Điều kiện tự nhiên của huyện Sa Pa – Lào Cai

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp trong kỹ thuật nhân giống và trồng trọt cây khởi tử (lycium chinensis mill) tại sa pa - lào cai (Trang 26)

2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài

2.4 Điều kiện tự nhiên của huyện Sa Pa – Lào Cai

Sa Pa là một huyện thuộc khu vực núi cao của tỉnh Lào Cai, nằm ở sườn Đông của dãy núi Hoàng Liên Sơn, phân bố ở toạ độ địa lý 220

07' đến 22028'46'' vĩ độ Bắc và 103043'28'' đến 104004'15'' kinh độ Đông. Diện tích tự nhiên của huyện là 68.136 ha, phân bố ở độ cao 400 - 3.143m, trung bình là 1.500m so với mặt biển. Địa hình của huyện bị chia cắt bởi các dãy núi lớn. Độ dốc trung bình 30 - 35o

và có thể đến 45o, được chia thành 3 vùng như: vùng thượng huyện gồm có: Bản Khoang, Tả Giàng Phình, Tả Phìn, …, trung huyện gồm: Lao Chải, Tả Van, Hầu Thào, Sử Pán, … và hạ huyện gồm: Bản Hồ, Thanh Phú, Nậm Sài, …

Sa Pa có khí hậu đặc biệt, chia thành 2 mùa rõ rệt: mát về mùa Hè và lạnh vào mùa Đông, Xuân. Nhiệt độ trung bình 16 - 180C. Lượng mưa trung bình năm từ 2.800 đến 3.400mm. Nhìn chung, chế độ mưa ẩm của huyện Sa Pa lớn nhất tỉnh Lào Cai. Đặc biệt huyện Sa Pa hầu như không có bão và gió khô nóng.

Bảng 1.1 Các tiểu vùng sinh thái của huyện Sa Pa

TT Vùng

Điều kiện khí hậu Độ

cao (m) Sƣờn khuất

gió Sƣờn đón gió

1 Vùng núi cao 3.143

(1) Xã Tả Giảng Phình, Bản Khoang, San Sả Hồ, Lao Chải, Tả

Van 2.200

2 Vùng thƣợng huyện

(2) Hầu Thào, Tả Van, Tả Phìn

(3) Lao Chải, Trung Chải, Bản Khoang, Sa Pả, San Sả Hồ, Tả Giàng Phìn, Ô Quí Hồ, thị trấn Sa Pa 1.600 3 Vùng hạ huyện (4) Bản Hồ, Nậm Cang, Nậm Sài (5) Sử Pán, Thanh Kim, Bản Phùng,

Thanh Phú, Suối Thầu 700

Về thuỷ văn: Sa Pa có mạng lưới suối là 0,7 - 1,0 km/km2, tổng diện tích lưu vực là 713 km2

, có 2 hệ suối chính đổ ra sông Hồng là Ngòi Bo và Ngòi Dum. Hàng năm khu vực huyện tiếp nhận lượng nước mưa 1,63 tỷ m3

Tài nguyên đất của huyện Sa Pa gồm 4 nhóm đất chính là đất mùn Alit trên núi cao, đất mùn vàng đỏ trên núi cao, đất Feralit trên đá cát và đất Feralit biến đổi do trồng lúa.

- Đất mùn Alit trên núi cao: Phân bố ở đai khí hậu lạnh do đó quá trình phong hoá và phân huỷ chất hữu cơ diễn ra chậm. Tầng thảm mục dầy (tới 80cm). Xuất hiện các thảm thực vật hỗn giao lá rộng - lá kim khá lớn, phân bố ở các xã: Tả Giàng Phìn, Bản Khoang, San Sả Hồ, Tả Van. Nhóm đất này không có ý nghĩa sản xuất hàng hoá. Tuy nhiên, đây là khu

vực phân bố của nhiều loài cây thuốc quý hiếm như: Sâm vũ diệp, Sâm tam thất, Hoàng liên chân gà, Thông đỏ, Hoàng liên ô rô, v.v...

