Bộ máy tổ chức của PJICO Phú Thọ

Một phần của tài liệu Xây dựng khuôn khổ chung cho chiến lược kinh doanh của Công ty Bảo hiểm PJICO Phú Thọ, giai đoạn 2013 - 2018 g (Trang 43)

Là một công ty cổ phần, được hạch toán độc lập nhưng vẫn phụ thuộc vào Tổng công ty, mô hình bộ máy quản lý hiện nay của PJICO Phú Thọ được tổ chức phù hợp với đặc điểm quản lý kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và theo cơ cấu của Tổng công ty cổ phần nhằm khai thác hiệu quả cơ sở vật chất và nhân lực hiện có.

Bộ máy quản lý của PJICO Phú Thọ được xây dựng trên nguyên tắc quan hệ trực tuyến từ Giám đốc đến các phòng ban chức năng công ty, các văn phòng bảo hiểm, các tổng đại lý, các đại lý khai thác bảo hiểm tại các Huyện thị, thành phố, trong địa bàn tỉnh và được mô phỏng Sơ đồ 2.1 sau:

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC PJICO PHÚ THỌ PJICO’s Organisation Chart

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức

(Nguồn : Công ty Bảo hiểm PJICO Phú Thọ)

Ban Giám đốc:

Gồm có Giám đốc và 2 Phó Giám đốc, có trách nhiệm thực hiện chủ trương đường lối phát triển theo chỉ đạo của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc phụ trách về: quản lý tất cả các mặt, lĩnh vực mà Công ty tham gia, phân phối các nguồn lực cần thiết, đại diện cho Tổng công ty trong hoạt động kinh doanh. Chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của công ty trước Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc và pháp luật. Các Phó Giám đốc có nhiệm vụ giúp việc cho Giám đốc trong từng lĩnh vực, từng phòng và từng địa bàn quản lý cụ thể.

Phòng Tổ chức – Tổng hợp

Là một phòng quản lý chức năng thuộc Công ty Bảo hiểm PJICO Phú Thọ, thực hiện chức năng tổ chức bộ máy, cán bộ - lao động tiền lương và công tác văn thư hành chính quản trị của Công ty .

GIÁM ĐỐC Chief Executive Officer

P. BHHH TS-KT Marine ,Property & Engineering Insurance

Dept P. BH Đoan Hùng

Doan Hung Insurance Dept

P. T.Chức - T. Hợp Human Resource - General Affairs Dept P. BH Xe Cơ Giới Motor Vehicles Insurance Dept P. BH Con Người Healthcare Insurance Dept P. TC- KT Financial & Accounting Dept PHÓ GIÁM ĐỐC Viec Derector VĂN PHÒNG ĐẠI LÝ TẠI TRAM KINH DOANH XĂNG DẦU Representaive Offices VĂN PHÒNG ĐẠI LÝ TẠI CẨM KHÊ General Agents ĐẠI LÝ TẠI THANH BA Branches PHÓ GIÁM ĐỐC Viec Derector

Phòng kế toán

Tổ chức hạch toán kế toán kịp thời, đầy đủ và chính xác toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty. Kiểm tra giám sát hoạt động tài chính của các phòng nghiệp vụ có liên quan thuộc Công ty.

Phòng xe cơ giới

Trực tiếp giao dịch, khai thác, cấp đơn, giấy chựng nhận và ký kết các hợp đồng về các nghiệp vụ bảo hiểm; chuyên sâu và nâng cao về bảo hiểm xe cơ giới mà chi nhánh đang triển khai theo phân cấp của công ty.

Phối hợp với các phòng khác của chi nhánh để khai thác các nghiệp vụ bảo hiểm mà chi nhánh và công ty đang triển khai khi khách hàng có nhu cầu

Theo dõi, quản lý chặt chẽ các dịch vụ đang bảo hiểm hoăc được phân công quản lý. Đôn đốc thu phí và thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất theo quy định

Phòng Bảo hiểm Con ngƣời

Trực tiếp giao dịch, khai thác , cấp đơn, giấy chựng nhận và ký kết các hợp đồng về các nghiệp vụ bảo hiểm ; chuyên sâu và nâng cao về bảo hiểm con người mà Công ty đang triển khai theo phân cấp của công ty.

Phối hợp với các phòng khác của chi nhánh để khai thác các nghiệp vụ bảo hiểm mà Công ty đang triển khai khi khách hàng có nhu cầu.

Phòng Hàng hải – Tài sản kỹ thuật

Trực tiếp giao dịch, khai thác , câp đơn , giấy chứng nhận và ký các hợp đồng bảo hiểm về nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải, tài sản kỹ thuật mà công ty đang triển khai theo phân cấp của công ty

Phối hợp với các phòng khác của công ty để khai thác các nghiệp vụ về bảo hiểm mà công ty đang triển khai khi khách hàng có nhu cầu.

