- Những tồn tại, yếu kém
1.6.5.1: Những mô hình thành công:
Mô hình quản lý tư nhân: Mô hình này được thực hiện trên hoạch toán kinh
doanh độc lập với mục tiêu là đạt được lợi ích trong hoạt động thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt, tuy nhiên cần phải giám sát kết quả đạt được trong thu gom và vận chuyển của các đơn vị đó. Vậy những đơn vị như thế nào thì được gọi là tư nhân. Đó là tổ thu gom rác dân lập, hợp tác xã thu gom vận chuyển... Để xem mô hình hoạt động có phù hợp với địa phương thì ta cần phải phân tích xem ưu và nhược điểm của mô hình.
Ưu điểm:
- Huy động được các nguồn vốn đóng góp trong dân và tạo việc làm cho người dân dịa phương dần dần tiến tới xóa bỏ bao cấp trong khâu thu gom, vận chuyển được bao cấp bởi nguồn ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương. Với phương châm " người
được hưởng dịch vụ phải trả chi phí cho người cung cấp" sẽ làm thay đổi tư tưởng ỷ lại vào nhà nước. Người sử dụng dịch vụ ngày càng đòi hỏi người cung cấp phải cung cấp với chất lượng tốt hơn, đa dạng hơn do vậy chất lượng môi trường sẽ được cải thiện hơn. -Tăng tỷ lệ thu gom rác trong các ngõ, xóm, hạn chế tình trạng mất vệ sinh trong các khu dân cư, hạn chế được việc người dân xã rác xuống sông, ao, hồ.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân địa phương tạo điều kiện để người dân tự làm chủ và có trách nhiệm với môi trường sống của mình.
- Do huy động được các nguồn vốn từ dân nên nhà nước không phải bỏ kinh phí để mua sắm thiết bị thu gom, vận chuyển.
- Giảm bớt được chi phí quản lý bởi quản lý tư nhân có bộ máy quản lý tinh gọn giảm bớt được chi phí quản lý trung gian. Điều này phù hợp với chính sách tinh giảm biên chế của nhà nước.
- Phát huy được tính cạnh tranh tích cực trong cơ chế thị trường.
Nhược điểm:
- Vì lợi nhuận nên thường không thưc hiện đầy đủ các quy trình thu gom, vận chuyển như cắt bớt công đoạn, các xe chở quá tải, mua xe cũ có chất lượng thấp không đảm bảo an toàn giao thông.
- Nếu quản lý thiếu chặt chẽ và phối hợp không đồng bộ sẽ dẫn đến tình trạng lộn xộn trong khâu thu gom, vận chuyển như: Thu không đúng giờ, tập kết không đúng điểm, để rác tồn động qua ngày...
- Cần phải có những quy định bắt buộc các tổ chức và cá nhân đảm bảo công tác thu gom, vận chuyển rác thải trong những dịp lễ tết, những ngày mùa bão, đảm bảo chống các hiện tượng tiêu cực.
- Không phổ biến kịp thời được các quy định của nhà nước, của ngành cho đối tượng lao động
- Khâu quản lý tài chính dễ sai sót, thêm một công việc cho quản lý cấp huyện.
Mô hình quản lý dân lập: Do không có đủ diều kiện xây dựng các công trình vệ
sinh đúng quy cách nên dân vẫn tùy tiện thải chất thải( kể cả chất thải rắn lẫn chất thải lỏng) ra môi trường, trước tình hình đó Ban cán sự, ban chỉ huy được sự chỉ đạo của
đảng ủy, UBND phường ...cho thực hiện đề án " hỗ trợ cải tạo điều kiện vệ sinh môi trường trong khu dân cư" nhằm tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư trong khối có môi trường sống trong lành hơn.
Mô hình quản lý nhà nước: Ở Việt Nam mô hình quản lý nhà nước được áp dụng
phổ biến nhất, hoạt động dưới dạng các doanh nghiệp công ích, chịu sự quản lý của các sở, ban ngành, UBND địa phương. Hoạt động với mục đích là đạt hiệu quả xã hội trong việc thu gom, vận chuyển rác thải.
- Về tổ chức quản lý:
+ Sở chủ quản, thường là sở giao thông Công Chính(GTCC) với nhiệm vụ xây dựng và triển khai các chương trình kế hoạch, chính sách cho hoạt động thu gom, vận chuyển...
+ UBND Tỉnh ban hành các văn bản pháp quy, quy hoạch bãi xử lý rác... Đầu tư thiết bị công nghệ...
