Quá trình với lớp bùn kỵ khí và dòng hướng lên

Một phần của tài liệu tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp (Trang 30)

ở quá trình này dồng nước thải hướng lên đi qua lớp bùn bao gồm các hạt hình thành từ quá trình sinh học. Việc xử lý diễn ra khi khi nước thải chảy tới và tiếp xúc ngay với hạt bùn lơ lửng. Các loại khí tạo ra trong điều kiện kỵ khí sẽ tạo ra dòng tuần hoàn cục bộ, giúp cho việc hình thành các hạt sinh học và giữ cho chúng ổn định. Khí tự do và các hạt với khí bám vào sẽ nổi lên mặt nước rồi va chạm vào đáy của màng ngăn bọt khí, làm các bọt khí bám vào hạt bung ra và giải phóng khỏi hạt. Khí tự do và khí bung ra được thu hồi vào mái vòm phía trên bể.

Ưu điểm của xử lý yếm khí so với quá trình hiếu khí là sinh ra ít bùn hơn và không cần thiết bị thông khí nhưng nhược điểm của nó là phân huỷ không triệt để nên chất thải cần được xử lý tiếp bằng quá trình thứ cấp là quá trình hiếu khí.

Chương 3. Tính toán, thiết kế các bộ phận trong hệ thống xử lý sinh học 3.1. Lựa chọn dây chuyền xử lý nước thải

3.1.1. Địa điểm xây dựng trạm xử lý nước thải

Địa điểm xây dựng trạm xử lý nước thải nhà máy bia Vinh được bố trí tại khu vực phía Tây Nam nhà máy, điểm hạ nguồn của hệ thống thoát nước nhà máy. Tổng diện tích dự trù để xây dựng trạm xử lý nước thải là khoảng 800m2 nước thải sau khi được xử lý được xả ra cống thoát nước chung của thành phố.

3.1.2. Đặc điểm hệ thống thoát nước của nhà máy

Hệ thống thoát nước của nhà máy bia Vinh là hệ thống thoát nước chung. Diện tích toàn bộ lưu vực là 16500m2. Điểm xả nước thải và nước mưa khu vực phía Tây Nam nhà máy là tuyến cống thoát nước chung của thành phố chạy dọc theo đường. Để xử lý nước thải, cần có công trình tách nước thải ra khỏi tuyến cống chung.

Hình vẽ tổng mặt bằng vị trí trạm xử lý nước thải nhà máy bia Vinh được trình bày trên bản vẽ số 5 ở phần cuối của đồ án.

3.1.3. Lựa chọn dây chuyền công nghệ xử lý nước thải

Sau khi đã tham khảo thành phần, tính chất nước thải và yêu cầu chất lượng nước thải khi xả ra môi trường bên ngoài cũng như địa điểm xây dựng và đặc điểm thoát nước của nhà máy bia Vinh, thấy rằng nước thải nhà máy bia Vinh cần phải được tách khỏi hệ thống cống chung. Sau đó được xử lý sinh học hoàn toàn và khử các nguyên tố dinh dưỡng, đáp ứng các quy định nêu trong cột A của tiêu chuẩn môi trường TCVN 5945- 1995 ( Đã đề cập trong chương 2 ).

Theo sơ đồ nguyên lý trên hình 3.1 dưới đây nước thải nhà máy bia Vinh sau khi được tách khỏi hệ thống cống thoát nước chung sẽ được tách các tạp chất phân tán thô như rác bã bia, cát …. tại song chắn rác và bể lắng cát. Sau đó nước thải được đưa vào bể điều hoà nhằm ổn định lưu lượng nước thải

trước khi được đưa đi xử lý sinh học trong điều kiện hiếu khí tại các bể aeroten hoạt động theo nguyên tắc bùn hoạt tính kết hợp lắng rồi tiếp tục được tách các cặn lắng trong các bể lắng Lamen ( bể lắng đợt hai ). Bùn được tách ra từ các quá trình xử lý trên sẽ được đưa về bể nén bùn và bể tự hoại. Nước thải sau khi được xử lý, đáp ứng yêu cầu trong TCVN 5945- 1995, được xả trực tiếp ra hệ thống thoát nước bên ngoài.

Hình 3.1 Sơ đồ nguyên lý xử lý nước thải nhà máy bia Vinh.

3.2. Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia Vinh

3.2.1 Những yêu cầu chính đối với hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia Vinh

Chất lượng nước thải sau khi được xử lý đáp ứng được quy định nêu trong cột A theo TCVN 5945- 1995 dưới đây:

C ng thoát nố ước chung Tách nước th iả Tách rác v c n trong nà ặ ước th iả i u ho l u l ng n c Đ ề à ư ượ ướ th iả

X lý nử ước th i b ng phả ằ ương pháp sinh h c hi uọ ế

khí n nh bùn ổ đị c n h u cặ ữ ơ Thu h i v x ồ à ử lý khí sinh h cọ Tách c n l ng ặ ắ đợt hai

X nả ước th i ra c ng thoát nả ố ước bên ngo ià

TT Chỉ tiêu Nước thải sau xử lý (A ) 1 Lưu lượng(m3/ngày) 800

2 Ph 6 ÷ 9 3 Hàm lượng cặn lơ lửng (mg/l) 50 4 BOD ( mg/l) 20 5 COD (mg/l) 50 6 Tổng nitơ (TN) 30 7 Tổng phôtpho (TP) 4 8 Coliform( MPN/100ml) < 5000

Các thiết bị chính được vận hành tự động và có các thiết bị đo đạc, theo dõi hoạt động của trạm xử lý nước thải.

- Trạm xử lý nước thải được xây dựng trên diện tích 800m2, các công trình dễ vận hành, quản lý và chi phí thấp.

- Trạm xử lý phải hoạt động ổn định khi lưu lượng thay đổi trong khoảng từ 500- 800m3/ngày.

- Hạn chế đến mức tối đa ảnh hưởng của mùi nước thải đến môi trường xung quanh.

- Trạm xử lý nước thải không ảnh hưởng đến việc thoát nước mưa khu vực nhà máy.

3.2.2 Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải

Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải nhà máy bia Vinh được trình bày tạI bản vẽ số 2 ở phần cuối của đồ án.

Chú thích: Trước tiên nước thải được lắng trong bể lắng cát số 1 rồi đi qua song chắn rác 2 vào bể tập chung nước thải 3. Qua các khâu xử lý nước thải cơ học trên, các tạp chất thô như rẻ, rác, mẩu gỗ, cát đã được loại bỏ. Để đảm bảo cho công trình ổn định, nước thải được bơm về bể điều hoà 5, trong

bể có bố trí hệ thống sục khí để chống lắng cặn. Từ đây nước thải được bơm lên bể aeroten 6, tại đây nước thải và bùn hoạt tính được sục khí, bão hoà oxy( xử lý sinh học) rồi tiếp tục được tách các cặn lắng và bùn hoạt tính dư tại bể lắng Lamen 7; các bùn cặn được bơm từ bể lắng Lamen xuống bể chứa bùn 8, nước thải sau khi được xử lý đáp ứng theo TCVN 5945- 1995 được thải ra cống thoát nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3. Tính toán, thiết kế các bộ phận trong hệ thống xử lý sinh học3.3.1. Song chắn rác 3.3.1. Song chắn rác

Một phần của tài liệu tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp (Trang 30)