Cơ cấu lợi nhuận trước thuế

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh tại tổng công ty thép việt nam (Trang 56)

b- Đối với nhà nước:

2.3.1.1-Cơ cấu lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính, lợi nhuận từ hoạt động bất thường. Sự biến động của kết quả kinh doanh được thể hiện ở bảng 6

Bảng 6: Cơ cấu lợi nhuận trước thuế

Đơn vị : triệu đồng

NĂM M

NĂM 1999 NĂM 2000 SOSÁN

H2000/199 2000/199

CHỈTIÊU Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối

-Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh

-Lợi nhuận từ hoạt động tài chính -Lợi nhuận từ hoạt động bất thường 38.023 -7.154 12.877 87 -16 29 86.053 - 44.572 5.201 184 -95 11 48.030 -37.373 -7.676 Tổng lợi nhuận 43.746 100% 46.727 100% 2.981

( Nguồn: Báo cáo tài chính của Tổng công ty Thép Việt Nam)

Nhìn chung, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Tổng công ty là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lợi nhuận. Năm 1999, bộ phận lợi nhuận này chiếm 87% tổng số lợi nhuận của năm 1999. Sang năm 2000, tăng 86.053 triệu đồng chiếm 184% trong tổng số lợi nhuận của năm 2000, tức là tăng lên 84%. Điều này chứng tỏ Tổng công ty đã chú trọng đặc biệt không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tập trung nguồn lực tạo quy mô cho hoạt động này.

Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là bộ phận đáng kể trong tổng số lợi nhuận. Tuy vậy, hoạt động tài chính năm 1999 và năm 2000 đều lỗ.

Năm 1999 lợi nhuận từ hoạt động tài chính là lỗ 7.154 triệu đồng, năm 2000 lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm 37.373 triệu đồng tức là lỗ 44527 triệu đồng. Nguyên nhân chính như sau: Hàng tồn kho của Tổng công ty khá lớn.

Năm 1999 hàng tồn kho lên tới 888.996 triệu đồng. Sang năm 2000, đểđẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho, Tổng công ty thực hiện việc bán trả chậm đối với khách hàng. Việc này, một mặt góp phần giải phóng hàng tồn kho mặt khác Tổng công ty lại bị khách hàng chiếm dụng vốn. Một sốđơn vị còn bán chịu cho khách hàng (chủ yếu là công ty trách nhiệm hữu hạn và tư nhân) với số lượng lớn nhưng chưa cóđiều kiện ràng buộc chặt chẽđểđảm bảo an toàn về vốn. Kết quả là nợ khóđòi quá lớn dẫn đến phải đi vay với lãi suất cao để kinh doanh. Có nhiều đơn vị lãi suất tiền vay chiếm 40% đến 50% chi phí lưu thông. Hơn nữa, một lượng vốn lớn mà trước kia Tổng công ty vay đểđầu tư dài hạn nay đãđến hạn trả nợ. Như vậy, trong năm 2000, chi phí lãi vay là rất lớn. Năm 2000 lại là năm Tổng công ty thực hiện hạch toán theo Nghịđịnh số 27/1999/NĐ-CP ngày 20/4/1999 của Chính phủ, Thông tư số 63/1999-TT-BTC quy định lãi vay được đưa vào chí phí hoạt động tài chính (trước đây đưa vào chí phí quản lý doanh nghiệp). Vậy nên chi phí hoạt động tài chính năm 2000 rất cao trong khi đó lãi vay hàng bán trả chậm bị thất thoát không thu hồi được hoặc thu hồi được nhưng rất nhỏ nên thu từ hoạt động tài chính nhỏ dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2000 giảm mạnh.

Lợi nhuận từ hoạt động bất thường của Tổng công ty có xu hướng giảm. Lợi nhuận từ hoạt động bất thường năm 1999 là 12.87 triệu đồng sang năm 2000 giảm 7.676 triệu đồng đạt 5.201 triệu đồng. Lợi nhuận từ hoạt động bất thường giảm do thu nhập từ hoạt động bất thường giảm, chi phí từ hoạt động bất thường cũng giảm song tốc độ giảm thu nhập bất thường nhanh hơn tốc độ giảm của chi phí bất thường.

Tóm lại, các bộ phận cấu thành nên lợi nhuận trước thuế của Tổng công ty năm 2000 có nhiều biến động so với năm 1999. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất có xu hướng tăng còn lợi nhuận từ hoạt động tài chính còn nhiều nhược điểm cần khắc phục.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh tại tổng công ty thép việt nam (Trang 56)