- Đất mùn vàng đỏ trên núi cao: Là nhóm đất có diện tích lớn nhất huyện, phân bố ở khắp các xã trong huyện. Tầng đất trung bình, thành phần cơ giới thịt nhẹ, cát pha thích hợp với nhiều cây lâm nghiệp, công nghiệp, dược liệu và cây ăn quả.

- Đất Ferlit trên đá cát: Phân bố ở các xã vùng thấp của huyện như Thanh Kim, Thanh Phú, Bản Phùng, Bản Hồ, Nậm Sài, Suối Thầu. Tầng đất trung bình, chua, khả năng giữ nước và mùn kém.

- Đất Feralit biến đổi do trồng lúa: Phân bố ở tất các các xã, chưa bị bạc màu như vùng trung huyện. Ở khu vực này đất chua, độ màu mỡ còn khá.

Bảng 1.2 Các nhóm đất chính của huyện Sa Pa STT Nhóm đất Phân bố (độ cao) Diện tích(ha) Tỷ lệ (%)

1 Đất mùn Alit trên núi cao > 1.700 m 12.186 18,0

2 Đất mùn vàng đỏ trên núi cao 700 - 1.700 44.365 65,3

3 Đất Feralit trên đá cát 400 - 700 3.533 5,2

4 Đất Feralit biến đổi do trồng lúa 1.380 2,0

5 Đất khác 6.672 9,5

Sa Pa là một huyện có điều kiện khí hậu đa dạng, phân bố từ vùng nhiệt đới đến á nhiệt đới, ôn đới và núi cao. Trong đó có những tiểu vùng có điều kiện khí hậu và đất đặc biệt. Địa hình bị chia cắt rất phức tạp. Điều này dẫn đến:

- Hệ thực vật và cây thuốc của Sa Pa đa dạng và đặc biệt, trong đó có nhiều loài đặc hữu;

- Các đặc điểm về khí hậu và địa hình đã mang lại cho Sa Pa nhiều lợi thế về tài nguyên cây thuốc, tuy nhiên đây cũng là một khó khăn cho

Sa Pa trong việc phát triển các cây thuốc hàng hóa lớn. Khí hậu Sa Pa được phân chia theo độ cao, càng lên cao thì càng mang tính ôn đới hơn. Về mùa Hè khí hậu Sa Pa rất mát mẻ, tuy nhiên số ngày mưa lại nhiều, mùa Đông nhiệt độ xuống thấp, lượng mưa ít. Lượng mưa tại Sa Pa hàng năm vào loại cao nhất cả nước, nhưng tập trung chủ yếu trong mùa Hè gây nhiều khó khăn. Địa hình Sa Pa bị chia cắt nhỏ bởi các dẫy núi lớn, không có diện tích tập trung lại bị chia thành các tiểu vùng khí hậu nhỏ không đồng nhất. Những đặc điểm về khí hậu địa hình, cũng như đất đai là những khó khăn rất lớn cho phát triển nông nghiệp nói chung và trồng trọt cây thuốc nói riêng.

- Để phát triển hệ thống giao thông ở đây cần những sự đầu tư rất lớn, vì vậy việc phát triển dược liệu hàng hoá gặp khó khăn hơn các vùng khác của Việt Nam.

Chƣơng 2

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Cây Khởi tử quả đỏ (Lycium chinensis Mill), thuộc họ cà Solanaceae.

- Địa điểm nghiên cứu tại Trạm nghiên cứu trồng cây thuốc Sa Pa – Viện Dược liệu.

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 07 năm 2012 đến tháng 05 năm 2013.

2.2 Nội dung nghiên cứu:

- Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng trong nhân giống khởi từ bằng phương pháp giâm hom.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách trồng đối với sinh trưởng, phát triển của cây Khởi tử.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ đến sinh trưởng, phát triển của cây Khởi tử.

