Phân tích quy trình cho vay ngắn hạn tại VIB Tân Phú

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam Phòng giao dịch Tân Phú (Trang 31)

K t quả ho tđ ng kinh doanh nm 2008-

3.2Phân tích quy trình cho vay ngắn hạn tại VIB Tân Phú

Cũng như các loại hình cho vay khác, cho vay ngắn hạn tuân theo một quy trình nhất định từ khâu thẩm định khách hàng, xét duyệt cho vay, ký kết hợp đồng cho đến khi giải ngân và thu nợ. Cụ thể:

Sơ đồ quy trình cho vay ngắn hạn tại VIB Tân Phú

Khách hàng Phòng Tín Dụng Bộ phận KT - NQ Giám đốc (1) Khách hàng Phòng Tín Dụng Bộ phận KT - NQ Giám đốc (1) (2) (3) (4) (5) (6)

Bước1: Tiếp xúc và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và lập hồ sơ vay vốn.

Khi khách hàng đến đề xuất yêu cầu vay vốn, cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng cụ thể và đầy đủ về các điều kiện vay vốn. Nếu khách hàng đồng ý thì hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.

Hồ sơ vay vốn gồm:

- Giấy tờ chứng nhận về tư cách pháp nhân hoặc thể nhân; - Giấy đề nghị vay vốn;

- Phương án sản xuất kinh doanh và phương án trả nợ;

- Các báo cáo tài chính thời điểm gần nhất (bảng tổng kết tài sản và bảng quyết toán lỗ lãi).

- Hợp đồng thế chấp, bảo đảm, cầm cố tài sản và các giấy tờ gốc chứng nhận sở hữu đối với tài sản thế chấp, bảo đảm, cầm cố, bảo lãnh;

- Các giấy tờ khác liên quan đến việc vay vốn: Hợp đồng mua bán hàng hóa dịch vụ, giấy phép kinh doanh...

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, để quyết định cho vay hay từ chối khoản vay, cán bộ tín dụng phải điều tra, thu thập, tổng hợp và phân tích các nguồn thông tin về khách hàng bao gồm: thông tin do khách hàng cung cấp (qua phỏng vấn, qua hồ sơ vay vốn và sổ sách kế toán, báo cáo tài chính) và thông tin do cán bộ tín dụng tự điều tra.

Bước 2: Phân tích, thẩm định khách hàng và phương án vay vốn.

Nội dung cơ bản của bước này tập trung vào hai vấn đề chủ yếu:

- Phương án vay vốn phải đầy đủ các điều kiện cho vay, đảm bảo khả năng cho vay, thu được gốc và lãi đúng hạn.

- Hồ sơ, thủ tục vay vốn phải đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp, nếu xảy ra tranh chấp, tố tụng thì đảm bảo an toàn về pháp lý cho ngân hàng.

- Tư cách pháp lý, đặc điểm về tổ chức, điều hành sản xuất, kinh doanh của khách hàng;

- Tình hình hoạt động của khách hàng;

- Phương án vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng: Đánh giá mức độ khả thi của phương án sản xuất kinh doanh và tính toán chính xác nguồn trả nợ của khách hàng;

- Năng lực tài chính của khách hàng: Đánh giá chính xác năng lực tài chính của khách hàng nhằm xác định sức mạnh tài chính, khả năng độc lập tài chính trong kinh doanh, khả năng thanh toán và trả nợ của khách hàng. Ngoài ra, xác định nhu cầu thực sự vay của khách hàng. Dựa vào báo cáo tài chính, cán bộ tín dụng tính các chỉ tiêu để đánh giá tình hình tài chính của khách hàng;

- Biện pháp bảo đảm và tài sản bảo đảm tiền vay: kiểm tra tính pháp lý, quyền sở hữu của khách hàng đối với những tài sản này;

- Các yêu cầu và vấn đề cần thiết khác liên quan đến khoản vay.

Sau khi xem xét, thẩm định hồ sơ vay vốn thấy thỏa mãn các điều kiện và nguyên tắc, ngân hàng quyết định cho vay đối với khách hàng.

Bước 3: Giải ngân.

Việc giải ngân phải căn cứ vào mục đích sử dụng tiền vay đã được xác định trong Hợp đồng tín dụng theo quy định:

- Giải ngân bằng chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của người sử dụng vốn, trường hợp đối tượng giải ngân là các công trình xây dựng, VIB Tân Phú phối hợp với chủ đầu tư giải ngân trực tiếp cho bên nhận thầu (bên thi công) phù hợp với khối lượng và tiến độ thi công đã được các bên liên quan xác nhận;

- Chỉ giải ngân bằng tiền mặt cho nhu cầu phục vụ đời sống hoặc những khoản tiền nhỏ đượïc phép thanh toán bằng tiền mặt theo quy định của pháp luật. Không giải ngân chuyển khoản vào tài khoản tiền gửi của khách hàng.

Bước 4: Kiểm tra và giám sát sử dụng vốn vay

Định kỳ cán bộ tín dụng xuống kiểm tra và xem xét tình hình sử dụng vốn vay xem có thực hiện đúng như hợp đồng hay không, qua đó tìm ra những thiếu sót để kịp thời xử lý.

Ngân hàng thực hiện thu nợ gốc và lãi vay theo thỏa thuận trong hợp đồng. Đến ngày trả nợ khách hàng phải chủ động chi trả cho ngân hàng, nếu hết hạn mà khách hàng không trả được nợ thì ngân hàng sẽ chuyển sang nợ quá hạn và tính lãi phạt. Nếu vì một lý đo nào đó được ngân hàng chấp nhận thì khách hàng có thể xin gia hạn nợ theo quy định tín dụng.

Bước 5: Thu hồi nợ, gia hạn nợ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Căn cứ vào khế ước nhận nợ, trước kỳ hạn thu nợ 5 ngày, cán bộ tín dụng lập phiếu báo thu nợ trình giám đốc và gởi cho khách hàng vay vốn.

Với các khoản nợ có vấn đề, khách hàng có đơn đề nghị gia hạn nợ, giãn nợ thì cán bộ tín dụng sẽ thẩm định, kiểm tra rồi lập tờ trình cho giám đốc xem xét và quyết định. Với các khoản nợ đến hạn mà không trả được, không được gia hạn, giãn nợ, khoanh nợ… thì áp dụng các biện pháp kiên quyết để thu hồi nợ.

Đối với những khoản nợ đã dùng mọi biện pháp giải quyết nhưng không thu hồi được thì ngân hàng phải tiến hành xử lý rủi ro theo quyết định bằng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng.

Bước 6: Kết thúc hợp đồng

Sau khi khách hàng đã trả hết nợ gốc và lãi hoặc dư nợ vay đã được xử lý bằng quỹ rủi ro hoặc xóa nợ, cán bộ tín dụng và cán bộ kế toán đối chiếu, ngân hàng sẽ cùng khách hàng tất toán hợp đồng và chuyển toàn bộ hồ sơ liên quan đến khoản vay vào kho lưu trữ tài liệu.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam Phòng giao dịch Tân Phú (Trang 31)