nên phần lớn HS đều cho rằng trong chuyển động thẳng đều vận tốc tỉ lệ thuận với quãng đường và tỉ lệ nghịch với thời gian. Đã có hơn 40% HS được hỏi đã chọn phương án D làm câu trả lời cho câu hỏi số 4.
QN trên có thể được khắc phục như sau:
Từ công thức định nghĩa như trên có thể viết lại s = v.t, GV cần nhấn mạnh trong công thức trên v là hệ số tỉ lệ và không đổi nên ta thấy quãng đường đi được tỉ lệ thuận với thời gian, thời gian tăng bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng tăng bấy nhiêu lần.
+ Vận tốc trong chuyển động tròn đều
Quan niệm vật lý, trong chuyển động tròn đều, độ lớn của vận tốc không
đổi nhưng hướng của vận tốc luôn luôn thay đổi và luôn có phương tiếp tuyến với quỹ đạo, có chiều cùng chiều với chuyển động của vật.
Đã có hơn 80% số học sinh được hỏi cho rằng, trong chuyển động tròn đều thì vận tốc không đổi, vì vậy các em đã chọn phương án B làm câu trả lời cho câu hỏi số 5.
Nguyên nhân hình thành QN trên có thể là do chữ “đều”, từ đây các em có sự liên tưởng đến vận tốc trong chuyển động thẳng đều.
Để khắc phục QN này, GV cần nhắc lại để HS nhớ, vận tốc là một đại lượng vector, vector vận tốc chỉ không đổi khi : điểm đặt, phương, chiều và độ lớn của nó không đổi.
Ở đây, GV có thể vẽ hình là đường tròn quỹ đạo, chọn 2 vị trí bất kì trên đường tròn và chỉ cho HS thấy hướng của vector vận tốc luôn thay đổi. Từ đó giúp HS nhận ra QN sai lệch của mình.
Hình 2.3. Hình vẽ biểu quỹ đạo chất diểm.
2.1.1.3 Quan niệm về sự rơi của các vật trong không khí
Theo quan niệm vật lý, nguyên nhân của sự rơi nhanh hay chậm là do
sức cản của không khí lên vật ít hay nhiều.
Tuy nhiên, theo quan niệm của học sinh, đa số các em đều cho rằng trong không khí, vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ. Cũng chính vì vậy, đã có 37% số học sinh lớp 10; 15% số học sinh lớp 11 chọn phương án A của câu hỏi số 6. Còn một số ý kiến khác cho rằng vật nhẹ rơi nhanh hơn vật nặng trong không khí (12% số học sinh lớp 10 chọn phương án D). Ngoài ra có 6% số học sinh lớp 10 cho rằng các vật sẽ rơi như nhau trong không khí (phương án C).
Có thể khắc phục quan niệm trên của học sinh bằng nhiều cách:
- Chúng ta có thể cắt hai tờ giấy giống hết nhau (để chúng cùng khối lượng), vo viên một tờ, tờ kia giữ nguyên rồi cùng thả rơi, tờ đã vo viên rơi nhanh hơn. Từ đây giúp học sinh nhận thấy không phải vật nặng hơn thì rơi nhanh hơn.
- Ta cũng có thể sử dụng thí nghiệm sau để học sinh thấy được không phải vật nặng luôn rơi nhanh hơn vật nhẹ mà đôi khi vật nặng rơi nhanh hơn và đôi khi rơi chậm hơn vật nhẹ.
* Dụng cụ thí nghiệm:
Chuẩn bị: 1 tờ bìa và một tờ giấy khác màu nhau.
- Trên tờ bìa vẽ một vòng tròn A, đường kính 16 cm và 2 vòng tròn C, E đường kính 8 cm. (hình 2.4)