2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu:

2.3.1 Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng trong nhân giống Khởi từ bằng phương pháp giâm hom. trong nhân giống Khởi từ bằng phương pháp giâm hom.

Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng trong nhân giống khởi từ bằng phương pháp giâm hom trong vụ Hè.

Thí nghiệm gồm 7 công thức, 3 lần nhắc lại, được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Số lượng 50 hom bánh tẻ/công thức, tổng số hom trong thí nghiệm là 1050 hom. Cành giâm có kích thước và tuổi cành đồng đều, chiều dài hom từ 20 - 22 cm. Thí nghiệm bố trí trong tháng 7/2012.

Điều kiện thí nghiệm: Được bố trí trực tiếp ngoài đồng ruộng trên loại đất thịt nhẹ đã trồng cây dược liệu, bón lót phân gà đã ủ hoai mục với lượng 10 tấn/ ha. Không sử dụng mái che để dễ dàng áp dụng, phù hợp với điều kiện sản xuất truyền thống của địa phương.

Các biện pháp kỹ thuật về chăm sóc đồng đều ở các công thức thí nghiệm. Công thức thí nghiệm Công thức 1: NAA 500ppm Công thức 2: NAA 1000ppm Công thức 3: NAA 1500ppm Công thức 4: IBA 500ppm Công thức 5: IBA 1000ppm Công thức 6: IBA 1500ppm

Công thức 7: không sử dụng thuốc (đối chứng.)

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng trong nhân giống Khởi từ bằng phương pháp giâm hom trong vụ Đông - Xuân.

Thí nghiệm gồm 7 công thức, 3 lần nhắc lại, được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Số lượng 50 hom bánh tẻ/công thức, tổng số hom trong thí nghiệm là 1050 hom. Cành giâm có kích thước và tuổi cành đồng đều, chiều dài hom từ 20 - 22 cm. Thí nghiệm bố trí trong tháng 1/2013.

Điều kiện thí nghiệm: được bố trí trực tiếp ngoài đồng ruộng trên loại đất thịt nhẹ đã trồng cây dược liệu, bón lót phân gà đã ủ hoai mục với lượng 10 tấn/ ha. Không sử dụng mái che để dễ dàng áp dụng, phù hợp với điều kiện sản xuất truyền thống của địa phương.

Các biện pháp kỹ thuật về chăm sóc đồng đều ở các công thức thí nghiệm.

Công thức thí nghiệm Công thức 1: NAA 500ppm Công thức 2: NAA 1000ppm Công thức 3: NAA 1500ppm Công thức 4: IBA 500ppm Công thức 5: IBA 1000ppm Công thức 6: IBA 1500ppm

SƠ ĐỒ THÍ NGHIỆM 1 và 2 Dải bảo vệ Dải bảo vệ NL I 1 3 5 7 2 4 6 Dải bảo vệ NL II 2 4 6 1 3 5 7 NL III 7 5 3 4 6 2 1 Dải bảo vệ

2.3.2 Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách trồng đối với sinh trưởng, phát triển của cây Khởi tử. sinh trưởng, phát triển của cây Khởi tử.

Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách trồng đối với sinh trưởng, phát triển của cây Khởi tử.

Thí nghiệm gồm 4 công thức, 3 lần nhắc lại, bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 7m2, tổng diện tích thí nghiệm là 84m2

(không kể dải bảo vệ).

Công thức thí nghiệm

Công thức 1: 20 cm x 35 cm. (Đ/c) Công thức 2: 25 cm x 35 cm. Công thức 3: 30 cm x 35 cm. Công thức 4: 35 cm x 35 cm.

- Thí nghiệm được bố trí trên đất đồi, trồng 3 cây/ khóm, lượng phân bón/1ha: 15 tấn phân chuồng + 600 kg phân tổng hợp NPK (5:10:3).