Phòng Bảo hiểm Thị xã Phú Thọ

Trực tiếp khai thác các dịch vụ bảo hiểm hiện có mà Công ty đang triển khai thực hiện trên địa bàn khu vực thị xã Phú Thọ và các vùng lân cận, tổ chức triển khai thực hiện và đảm bào hoàn thành kế hoạch khinh doanh Công ty đã giao

Phòng Bảo hiểm Huyện Đoan Hùng

Trực tiếp khai thác các dịch vụ bảo hiểm hiện có mà Công ty đang triển khai thực hiện trên địa bàn khu vực Huyện Đoan Hùng và các vùng lân cận, tổ chức triển khai thực hiện và đảm bào hoàn thành kế hoạch khinh doanh Công ty đã giao.

Tổ chức tuyên truyền, quảng cáo thương hiệu của PJICO trên địa bàn phân công. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh PJICO Phú Thọ Năm 2008 – 2012 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh PJICO Phú Thọ Năm 2008 – 2012

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

1. Thu phí bảo hiểm gốc 11,034 13,300 18,052 16,903 19,770 2. Thu phí nhận tái bảo hiểm

3. Các khoản giảm trừ 4. Tăng dự phòng phí

5. Thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm 6. Thu khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm

7. Doanh thu thuần hoạt động KDBH

(7=1+2-3-4+5+6)

11,034 13,300 18,052 16,903 19,770

8. Chi bồi thường bảo hiểm gốc 5,202 6,038 5,567 5,997 6,086 9. Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm

10. Các khoản giảm trừ

11. Bồi thƣờng thuộc phần trách nhiệm giữ lại

(11=8+9-10)

5,202 6,300 5,567 5,997 6,086

12. Tăng/ Giảm dự phòng bồi thường

13. Số trích dự phòng giao động lớn trong năm

14. Chi khác hoạt động kinh doanh bảo hiểm 2,252 2,543 2,160 1,678 1,802

15. Tổng chi trực tiếp hoạt động KDBH

(15=11+12+13+14)

7,454 8,843 7,727 7,675 7,888

16. Lợi nhuận gộp hoạt động KDBH (16=7-15) 3,580 4,457 10,325 9,228 11,882

17. Chi phí bán hàng 0,224 0,476 2,371 1,541 2,838

18. Chi phí quản lý doanh nghiệp 2,103 2,310 3,242 3,622 4,011

19. Lợi nhuận/ Lỗ hoạt động KDBH (19=16-17-

20. Doanh thu hoạt động tài chính 0,021 0,029 0,043 0,081 0,018 21. Chi phí hoạt động tài chính

22. Lợi nhuận hoạt động tài chính (22=20-21) 0,021 0,029 0,043 0,081 0,018

23. Thu nhập hoạt động khác 24. Chi phí hoạt động khác

25. Lợi nhuận hoạt động khác (25=23-24)

26. Tổng lợi nhuận kế toán (26=19+22+25) 1,274 1,700 3,277 4,146 5,051

27. Điều chỉnh giảm lợi nhuận chịu thuế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

28. Lợi nhuận chịu thuế TNDN (28=26+27) 1,274 1,700 3,277 4,146 5,051

29. Thuế thu nhập doanh nghiệp

30. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

(30=26-29) 1,274 1,700 3,277 4,146 5,051

(Nguồn : Công ty Bảo hiểm Pjico Phú Thọ)

Bảng 2.2: Tốc độ phát triển doanh thu của PJICO Phú Thọ từ 2008 đến 2012

Năm kinh doanh

Doanh thu (tỷ đồng)

Tăng doanh thu ( tỷ đồng) Tăng trƣởng (%) 2008 11,034 1,300 ~12% 2009 13,300 2,266 17% 2010 18,052 4,752 26% 2011 16,903 -1,149 -6,7% 2012 19,770 2,867 14,5%

* Phân tích tình hình kinh doanh của PJICO:

Biểu đồ 2.1: Phát triển doanh thu của PJICO Phú Thọ năm 2008-2012

(Nguồn : Công ty Bảo hiểm Pjico Phú thọ)

Nhận thấy và mặc dù thị trường bảo hiểm trong những năm gần đây rất phức tạp, mức độ cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước và nước ngoài, tuy nhiên doanh thu của PJICO Phú Thọ trong những năm gần đây có mức tăng trưởng cao, Qua bảng xác định kết quả lãi lỗ của PJICO Phú Thọ trong 5 năm gần đây cho thấy PJICO Phú Thọ đã tạo được những bước tăng doanh thu cao và bền vững song song với đó là sự tăng trưởng không ngừng của lợi nhuận được thể hiện qua bảng sau. Đây là những bước chuẩn bị rất quan trọng và chắc trong việc đưa doanh nghiệp trở thành Tổng Công ty Bảo Hiểm hàng đầu Việt Nam về chất lượng và hiệu quả trong giai đoạn phát triển với tầm nhìn đến năm 2015.

Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của PJICO Phú Thọ năm 2008-2012

(Nguồn : Công ty Bảo hiểm Pjico Phú Thọ)

Năm kinh doanh

Lãi(+)/ lỗ (-)

( triệu đồng) Ghi chú

2008 + 1274 Lợi nhuận kế toán

2009 + 1700 Lợi nhuận kế toán

2010 + 3277 Lợi nhuận kế toán

2011 + 4146 Lợi nhuận kế toán

2012 + 5051 Lợi nhuận kế toán

Doanh Thu Tài chính 2008 - 2012

11 18.052 16.903 19,770 0 10 12 14 16 18 20 2009 20010 2011 2012 Năm Tài Chính Doanh Thu Tỷ đồng 13.3 2008

Biểu đồ 2.2: Kết quả kinh doanh của PJICO Phú Thọ năm 2008-2012

(Nguồn : Công ty Bảo hiểm Pjico Phú Thọ)

Sự tăng trưởng về quy mô của thị trường bảo hiểm đã đóng góp tích cực vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao doanh thu và lợi nhuận của PJICO Phú Thọ, tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi và tăng cường khả năng chủ động tài chính và gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu của PJICO Phú Thọ. Nền kinh tế ổn định, các chính sách kịp thời đã ảnh hưởng tích cực đến các tổ chức kinh tế, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư cho phát triển đất nước và cải thiện một phần cuộc sống của các tầng lớp dân cư.

2.3 Phân tích môi trƣờng kinh doanh của công ty 2.3.1 Môi trƣờng vĩ mô (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 xác định: "Phấn đấu trở thành một trong những tỉnh phát triển thuộc nhóm hàng đầu của vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ, sau các thành phố trực thuộc Trung ương của cả nước. Đến năm 2010 thoát ra khỏi tỉnh nghèo và năm 2020 cơ bản đạt được các tiêu chí của tỉnh công nghiệp. Xây dựng Phú Thọ trở thành trung tâm kinh tế vùng; là một trong những trung tâm về khoa học, công nghệ, giáo dục- đào tạo y tế, văn hóa, du lịch, thể thao của vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ; là đầu mối giao thông quan trọng nội vùng, liên vùng, là thành phố lễ hội về cội nguồn dân tộc Việt Nam" [31,tr.8].

2.3.1.1 Môi trường kinh tế

Trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam duy trì mức độ tăng trưởng GDP không ổn định, tỉ lệ lạm phát biến đổi không ngừng và tăng cao, chỉ số giá tiêu dùng tăng, thị trường ngoại tệ biến động mạnh, hoạt động xuất nhập khẩu- nhập siêu trong năm các năm từ 2008 đến 2012 cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Lợi nhuận qua các năm 2008-2012

1274 1700 4146 5051 0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 2008 2009 2011 2012 Năm tài chính Lợi nhuận Tỷ đồng 3277 2010

Bảng 2.4: Mức độ biến động của nền kinh tế Việt Nam từ 2008-2012

Năm GDP Lạm phát Xuất nhập khẩu

2008 6,23% ~ 23% 143,4 tỷ USD

2009 5,32% ~7% 127,05 tỷ USD

2010 6,78% 11,75% 149,66 tỷ USD

2011 5,89% 18,13% 203,66 tỷ USD

2012 5,03% 6,81% 228,37 tỷ USD

(Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam )

Trong những năm vừa qua tình hình kinh tế nước ta diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm. Ở trong nước thiên tai, dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư. Tỷ lệ lạm phát, lãi suất ngân hàng biến động mạnh, tình hình phát triển kinh tế ngày càng sấu đi, từ năm 2011 đến nay hàng loạt các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn tới phá sản do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu.

