cắt đường nhỏ. Hiện tại thị trấn chưa có bến xe khách để phục vụ nhu cầu vận tải của người dân trông khu vực mà chỉ ở huyện mới có 1 bến xe.
b.Thủy lợi: Thị trấn Nghèn có tuyến kênh C8 nằm dọc tỉnh lộ 6 có mặt cát B=(3-
5)m phục vụ tưới cho khu Đồng Cửa Chua, Đồng Nam Miệu, Đồng Đồi Quắn, ngoài ra trong nội đồng còn có một số tuyến mương xây có mặt cắt B=(3-5)m phục vụ tưới cho nội đồng.
2.2: Công tác quản lý CTR ở Thị Trấn nghèn 2.2.1:Thành phần và khối lượng CTR 2.2.1:Thành phần và khối lượng CTR
2.2.1.1: Nguồn phát sinh và thành phần CTR sinh hoạt
Huyện Can Lộc là một huyện có sự phát triển mạnh về kinh tế đặc biệt là thị trấn
Nghèn - Trung tâm chính của huyện. Chính vì vậy mà mức độ tiêu dùng hàng hóa ở thị trấn cũng khá mạnh. Hơn nữa trên địa bàn thị trấn có sự hoạt động của các công ty và nhà hàng nên người lao động đổ về thị trấn sinh sống là khá đông. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn chủ yếu từ sinh hoạt của các hộ gia đình, ngoài ra từ các cơ quan, các chợ, quán ăn, trường học và các hoạt động thương mại, dịch vụ khác. Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt của toàn Thị trấn được thể hiện ở bảng 11.
Bảng 13: Nguồn phát sinh rác thải trên địa bàn thị trấn Nghèn
Nguồn Khối lượng
(tấn/ngày) Tỷ lệ (%)
RTSH hộ gia đình 13.67 68.23
Rác thải từ các chợ 4.60 18.90
Rác thải từ các quán ăn, dịch vụ công cộng... 2.70 7.89 Rác thải từ trường học, cơ quan, công ty 0.59 4.98
Tổng 21.56 100
( Nguồn:UBND thị trấn nghèn)
Từ bảng trên cho thấy: Rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình chiếm tỷ lệ lớn nhất (68.23%). Ở đây chủ yếu là rác thải hữu cơ như thực phẩm thừa, hoa quả ...
Rác thải từ các chợ: Thị trấn Nghèn có 18 thôn, do mật độ dân số lớn nên em chỉ chọn 3 thôn đại diện để điều tra, ở trung tâm thị trấn có 1 chợ Nghèn để phục vụ đời sống hàng ngày của nhân dân nên lượng rác thải cũng chiếm một tỷ lệ tương đối (18.90%); Nhất là ở khu vực bán rau, hoa quả và các hàng ăn uống. Rác thải từ nguồn này chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân huỷ như thức ăn thừa, rau củ, quả bị hỏng...ngoài ra còn một lượng lớn các loại bao bì, túi nilon.
Thêm vào đó là rác thải từ các hoạt động dịch vụ, nhà hàng và các quán ăn. Thị trấn Nghèn bám hai bên Quốc Lộ 1A, mặt khác ở đây tập trung toàn bộ các cơ quan hành chính của huyện nên việc kinh doanh buôn bán rất phát triển đặc biệt là các nhà hàng, quán ăn, kinh doanh các mặt hàng.... Vì vậy, lượng rác thải phát sinh từ nguồn này cũng chiếm một lượng đáng kể (7.89%).
Rác thải từ khu vực trường học, cơ quan, công sở chiếm tỷ lệ nhỏ nhất (4.98%), do ở đây chủ yếu là giấy, bao bì plastic...