Thí nghiệm này được tiến hành bằng cách cho một hòn bi và một lông chim rơi ở trong trong ống thủy tinh kín 2 đầu nhưng bên trong vẫn đầy không khí thì nhận thấy hòn bi rơi nhanh hơn lông chim. Khi hút hết không khí bên trong ống thủy tinh ra rồi cho 2 vật trên rơi ở trong ống thì thấy chúng rơi nhanh như nhau.
Từ thí nghiệm có thể rút ra kết luận: Khi không có sức cản của không khí thì mọi vật sẽ rơi như nhau.
2.1.1.4. Quan niệm về chuyển động thẳng biến đổi đều
+ Quan niệm về dấu của gia tốc a trong chuyển động thẳng biến đổi đều
Quan niệm vật lý: Nếu vận tốc và gia tốc cùng dấu thì chuyển động là
nhanh dần đều.
Trong khi đó do thói quen khi làm bài tập, HS thường chọn chiều dương là chiều chuyển động. Do đó các em thường quan niệm rằng một vật chuyển động nhanh dần đều thì gia tốc a phải dương. Theo kết quả điều tra cho thấy, đã có hơn 60% số HS được hỏi có QN như vậy, nghĩa là các em đã chọn phương án A làm câu trả lời cho câu hỏi số 7.
GV nhấn mạnh kiến thức: Vật chuyển động nhanh dần đều khi và chỉ khi a.v > 0, tức là a, v cùng dấu.
Có thể cho HS trả lời bài tập sau: Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều với phương trình vận tốc v = -3 - 2t m/s. Hỏi vật đó chuyển động như thế nào?
Hướng dẫn: So sánh với công thức vận tốc ta thấy: a = - 2 m/s2 < 0. Mặt khác: v = - 3 m/s < 0 (vật chuyển động theo chiều âm).
Ta có: a.v > 0, do đó vật chuyển động nhanh dần đều.
Từ đây cho thấy, mặc dù gia tốc a âm nhưng vật vẫn có thể chuyển động nhanh dần đều.
+ Quan niệm về đồ thị của vận tốc theo thời gian trong chuyển động thẳng biến đổi đều
Quan niệm vật lý, nếu tích a.v > 0 thì chuyển động là nhanh dần đều.
Trong khi đó các em HS lại cho rằng nếu một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều thì đồ thị v(t) là một đường thẳng hướng lên; còn chuyển động thẳng chậm dần đều thì đồ thị v(t) là một đường thẳng hướng xuống. Vì vậy các em đã chọn phương án B hoặc C làm câu trả lời cho câu hỏi số 8. Theo kết quả điều tra, đã có 78% HS lớp 10 và 64% HS lớp 11 chọn như vậy.
Khắc phục QN trên của HS như sau: