Nội dung nghiên cứu:

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp trong kỹ thuật nhân giống và trồng trọt cây khởi tử (lycium chinensis mill) tại sa pa - lào cai (Trang 30)

2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài

2.2Nội dung nghiên cứu:

- Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng trong nhân giống khởi từ bằng phương pháp giâm hom.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách trồng đối với sinh trưởng, phát triển của cây Khởi tử.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ đến sinh trưởng, phát triển của cây Khởi tử.

2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu:

2.3.1 Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng trong nhân giống Khởi từ bằng phương pháp giâm hom. trong nhân giống Khởi từ bằng phương pháp giâm hom.

Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng trong nhân giống khởi từ bằng phương pháp giâm hom trong vụ Hè.

Thí nghiệm gồm 7 công thức, 3 lần nhắc lại, được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Số lượng 50 hom bánh tẻ/công thức, tổng số hom trong thí nghiệm là 1050 hom. Cành giâm có kích thước và tuổi cành đồng đều, chiều dài hom từ 20 - 22 cm. Thí nghiệm bố trí trong tháng 7/2012.

Điều kiện thí nghiệm: Được bố trí trực tiếp ngoài đồng ruộng trên loại đất thịt nhẹ đã trồng cây dược liệu, bón lót phân gà đã ủ hoai mục với lượng 10 tấn/ ha. Không sử dụng mái che để dễ dàng áp dụng, phù hợp với điều kiện sản xuất truyền thống của địa phương.

Các biện pháp kỹ thuật về chăm sóc đồng đều ở các công thức thí nghiệm. Công thức thí nghiệm Công thức 1: NAA 500ppm Công thức 2: NAA 1000ppm Công thức 3: NAA 1500ppm Công thức 4: IBA 500ppm Công thức 5: IBA 1000ppm Công thức 6: IBA 1500ppm

Công thức 7: không sử dụng thuốc (đối chứng.)

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng trong nhân giống Khởi từ bằng phương pháp giâm hom trong vụ Đông - Xuân.

Thí nghiệm gồm 7 công thức, 3 lần nhắc lại, được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Số lượng 50 hom bánh tẻ/công thức, tổng số hom trong thí nghiệm là 1050 hom. Cành giâm có kích thước và tuổi cành đồng đều, chiều dài hom từ 20 - 22 cm. Thí nghiệm bố trí trong tháng 1/2013.

Điều kiện thí nghiệm: được bố trí trực tiếp ngoài đồng ruộng trên loại đất thịt nhẹ đã trồng cây dược liệu, bón lót phân gà đã ủ hoai mục với lượng 10 tấn/ ha. Không sử dụng mái che để dễ dàng áp dụng, phù hợp với điều kiện sản xuất truyền thống của địa phương.

Các biện pháp kỹ thuật về chăm sóc đồng đều ở các công thức thí nghiệm.

Công thức thí nghiệm Công thức 1: NAA 500ppm Công thức 2: NAA 1000ppm Công thức 3: NAA 1500ppm Công thức 4: IBA 500ppm Công thức 5: IBA 1000ppm Công thức 6: IBA 1500ppm

SƠ ĐỒ THÍ NGHIỆM 1 và 2 Dải bảo vệ Dải bảo vệ NL I 1 3 5 7 2 4 6 Dải bảo vệ NL II 2 4 6 1 3 5 7 NL III 7 5 3 4 6 2 1 Dải bảo vệ

2.3.2 Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách trồng đối với sinh trưởng, phát triển của cây Khởi tử. sinh trưởng, phát triển của cây Khởi tử.

Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách trồng đối với sinh trưởng, phát triển của cây Khởi tử.

Thí nghiệm gồm 4 công thức, 3 lần nhắc lại, bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 7m2, tổng diện tích thí nghiệm là 84m2

(không kể dải bảo vệ).

Công thức thí nghiệm

Công thức 1: 20 cm x 35 cm. (Đ/c) Công thức 2: 25 cm x 35 cm. Công thức 3: 30 cm x 35 cm. Công thức 4: 35 cm x 35 cm.

- Thí nghiệm được bố trí trên đất đồi, trồng 3 cây/ khóm, lượng phân bón/1ha: 15 tấn phân chuồng + 600 kg phân tổng hợp NPK (5:10:3).

Các biện pháp kỹ thuật về chăm sóc đồng đều ở các công thức thí nghiệm.

SƠ ĐỒ THÍ NGHIỆM 3 (khoảng cách trồng) Dải bảo vệ Dải bảo vệ NL I 1 3 4 2 Dải bảo vệ NL II 4 1 2 3 NL III 2 3 1 4 Dải bảo vệ

2.3.3 Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ đến sinh trưởng, phát triển của cây Khởi tử. sinh trưởng, phát triển của cây Khởi tử.

Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ đối với sinh trưởng, phát triển của cây Khởi tử.

Thí nghiệm gồm 5 công thức, 3 lần nhắc lại, bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 7m2, tổng diện tích thí nghiệm là 105m2

(không kể dải bảo vệ).

Công thức thí nghiệm

Công thức 1: nền + 10 tấn phân chuồng/ha. Công thức 2: nền + 15 tấn phân chuồng/ha. Công thức 3: nền + 20 tấn phân chuồng/ha. Công thức 4: nền + 25 tấn phân chuồng/ha. Công thức 5: nền (Đối chứng) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nền 600 kg phân tổng hợp NPK (5:10:3).

- Lượng phân chuồng còn lại ngâm ủ và xử lý vi sinh vật để tưới sau mỗi lần thu hoạch hoặc tưới định kỳ trong thời gian một năm.

- Trồng 3 cây / khóm, khoảng cách trồng 25cm x 35cm.

SƠ ĐỒ THÍ NGHIỆM 4

(Sơ đồ thí nghiệm về liều lượng phân bón)

Dải bảo vệ Dải bảo vệ NL I 2 4 1 3 5 Dải bảo vệ NL II 5 3 2 4 1 NL III 1 4 5 3 2 Dải bảo vệ

2.4 Các chỉ tiêu theo dõi:

2.4.1. Một số chỉ tiêu theo dõi đối với các thí nghiệm về nhân giống

- Thời gian bật mầm: Khi có 50% số hom giâm có mầm dài 1cm thì được gọi là ngày bật mầm (ngày).

- Tỷ lệ hom nảy mầm (%), theo dõi toàn bộ cây trên toàn vườn ươm của các công thức, tính trung bình.

- Chiều cao cây (cm): mỗi công thức đo 30 cây, tính trung bình - Chiều dài của rễ (cm): mỗi công thức đo 30 cây, tính trung bình - Số mầm/hom: mỗi công thức đo 30 cây, tính trung bình

- Số lá/ hom: đếm số lá/hom, mỗi công thức 30 hom, tính trung bình - Số rễ/ hom: đếm số rễ/hom, mỗi công thức 30 hom, tính trung bình

- Tỷ lệ hom đạt tiêu chuẩn xuất vườn (%): mỗi công thức 30 cây khi xuất vườn, đếm số cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn, tính %.

Tiêu chuẩn cây xuất vườn: + Hom có rễ dài ≥ 10 cm.

+ Chồi non hóa gỗ, chiều cao ≥ 15 cm. + Số lá: ≥ 14.

+ Cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh

2.4.2 Một số chỉ tiêu theo dõi đối với các thí nghiệm trồng trọt

- Chiều cao cây (cm): Khi thu hoạch rau tiến hành đo chiều cao số cành của 10 khóm / công thức / nhắc lại rồi lấy trung bình.

- Số cành trên khóm: Đếm số cành của 10 khóm / công thức / nhắc lại khi thu hoạch. Thời gian theo dõi phụ thuộc vào số lần thu hoạch rau.

- Năng suất thu hoạch các lần và tổng số: Cân toàn bộ số rau thu hoạch /công thức/nhắc lại rồi lấy trung bình.

2.5 Phƣơng pháp phân tích số liệu:

Các số liệu thí nghiệm được xử lí thống kê theo chương trình IrrIstart 4.0 và phần mềm Excel.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Sa Pa là một huyện thuộc khu vực núi cao của tỉnh Lào Cai, nằm ở sườn Đông của dãy núi Hoàng Liên Sơn, có điều kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu phù hợp cho sự phát triển của nhiều loại cây thuốc nói chung và cây khởi tử nói riêng.

Khởi tử là loại cây trồng đặc hữu của vùng núi cao Sa Pa, là cây trồng lâu năm có thể sử dụng với nhiều mục đích: làm dược liệu, làm rau ăn và có nhiều tác dụng dược lý tốt đối với cơ thể con người. Theo các kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm của người dân địa phương thì rau Khởi tử ăn rất bổ và mát, đặc biệt tốt cho phụ nữ mới sinh. Du khách đến Sa pa đều muốn được thưởng thức món canh rau Khởi tử tại các nhà hàng, khách sạn, thậm chí còn mang về xuôi để làm quà. Khởi tử là cây trồng có khả năng sinh trưởng phát triển nhanh (khoảng 30-40 ngày cho một lứa thu hoạch rau).

3.1 Ảnh hƣởng của chất kích thích sinh trƣởng trong nhân giống khởi từ bằng phƣơng pháp giâm hom.