Các biện pháp kỹ thuật về chăm sóc đồng đều ở các công thức thí nghiệm.

SƠ ĐỒ THÍ NGHIỆM 3 (khoảng cách trồng) Dải bảo vệ Dải bảo vệ NL I 1 3 4 2 Dải bảo vệ NL II 4 1 2 3 NL III 2 3 1 4 Dải bảo vệ

2.3.3 Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ đến sinh trưởng, phát triển của cây Khởi tử. sinh trưởng, phát triển của cây Khởi tử.

Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ đối với sinh trưởng, phát triển của cây Khởi tử.

Thí nghiệm gồm 5 công thức, 3 lần nhắc lại, bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 7m2, tổng diện tích thí nghiệm là 105m2

(không kể dải bảo vệ).

Công thức thí nghiệm

Công thức 1: nền + 10 tấn phân chuồng/ha. Công thức 2: nền + 15 tấn phân chuồng/ha. Công thức 3: nền + 20 tấn phân chuồng/ha. Công thức 4: nền + 25 tấn phân chuồng/ha. Công thức 5: nền (Đối chứng)

- Nền 600 kg phân tổng hợp NPK (5:10:3).

- Lượng phân chuồng còn lại ngâm ủ và xử lý vi sinh vật để tưới sau mỗi lần thu hoạch hoặc tưới định kỳ trong thời gian một năm.

- Trồng 3 cây / khóm, khoảng cách trồng 25cm x 35cm.

SƠ ĐỒ THÍ NGHIỆM 4

(Sơ đồ thí nghiệm về liều lượng phân bón)

Dải bảo vệ Dải bảo vệ NL I 2 4 1 3 5 Dải bảo vệ NL II 5 3 2 4 1 NL III 1 4 5 3 2 Dải bảo vệ

2.4 Các chỉ tiêu theo dõi:

2.4.1. Một số chỉ tiêu theo dõi đối với các thí nghiệm về nhân giống

- Thời gian bật mầm: Khi có 50% số hom giâm có mầm dài 1cm thì được gọi là ngày bật mầm (ngày).

- Tỷ lệ hom nảy mầm (%), theo dõi toàn bộ cây trên toàn vườn ươm của các công thức, tính trung bình.

- Chiều cao cây (cm): mỗi công thức đo 30 cây, tính trung bình - Chiều dài của rễ (cm): mỗi công thức đo 30 cây, tính trung bình - Số mầm/hom: mỗi công thức đo 30 cây, tính trung bình

- Số lá/ hom: đếm số lá/hom, mỗi công thức 30 hom, tính trung bình - Số rễ/ hom: đếm số rễ/hom, mỗi công thức 30 hom, tính trung bình

- Tỷ lệ hom đạt tiêu chuẩn xuất vườn (%): mỗi công thức 30 cây khi xuất vườn, đếm số cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn, tính %.

Tiêu chuẩn cây xuất vườn: + Hom có rễ dài ≥ 10 cm.

+ Chồi non hóa gỗ, chiều cao ≥ 15 cm. + Số lá: ≥ 14.

+ Cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh

2.4.2 Một số chỉ tiêu theo dõi đối với các thí nghiệm trồng trọt

- Chiều cao cây (cm): Khi thu hoạch rau tiến hành đo chiều cao số cành của 10 khóm / công thức / nhắc lại rồi lấy trung bình.

- Số cành trên khóm: Đếm số cành của 10 khóm / công thức / nhắc lại khi thu hoạch. Thời gian theo dõi phụ thuộc vào số lần thu hoạch rau.

- Năng suất thu hoạch các lần và tổng số: Cân toàn bộ số rau thu hoạch /công thức/nhắc lại rồi lấy trung bình.