Qua các số liệu tại Bảng 2.4 ta thấy tình hình kinh tế có nhiều khởi sắc nhưng mức tăng GDP lại thấp tuy nhiên chỉ số lạm phát lại giảm là điều đáng mừng

Năm 2007, chế độ quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm được hoàn thiện thêm một bước với việc ban hành Nghị định số 45, 46/NĐ-CP ngày 27/03/2007, Thông tư 155, 156/ TT-BTC hướng dẫn thi hành nghị định 45, 46 ngày 20/12/2007, Thông tư liên tịch Bộ Công An- Bộ Tài chính số 16 và quyết định 23 ngày 09/4/2007 về bảo hiểm bắt buộc Trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, Thông tư liên tịch Bộ Công An- Bộ Tài chính số 41 và quyết định số 28 ngày 14/4/2007 về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Năm 2008 ban hành Thông tư 126 và Nghị định 103 về bảo hiểm bắt buộc Trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới. Việc ban hành các Nghị định, Thông tư trên đảm bảo việc thực hiện cam kết WTO, mở cửa thị trường bảo hiểm, tạo ra môi trường pháp lý hoàn thiện hơn, điều chỉnh theo hướng đua ra những chuẩn mực tiên tiến mang tính quốc tế về quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm, công khai minh bạch chế độ quản lý, tăng tính chủ động tự chịu trách nhiệm của các DNBH, đảm bảo lợi ích chính đáng của người tham gia bảo hiểm và góp phần tích cực phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam.[41,tr.1-3]

Năm 2008, sau một năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nền kinh tế Việt Nam đã bộc lộ những điểm yếu và hạn chế sau những thành công của những năm qua. Chịu ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,23%- mức thấp nhất trong vòng 9 năm trở lại đây và thấp hơn so với kế hoạch, nhập siêu 17,5 tỷ USD cao nhất từ trước đến nay. Lạm phát cao đạt mức kỷ lục, chỉ số giá tiêu dùng tăng ~23%. Thị trường ngoại tệ biến động liên tục, thị trường chứng khoán sụt giảm sâu kéo dài. Ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn và cho vay, doanh nghiệp không thu xếp được vốn để tái sản xuất mở rộng… cho thấy đây là một năm đầy khó khăn và ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Nghành bảo hiểm.

Năm 2012 chính phủ ban hành thông tư 151 của Bộ tài chính về sửa đổi, bổ sung thông tư số 126/2008/TT-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ Tài Chính quy định quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm Bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và thông tư 103/2009/TT-BTC ngày 25/05/2009 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán quỹ bảo hiểm xe cơ giới.[151,tr.1-6]

Năm 2008 đến năm 2012 Bộ Tài chính đã cấp phép hoạt động cho một số công ty bảo hiểm mới đưa tổng số doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có mặt tại Thị trường Bảo hiểm Việt Nam lên 29 doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các công ty bảo hiểm nước ngoài (theo cam kết khi gia nhập WTO) sẽ được bán các sản phẩm bảo hiểm bắt buộc theo quy định của luật pháp Việt nam làm cho việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm để chiếm lĩnh thị phần ngày càng trở nên quyết liệt. Doanh thu phí tăng trưởng cao nhưng hiệu quả kinh doanh sụt giảm. Nguyên nhân là do chi bồi thường cao do tổn thất tăng, hoạt động đầu tư tài chính gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng tài chính, cạnh tranh gay gắt dẫn đến giảm phí bảo hiểm, tăng phần trợ cấp cho đại lý đã làm giảm hiệu quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm.

2.3.1.2 Môi trường công nghệ

Đối với ngành Tài chính - Bảo hiểm, kinh doanh sản phẩm vô hinh. Vì vậy về cơ bản các công nghệ hiện đang sử dụng không như các công ty thuộc lĩnh vực sản xuất. Tuy nhiên việc đổi mới công nghệ, dù lớn hay nhỏ, đều có ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của mỗi công ty. Môi trường công nghệ ngành bảo hiểm chủ yếu là Công nghệ tin học, quản lý, phục vụ khách hàng.

Hiện nay, ngày càng có nhiều công ty nước ngoài với bề dày kinh nghiệm tham gia vào thị trường Bảo hiểm, điều thuận lợi đã đem đến nhiều công nghệ hiện đại. Sự xuất hiện của các công ty với công nghệ mới đã nghiên cứu nhiều loại hình sản phẩm bảo hiểm đa dạng, mức phí cạnh tranh hơn nữa.

Mặt khác, mô hình quản lý với các chỉ tiêu quản lý được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế. Chương trình quản lý mới (on-line) được áp dụng...

2.3.1.3 Môi trường văn hóa, xã hội

Trong bối cảnh kinh tế xã hội có nhiều chuyển biến, Việt Nam chịu ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế toàn cầu. Năm 2012, tổng doanh thu hoạt động bảo hiểm

Một phần của tài liệu Xây dựng khuôn khổ chung cho chiến lược kinh doanh của Công ty Bảo hiểm PJICO Phú Thọ, giai đoạn 2013 - 2018 g (Trang 43)