Nhân giống bằng hạt là phương thức sinh sản hữu tính của cây trồng duy trì nòi giống trong tự nhiên. Đối với cây Khởi tử ở Sa Pa do có khả năng ra hoa nhưng không đậu quả nên cây không thể sinh sản hữu tính được, mà hình thức sinh sản chủ yếu là sinh sản bằng hình thức vô tính. Khi cây mẹ trưởng thành các cành trên cây phát triển, khi có một số cành dài nằm tiếp xúc với mặt đất, nếu gặp điều kiên thuân lơi như diện tích tiếp xúc với mặt đất lớn, độ ẩm đất và độ ẩm không khí đảm bảo thì sau một thời gian có khả năng ra rễ và tạo thành cây mới. Đây là hình thức bảo tồn nòi giống tự nhiên nhưng hệ số nhân giống không cao, không có khả năng phát tán rộng. Do vậy, để phát triển cây Khởi tử chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp giâm cành có sự tác động của

các biện pháp kỹ thuật để nâng cao hệ số nhân giống cho cây. Từ đó tìm ra thuốc kích thích sinh trưởng, nồng độ và mùa vụ phù hợp trong năm.

3.1.1. Ảnh hưởng của chất KTST trong nhân giống khởi tử bằng phương pháp giâm hom ở vụ Hè. pháp giâm hom ở vụ Hè. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.1.1 Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng nảy mầm của hom giâm của hom giâm

Bảng 3.1 Ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng đến khả năng nảy mầm của hom giâm vụ Hè

Đơn vị tính: ( % ).

Công thức

Thời gian theo dõi sau khi giâm

5 ngày 7 ngày 9 ngày 11 ngày 13 ngày 15 ngày

1 6,66 20,66 51,34 82,00 84 86,00 2 18,66 46,76 73,14 88,39 94,00 94,00 3 8,66 23,34 55,34 82,00 82,34 83,33 4 15,00 22,66 50,00 82,66 86,00 86,67 5 17,34 36,00 67,34 93,34 94,34 95,33 6 8,00 24,00 58,66 80,32 82,66 84,67 7 (đ/c) 0,66 11,12 21,34 51,34 60,66 66,67 CV % - - - - - 5,0 LSD 0,05 - - - - - 7,61

(Ngày giâm hom 06/07/2012)

Qua bảng số liệu cho ta thấy chất kích thích sinh trưởng có ảnh hưởng rõ rệt đến sự nảy mầm của hom giâm. Sau khi giâm, hom ở tất cả các công thức đều có tỷ lệ nẩy mầm tăng theo thời gian, tuy nhiên ở các công thức có xử lý chất điều hòa sinh trưởng có tỷ lệ nẩy mầm tăng cao hơn so với Đ/c không xử lý và các công thức khi xử lý ở nồng độ 1000 ppm ở cả hai chất đều có tỷ lệ nẩy mầm cao hơn so với các công thức xử lý ở nồng độ cao (1500 ppm) và nồng độ thấp (500 ppm).

Tại thời điểm 15 ngày sau khi giâm, các công thức có xử lý chất điều hòa sinh trưởng (NAA và IBA) đều có tỷ lệ nẩy mầm cao hơn Đ/c ở độ tin cậy 95%, trong đó nồng độ xử lý 1000 ppm có tỷ lệ nẩy mầm hom cao nhất đạt 94,00 đối với NAA và 95,34% đối với IBA. Ở từng loại chất điều hoà sinh trưởng cho thấy, nồng độ 1000 ppm (0,1%) cho khả năng nẩy mầm tốt của hom giâm, hơn hẳn nồng độ 500 ppm và 1500 ppm ở độ tin cậy 95%.

Hình 3.1 Diễn biến tỷ lệ nảy mầm của hom giâm trong vụ Hè

Từ bảng 3.1 và hình 3.1 cho thấy, sau khi giâm hom ở tất cả các công thức đều có tỷ lệ nẩy mầm tăng theo thời gian. Tuy nhiên ở các công thức có xử lý chất điều hòa sinh trưởng có tỷ lệ nẩy mầm tăng cao hơn so với Đ/c không xử lý và các công thức khi xử lý ở nồng độ 0,1% ở cả hai chất NAA và IBA đều có tỷ lệ nẩy mầm cao. Thời điểm 15 ngày sau khi giâm, các công thức có xử lý chất điều hòa sinh trưởng (NAA và IBA) đều có tỷ

0 20 40 60 80 100 120

5 ngày 7 ngày 9 ngày 11 ngày 13 ngày 15 ngày

Ngày theo dõi

T lệ n y m m CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 CT7 (đ/c)

lệ nẩy mầm cao hơn Đ/c ở độ tin cậy 95%, trong đó nồng độ xử lý 1000 ppm có tỷ lệ nẩy mầm hom cao nhất đạt 94,00 đối với NAA và 95,34% đối với IBA. Ở từng loại chất điều hoà sinh trưởng cho thấy, nồng độ 1000 ppm cho khả năng nẩy mầm tốt của hom giâm, hơn hẳn nồng độ 500 ppm và 1500 ppm ở độ tin cậy 95%.