2.5 Phƣơng pháp phân tích số liệu:

Các số liệu thí nghiệm được xử lí thống kê theo chương trình IrrIstart 4.0 và phần mềm Excel.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Sa Pa là một huyện thuộc khu vực núi cao của tỉnh Lào Cai, nằm ở sườn Đông của dãy núi Hoàng Liên Sơn, có điều kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu phù hợp cho sự phát triển của nhiều loại cây thuốc nói chung và cây khởi tử nói riêng.

Khởi tử là loại cây trồng đặc hữu của vùng núi cao Sa Pa, là cây trồng lâu năm có thể sử dụng với nhiều mục đích: làm dược liệu, làm rau ăn và có nhiều tác dụng dược lý tốt đối với cơ thể con người. Theo các kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm của người dân địa phương thì rau Khởi tử ăn rất bổ và mát, đặc biệt tốt cho phụ nữ mới sinh. Du khách đến Sa pa đều muốn được thưởng thức món canh rau Khởi tử tại các nhà hàng, khách sạn, thậm chí còn mang về xuôi để làm quà. Khởi tử là cây trồng có khả năng sinh trưởng phát triển nhanh (khoảng 30-40 ngày cho một lứa thu hoạch rau).

3.1 Ảnh hƣởng của chất kích thích sinh trƣởng trong nhân giống khởi từ bằng phƣơng pháp giâm hom.

Nhân giống bằng hạt là phương thức sinh sản hữu tính của cây trồng duy trì nòi giống trong tự nhiên. Đối với cây Khởi tử ở Sa Pa do có khả năng ra hoa nhưng không đậu quả nên cây không thể sinh sản hữu tính được, mà hình thức sinh sản chủ yếu là sinh sản bằng hình thức vô tính. Khi cây mẹ trưởng thành các cành trên cây phát triển, khi có một số cành dài nằm tiếp xúc với mặt đất, nếu gặp điều kiên thuân lơi như diện tích tiếp xúc với mặt đất lớn, độ ẩm đất và độ ẩm không khí đảm bảo thì sau một thời gian có khả năng ra rễ và tạo thành cây mới. Đây là hình thức bảo tồn nòi giống tự nhiên nhưng hệ số nhân giống không cao, không có khả năng phát tán rộng. Do vậy, để phát triển cây Khởi tử chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp giâm cành có sự tác động của

các biện pháp kỹ thuật để nâng cao hệ số nhân giống cho cây. Từ đó tìm ra thuốc kích thích sinh trưởng, nồng độ và mùa vụ phù hợp trong năm.

3.1.1. Ảnh hưởng của chất KTST trong nhân giống khởi tử bằng phương pháp giâm hom ở vụ Hè. pháp giâm hom ở vụ Hè.

3.1.1.1 Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng nảy mầm của hom giâm của hom giâm

Bảng 3.1 Ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng đến khả năng nảy mầm của hom giâm vụ Hè

Đơn vị tính: ( % ).

Công thức

Thời gian theo dõi sau khi giâm

5 ngày 7 ngày 9 ngày 11 ngày 13 ngày 15 ngày

1 6,66 20,66 51,34 82,00 84 86,00 2 18,66 46,76 73,14 88,39 94,00 94,00 3 8,66 23,34 55,34 82,00 82,34 83,33 4 15,00 22,66 50,00 82,66 86,00 86,67 5 17,34 36,00 67,34 93,34 94,34 95,33 6 8,00 24,00 58,66 80,32 82,66 84,67 7 (đ/c) 0,66 11,12 21,34 51,34 60,66 66,67 CV % - - - - - 5,0 LSD 0,05 - - - - - 7,61

(Ngày giâm hom 06/07/2012)

Qua bảng số liệu cho ta thấy chất kích thích sinh trưởng có ảnh hưởng rõ rệt đến sự nảy mầm của hom giâm. Sau khi giâm, hom ở tất cả các công

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp trong kỹ thuật nhân giống và trồng trọt cây khởi tử (lycium chinensis mill) tại sa pa - lào cai (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)