- Trên tờ giấy vẽ một vòng tròn B, đường kính 16 cm và một vòng tròn D đường kính 8 cm. (hình 2.5)
Hình 2.5. Hình ảnh vòng tròn B, D.
- Lấy kéo cắt lấy 4 vòng tròn A, B, C, D, mỗi vòng cắt bỏ đi 1/4 như hình sau:
Dán các cạnh đã bị cắt của mỗi vòng tròn với nhau ta được 4 hình nón:
A lớn, bằng bìa: Hình 2.7. Hình nón A. Tương tự như vậy ta được các hình nón:
B lớn, bằng giấy có cùng kích thước với A, C nhỏ, bằng bìa,
D nhỏ bằng giấy có cùng kích thước với C.
Vòng tròn E cắt đôi theo đường kính, lấy một phần dán lại thành hình nón E rất hẹp. E rất nhỏ, bằng bìa.
* Tiến hành thí nghiệm:
- Cầm A và B lên cùng độ cao, đỉnh quay xuống dưới đồng thời thả cho 2 hình nón rơi xuống. Hiện tượng: hình nón A rơi xuống trước hình nón B, A nặng hơn B. Cho thấy vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
- Tiếp theo, cầm 2 hình nón A và C cho đỉnh có cùng độ cao, đáy quay lên trên và ở trên mặt phẳng nằm ngang. Hai hình nón đều bằng bìa nên chắc chắn sẽ nặng, nhẹ khác nhau. Thả cho 2 hình nón rơi xuống. Hiện tượng: A và C rơi xuống đồng thời, mặc dù A nặng hơn C.
Làm thí nghiệm tương tự với 2 hình nón B và D thì ta cũng thấy cả 2 hình nón đều rơi xuống đồng thời. Cho thấy vật nặng và vật nhẹ rơi như nhau.
- Ta tiếp tục cầm 2 hình nón A và E cùng bằng bìa cho đỉnh quay xuống dưới và có cùng độ cao, đáy ở mặt phẳng nằm ngang, đồng thời thả cho 2 hình nón rơi xuống. Hiện tượng: hình nón E rơi xuống trước hình nón A. Cho thấy vật nhẹ rơi nhanh hơn vật nặng.
- Ngoài ra ta có thể đưa ra hình ảnh về sự rơi của các vật trong ống Newton để học sinh thấy rõ vật rơi chậm hay nhanh là phụ thuộc vào sức cản của không khí lên vật. (hình 2.8)