3.1.1.2 Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến chât lượng và tỷ lệ hom đạt tiêu chuẩn đem trồng ở vụ Hè hom đạt tiêu chuẩn đem trồng ở vụ Hè

Đối với việc nhân giống vô tính, tỷ lệ cây con đạt tiêu chuẩn xuất vườn là chỉ số quan trọng nhất. Số cây xuất vườn là chỉ tiêu đánh giá kết quả của quá trình nhân giống. Tỷ lệ cây con đạt tiêu chuẩn xuất vườn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Thời vụ nhân giống, độ tuổi hom được chọn để nhân giống, chất điều tiết và nồng độ tác động, chế độ chăm sóc cây con trong vườn ươm.

Bảng 3.2 Ảnh hƣởng của chất KTST đến chất lƣợng và tỷ lệ hom đạt tiêu chuẩn đem trồng

Công thức

Các chỉ tiêu theo dõi khi xuất vƣờn Chiều cao cây (cm) Số lá/mầm Chiều dài rễ (cm) rễ/hom Số Tỷ lệ hom đạt tiêu chuẩn ( % ) 1 34,56 32,13 20,36 1,76 80,67 2 41,33 39,53 25,56 2.36 92,0 3 31,16 30,26 18,43 1,76 78,0 4 33,73 32,56 18,33 1,86 79,33 5 40,10 38,46 23,80 2,30 89,33 6 34,43 29,93 19,76 1,76 81,33 7 (đ/c) 19,50 18,40 13,23 1,50 68,87 CV % 7,2 8,4 10,1 8,8 5,0 LSD 0,05 4,27 4,71 3,58 0,29 6,17

Chỉ tiêu chiều cao cây sau 60 giâm phản ánh sự sinh trưởng và phát triển của cành giâm sau khi được xử lý và giâm vào giá thể giâm. Trong thí nghiệm nhân giống cây Khởi Tử từ hom vụ Hè năm 2012 kết quả thể hiện

qua bảng 3.2 cho thấy, hai chất điều tiết sinh trưởng ở các nồng độ khác nhau đã ảnh hưởng rất rõ đến chỉ tiêu cao cây sau 60 ngày giâm, công thức đôi chứng không xử lý có chiều cao cây thấp nhất 19,50cm, các công thức xử lý với IBA và NAA ở nồng độ 500ppm và 1500ppm cao hơn công thức đối chứng ở mức sai khác có ý nghĩa, chiều cao cây đạt cao nhất ở nồng độ 1000ppm với cả NAA và IBI và cao hơn nồng độ 500ppm và 1000pmm ở mức sai khác có ý nghĩa, kết quả còn cho thấy với cùng nồng độ thì việc xử lý bằng IBA hay NAA cho kết quả khác nhau ở mức sai khác không có ý nghĩa. Việc ảnh hưởng của các chất điều tiết sinh trưởng tới chiều cao cây con giâm từ hom là có thể lý giải như sau: Các chất điều tiết sinh trưởng ngoại sinh đã tác động đến quá trình tạo rễ và tạo mầm cây giâm hom, cây giâm hom được tác động với nồng độ thích hợp vừa ra rễ và ra mầm sớm nên sinh trưởng phát triển sớm hơn, chính vì vậy mà cành giâm được xử lý bằng chất điều tiết sinh trưởng có chiều cao cây con sau 60 ngày giâm cao hơn cành giâm không xử lý chất điều tiết sinh trưởng.

Số lá của mầm hom giâm cũng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá quá trình sinh trưởng phát triển của cây, vì lá là bộ phận quang hợp để tạo ra sản phẩm hữu cơ cho cây tăng trưởng về khối lượng. Trong thí nghiệm nhân giống Khởi tử bằng hom ở vụ Hè cho thấy, số lá của mầm hom giâm giao động từ 18,40 – 39,53 lá, các công thức thí nghiệm có sử dụng hai chất điều tiết sinh trưởng với nồng độ khác nhau đều cao hơn hẳn so với công thức đối chứng ở mức có ý nghĩa. Hai công thức sử lý IBA và NAA với nồng độ 1000ppm cao nhất, hơn công thức khác ở mức có ý nghĩa và cao hơn công thức đối chứng chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Với cùng một nồng độ xử lý thì số lá của mầm hom giâm giữa hai chất kích thích sinh trưởng có sự sai khác nhau không ý nghĩa (NAA 39,53 lá, IBA 38,46 lá).

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp trong kỹ thuật nhân giống và trồng trọt cây khởi tử (lycium chinensis mill) tại sa pa - lào cai (Trang 30)