b- Đối với nhà nước:
2.3.4.1- Kết quảđạt được
Qua phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh và lợi nhuận, ta có thể thấy Tổng công ty Thép Việt Nam trong những năm qua đã phát huy được vai trò của một Tổng công ty Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp thép, vừa hạn chếđộc quyền vừa hạn chế cạnh tranh bừa bãi,
và cân đối thép, sản phẩm cóý nghĩa chiến lược đối với nền kinh tế quốc dân, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.
Tổng công ty đã xây dựng và kiện toàn hoàn thiện cơ chếđiều hành theo mô hình Tổng công ty 91, tạo ra sự chỉđạo thống nhất phối hợp hiệu quả hơn trong hệ thống ngành. Bước đầu Tổng công ty đã phát huy sức mạnh chung của ngành, hỗ trợ các đơn vị trong lĩnh vực tài chính đầu tư, phát triển nhất là các đơn vị gặp khó khăn như Công ty gang thép Thái Nguyên tạo điều kiện cho các đơn vị từng bước khắc phục khó khăn vươn lên hoàn thành nhiệm vụ.
Trong giai đoạn 1998-2000, Tổng công ty đảm bảo hoạt động kinh doanh tương đối ổn định. Các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch, có tốc độ tăng trưởng khá cảở ba khối sản xuất, lưu thông, liên doanh.
Về hoạt động sản xuất: Các sản phẩm của Tổng công ty từng bước đa dạng hóa, chất lượng dần được nâng cao đáp ứng nhu cầu trong nước về các loại thép xây dựng dân dụng. Tổng công ty đãáp dụng quy trình quản lý chất lượng sản phẩm tiên tiến, một số Nhà máy sản xuất của Công ty gang thép Thái Nguyên, Công ty thép Miền Nam đãđược cấp Chứng chỉ chất lượng sản phẩm ISO 9002.
Về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu: Tổng công ty đã mở rộng và phát triển hệ thống mạng lưới tiêu thụ gồm các chi nhánh, cửa hàng, đại lý của 8 công ty thương mại. Tổng công ty thực hiện tương đối tốt việc điều tiết giá bán, sản lượng giữa các đơn vị thành viên, góp phần khắc phục tình trạng mất cân đối về cung - cầu, giữđược ổn định thị trường. Các đơn vị sản xuất, lưu thông, liên doanh đã có sự gắn kết phối hợp tốt hơn trong sản xuất - kinh doanh với tinh thần trách nhiệm và vì lợi ích chung của toàn Tổng công ty.
Về quản lý vốn và tài sản: Tổng công ty đã chủđộng linh hoạt cung ứng vốn một cách hợp lýđểđiều hoà nhịp điệu sản xuất, cơ cấu chủng loại mặt hàng kinh doanh, tạo nên sựđồng bộ. Tổng công ty đã có những cố gắng để từng bước xoá dần khoảng cách giữa các đơn vị thành viên. Vốn được sử dụng có hiệu quả hơn vàđược kiểm soát chặt chẽ. Tổng công ty đã chủ trương và tiến hành ký hợp đồng tín dụng hạn mức cho toàn ngành với các Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng công thương Việt Nam. Đây là biện pháp điều hành thuận lợi, tạo điều kiện nhanh gọn thuận lợi trong công tác bảo lãnh nhập khẩu, mua hàng thép sản xuất trong nước.
Về lợi nhuận: hoạt động kinh doanh của Tổng công ty là khả quan. Năm 1998, Tổng công ty còn lỗ 4.351 tỷđồng song sang năm 1999, 2000 nhiều doanh nghiệp thành viên đã phấn đấu giảm lỗ và tiến đến có lãi. Năm 1998, Tổng công ty có 8 doanh nghiệp lãi, 5 doanh nghiệp lỗ. Năm 1999, có 10 doanh nghiệp lãi, 1 doanh nghiệp lỗ. Năm 2000, 10 doanh nghiệp lãi, 1 doanh nghiệp hòa vốn. Các công ty liên doanh thép cán, tôn mạ có lãi khá, một số liên doanh đã bùđắp được lỗ từ khi sản xuất đến nay. Trong đầu tư tài chính - liên doanh với nước ngoài bước đầu có hiệu quả kinh tế.