+ Các cơ sỏ liên quan
Sở KHCN&MT: Thanh tra giám sát chất lượng môi trường + Công ty MT Đô thị
. Ký hợp đồng vận chuyển. . Hướng dẫn kỷ thuật đào tạo.
. Xây dựng mức đơn giá và quy chuẩn kỹ thuật của công tác thu gom, vận chuyển trình các cơ quan phê duyệt.
. Các xí nghiệp thành viên MTDT: Với nhiệm vụ thu gom, vận chuyển và xử lý.
Ưu điểm:
- Các quy định chính sách của nhà nước được phổ biến kịp thời do có sự quản lý thống nhất từ trên xuống.
- Có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa khâu thu gom và vận chuyển, giữa các xí nghiệp thu gom với các đơn vị vận chuyển và xử lý.
- Có sự quản lý thống nhất chặt chẽ từ trên xuống mọi hoạt động từ quy trình đều được thực hiện theo quy định của UBND địa phương của nhà nước.
- Hạn chế được các biến cố bất thường xẩy ra như sự tồn đọng, những sự cố về nhân sự và phương tiện thu gom. Trong hoạt động nếu có một đơn vị, xí nghiệp gặp sự cố thì có thể huy động tương trợ của các đơn vị khác.
- Việc sữa chữa, bảo dưỡng được đảm bảo bởi các xí nghiệp thành viên do đó mức
độ an toàn cho người lao động cao hơn nhiều.
Nhược điểm của mô hình:
- Mô hình quản lý cồng kềnh với sự chồng chéo của các cơ quan chủ quản, các cơ quan liên ngành cho nên mọi phương án đưa ra dù có tính khả thi thì phải một thời gian dài sau mới được thực hiện, độ trễ khá lớn.
- Hạn chế tích cực trong cạnh tranh vì mô hình này hoạt động mang tính độc quyền. Nhiều khi hoạt động mang tính hình thức.
- Vì doanh nghiệp công ích nên không tránh khỏi tình trạng ỷ lại trông chờ vào nguồn ngân sách địa phương, ngân sách nhà nước.
- Ngân sách địa phương, ngân sách nhà nước sẽ phải đầu tư khá lớn vào khâu thiết bị phuơng tiện cho hoạt động. Đây là một khó khăn lớn vì hiện nay đất nước đang rất cần nguồn vốn đầu tư cho các lĩnh vực khác.
Mô Hình quản lý cộng đồng (xã hội hóa dịch vụ thu gom): Có sự tham gia của cộng đồng trong công tác thu gom chất thải đã làm cho tình hình vệ sinh thôn xóm được đảm bảo.. . Từ đó tạo được ý thức trách nhiệm của từng người dân, của các tổ chức nhà nước, doanh nghiệp đóng trên địa bàn phường, đặc biệt là chính quyền phường cùng chung tay giải quyết vấn đề môi trường. 50% người dân trong tỉnh Hà Tĩnh đã được hưởng lợi từ dịch vụ này.
- Xã hội hoá dịch vụ thu gom rác thải là một mô hình mới trong chủ trương quản lý chất thải rắn đang được tỉnh Hà Tĩnh quan tâm với mục đích huy động sự tham gia của cộng đồng vào vấn đề bảo vệ và phát triển bền vững môi trường, giảm gánh nặng ngân sách, xây dựng các cộng đồng dân cư tự lực với cách thức chủ động về tài chính, cân đối thu chi trong các dịch vụ công.
Nhược điểm: - Đây chỉ mới là mô hình huy động sự đóng góp kinh phí của người
dân để xử lý vấn đề rác thải tại địa bàn dân cư (thiếu các chương trình hành động), chưa thực sự mang lại hiệu quả kinh tế.
- Rác thu gom chưa được phân loại thành rác hữu cơ và chất thải rắn.
- Ngoài việc đóng tiền phí vệ sinh, vai trò của cộng đồng chưa được phân định rõ ràng.
Và Các mô hình khác như mô hình 100% vốn nước ngoài, mô hình liên kết liên
doanh.
1.6.5.2: Những kinh nghiệm trong quản lý CTR sinh hoạt.
+ Vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương, quyết định đến công tác vệ sinh môi trường nói chung với việc thu gom, xử lý CTR nói riêng.
+ Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn dân về vệ sinh môi trường là vấn đề quan trọng và phải được làm thường xuyên. + Xã hội hóa khâu thu gom CTR có tính khả thi rất cao, nếu được sự quan tâm hỗ trợ của các ban, ngành, địa phương và các doanh nghiệp công ích trong lĩnh vực này. Chương 2: Công tác quản lý chất thải rắn ở thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc. tỉnh