Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào nhà ở cho người có thu nhập thấp (Trang 29 - 31)

II. Thực trạng về đầu tư phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp tại Hà Nộ

2.Những tồn tại và nguyên nhân

Theo các chuyên gia kinh tế, Hà Nội cũng như nhiều địa phương khác đang vấp phải 2 vấn đề nổi cộm về quy hoạch.

Đó là, việc lập quy hoạch sử dụng đất chưa gắn chặt với quy hoạch xây dựng, quy hoạch phân bố lực lượng sản xuất, quy hoạch phân bố dân cư và chương trình bảo vệ môi trường theo phương pháp “ quy hoạch hợp nhất” nên dẫn tới tính hình thức hay “quy hoạch treo”; Còn phổ biến hình thức

giao, thuê đất do cá nhân và doanh nghiệp tự tìm đất, thường là không đúng quy hoạch và thực hiện theo cơ chế xin- cho.

Bộ máy quản lý nhà đất kém hiệu quả là một trong những nguyên nhân cản trở hình thành thị trường Bất động sản, không ít trường hợp gây nên những tiêu cực. tham nhũng và bức xúc cho xã hội và dân cư, mà trực tiếp cho người thu nhập thấp.

Theo con số thống kê, trên 70% khiếu kiện hiện nay là thuộc về lĩnh vực nhà đất, những thất thoát lãng phí lớn nhất cũng ở trong lĩnh vực nhà đất. Nhưng cải cách hành chính trong lĩnh vực nhà đất là vấn đề thực sự khó khăn và phức tạp, bởi nó đụng chạm đến các đặc quyền, đặc lợi của một nhóm quan chức trong bộ máy công quyền.

Hiện tại, việc nhiều ngân hàng thương mại đưa ra chương trình cho vay để mua nhà hoặc kết hợp với các doanh nghiệp xây dựng bán nhà trả góp. Người có nhu cầu, có thể vay tới 70% giá trị căn nhà, trả dần trong 10-15 năm, với tỷ lệ lãi suất 1%/năm. Tuy nhiên, đây thực sự là một hạn chế, để được vay người mua phải có thu nhập trên 10 triệu đồng/ tháng, chưa kể phải trả trước 30% giá trị căn nhà đó. Người thu nhập thấp chắc chắn không đủ khả năng tài chính để tham gia chương trình này.

Các ngân hàng cho rằng việc cho vay để hỗ trợ nhà ở cho người thu nhập thấp hoặc xây dựng nhà ở xã hội không hấp dẫn bởi khả năng thu hồi vốn chậm, nhiều rủi ro. Doanh nghiệp xây dựng lại càng không mặn mà vì thu hồi vốn chậm thì phải chịu lãi suất ngày đó, dẫn tới lợi nhuận thấp.

Và hơn nữa, một thực tế, việc các hộ gia đình thu nhập thấp vay vốn còn nhiều hạn chế. Chủ yếu là các hộ này chỉ vay vốn với mục đích phát triển sản xuất hoặc đáp ứng các khoản chi đột xuất.

Bên cạnh đó, còn có các vấn đề như vấn dề về cơ chế, chính sách, ngay cả chỉ tiêu thế nào là hộ thu nhập thấp vẫn chưa rõ ràng. Đa số chuyên gia

cho rằng vấn đề chính để giải quyết nhà ở cho người thu nhập thấp, dù là mua trả góp hay thuê, vẫn là giá thành, cơ chế ưu đãi và thu hồi vốn.

Một số dự án, người thu nhập thấp có nhu cầu mua nhà thì phải trả trước 20-30% giá trị căn hộ hoặc chi trả tiền góp hàng tháng, nhưng điều này cũng không khả thi, vì nhiều hộ gia đình dù rất khó khăn về nhà ở nhưng không đủ khả năng tài chính để chi trả một lúc số tiền 20-30% giá trị căn nhà hoặc chi trả góp hàng tháng. Vậy tiền, vốn sẽ lấy từ đâu để xây dựng quỹ nhà cho các đối tượng này, trong khi nguồn có thể huy động từ Nhà nước và chủ thể có nhu cầu đều rất thấp?

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào nhà ở cho người có thu nhập thấp (Trang 29 - 31)