2. Tiền gửi cá nhân
4.2.2.1 Nâng cao chất lượng thu thập thông tin
Để công tác thẩm định được tốt đòi hỏi phải có đầy đủ các thông tin cần thiết cho quá trình thẩm định cũng như những thông tin về người vay, doanh nghiệp, dự án xin vay… Các thông tin này có đầy đủ chính xác thì mới có thể đưa ra được các quyết định đúng đắn. Nguồn thông tin này chủ yếu là từ khách hàng xin vay cung cấp nhưng không phải bao giờ cũng trung thực. Do vậy, để thẩm định tốt, cán bộ tín dụng cần thu thập thông tin từ những nguồn khác như:
̇ Phỏng vấn trực tiếp người vay và điều tra trực tiếp tại cơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi phỏng vấn cần làm rõ những thông tin như: mục đích của việc vay vốn, tình hình tài chính của người vay và khả năng trả nợ, đội ngũ cán bộ, trình độ quản lý, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường… Điều cần chú ý là khi phỏng vấn trực tiếp thì cán bộ tín dụng không những phải giỏi về chuyên môn mà còn phải am hiểu về nhiều lĩnh vực khác có liên quan, đặc biệt là phải hiểu rõ tâm lý người được phỏng vấn.
̇ Thu thập thông tin từ bên ngoài: Bên cạnh những thông tin do khách hàng cung cấp thì ngân hàng có thể thu thập thông tin từ các đối tác làm ăn của doanh nghiệp, từ các ngân hàng bạn mà khách hàng đã từng quan hệ, từ các trung tâm thông tin chuyên nghiệp…
Việc có được những thông tin đảm bảo tính chính xác cho công tác thẩm định. Ngày nay, khi khoa học phát triển mạnh, kinh tế thị trường đòi hỏi thông tin nhanh nhạy, chính xác thì ngân hàng cần xây dựng cho mình những nguồn cung cấp thông tin thường xuyên, chính xác với chi phí thấp nhất.
̇ Lập quỹ thẩm định và trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác thẩm định: Việc thu thập thông tin phải bỏ ra những chi phí nhất định như: chi phí gặp gỡ, phỏng vấn khách hàng, chi phí cho cán bộ tín dụng đi xuống tận cơ sở để trực tiếp điều tra, chi phí mua thông tin từ các trung tâm cung cấp thông tin…