Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh tại tổng công ty thép việt nam (Trang 83)

b- Đối với nhà nước:

2.3.4.2-Những tồn tại và nguyên nhân

Trong quá trình hoạt động, tuy Tổng công ty đãđạt được một số thành tựu nhất định nhưng cũng bộc lộ tồn tại cần khắc phục.

Cơ sở vật chất trang thiết bị công nghệđang còn thiếu đồng bộ và lạc hậu. Công nghệ phần lớn do Trung Quốc, Đài Loan chế tạo thuộc thế hệ những năm 50, 60 trình độ kỹ thuật thấp. Bộ phận sản xuất phôi thép để cung cấp cho bộ phận thép cán còn quá yếu (chỉ bằng 1/5 công suất thép cán). Do vậy, phần lớn phôi thép phải nhập khẩu. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ vừa qua làm tỷ giáđồng USD biến động mạnh, ảnh hưởng đến giá thép nhập khẩu. Vì nguyên vật liệu phải nhập khẩu giá cao nên

nhiều khi không nhập đủ nguyên vật liệu vềđể sản xuất, không phát huy được hết công suất của máy móc thiết bị. Năm 1999, số thép cán sản xuất được chỉđạt 50,86% công suất thiết kế. Quá trình sản xuất tiêu hao nhiều nguyên nhiên liệu, năng suất lao động thấp do số lao động dư dôi quá cao (đặc biệt là Công ty gang thép Thái Nguyên) nên giá thành cao khó cạnh tranh với các công ty liên doanh và sản phẩm thép nhập khẩu. Về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Hằng năm Tổng công ty có giá trị sản xuất công nghiệp và doanh thu lớn song giá thành cao nên lãi gộp thấp. Hơn nữa chi phí bán hàng, quản lý cũng cao, còn có hiện tượng mua sắm, chi tiêu vượt hạn mức quy định. Do vậy lãi từ hoạt động kinh doanh thấp. Trong những năm 1999, 2000 tuy Tổng công ty có lãi song so với quy mô vốn thìđang còn khiêm tốn. Hơn nữa, mức lãi của các doanh nghiệp thành viên Tổng công ty không đồng đều: Công ty thép Miền Nam năm nào cũng kinh doanh có lãi đạt xấp xỉ 40-50 tỷđồng trong khi Công ty gang thép Thái Nguyên năm 1998 hòa vốn, năm 1999 lỗ 25 tỷ, năm 2000 lãi 565 triệu đồng, các công ty khác như Công ty kim khí Quảng Ninh, Công ty kim khí Hải Phòng, Công ty kim khí Hà Nội... lãi mỏng hầu như không đáng kể chỉ xấp xỉ 100 triệu đồng

Khối lưu thông đang tăng tốc về doanh thu, đẩy mạnh tiêu thụ bằng mọi giá, ít quan tâm phân tích đánh giáđến hiệu quả tài chính. Chưa chú trọng đúng mức đến việc hoàn thiện củng cố phương thức cơ chế quản lý

và kiểm tra thường xuyên hoạt động của các chi nhánh, xí nghiệp, cửa hàng. Tỷ lệ bán trả chậm còn lớn làm tăng nợ khóđòi. Mặc dù, Tổng công ty đã có nghị quyết của Hội đồng quản trị về quản lý và thu hồi công nợ bán hàng, song ở các đơn vị thành viên còn chưa chấp hành nghiêm túc. Vì vậy, tốc độ tăng năm sau so với năm trước bình quân từ 1998-2000 là 40%. Công nợ tăng, Tổng công ty thiếu vốn phải đi tìm nguồn tài trợở bên ngoài với chi phí cao.

Việc phối hợp giữa các đơn vị sản xuất liên doanh và lưu thông tuy có tiến bộ song chưa chặt chẽ, chưa thành hệ thống vững chắc. Tổng công ty chưa đủ sức khai thông thị trường cho các đơn vị thành viên vàđảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất. Vì hầu hết các doanh nghiệp thành viên được thành lập lại theo nghịđịnh 388/HĐBT, qua nhiều năm quen với nếp hoạt động hoàn toàn độc lập. Trong khi đó, do Luật Doanh nghiệp Nhà nước đang còn bó buộc, chưa điều chỉnh kịp thời nên Tổng công ty chưa thể tổ chức sắp xếp một cách tổng thể và cơ bản theo mô hình mới làm tổ chức còn nhiều chồng chéo. Việc đào tạo lại vàđổi mới công nghệ là yêu cầu rất quan trọng nhưng Viện luyện kim đen và Trường dạy nghề mỏ và luyện kim Thái Nguyên sau khi giao về Tổng công ty chưa được quan tâm đúng mức.

Về công tác tài chính tín dụng: Vốn của Tổng công ty còn thiếu. Vốn Nhà nước cấp mới ở mức vốn bình quân quy định theo tiêu chí thành lập Tổng công ty ghi trong Quyết định 91/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tỷ lệ hàng tồn kho còn quá lớn, nên xảy ra tình trạng vừa thiếu vốn, vừa ứđọng vốn.

Về hoạt động kế toán: Về cơ bản đội ngũ cán bộ kế toán cóý thức trách nhiệm, có trình độ nghiệp vụ cơ bản. Song việc cập nhật chếđộ, thông tin mới chưa kịp thời, thường xuyên. Tình trạng trên ảnh hưởng không nhỏđến kết quả kinh doanh, bảo toàn vốn và thất thoát chi tiêu lãng phí. Tổ chức luân chuyển chứng từ vàđối chiếu giữa các bộ phận còn rời rạc, chưa thành nguyên tắc, hệ thống làm hạn chế tính năng động trong hoạt động kinh doanh và quản lý của Tổng công ty.

Những vấn đề tồn tại nêu trên đặt ra cho Tổng công ty Thép Việt Nam nhiệm vụ hết sức nặng nề. Trong thời gian tới Tổng công ty nên có những giải pháp hữu hiệu đểđa dạng hoá mặt hàng, phát triển sản phẩm mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường tăng lợi nhuận đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Chương III

MỘTSỐGIẢIPHÁPNHẰMNÂNGCAOLỢINHUẬN ỞTỔNGCÔNGTYTHÉPVIỆTNAM

Trong những năm qua, lợi nhuận của Tổng công ty từng bước được nâng cao. Thành tựu đó là kết quả của việc Tổng công ty đãáp dụng những biện pháp phù hợp trong từng giai đoạn phát triển. Để tăng lợi nhuận cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ khác nhau, có sự cố gắng nỗ lực chủ quan của Tổng công ty cũng như sựđổi mới chỉđạo quản lý của cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan quản lý Nhà nước. Dưới đây xin đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao lợi nhuận

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh tại tổng công ty thép việt nam (Trang 83)