Mục đích và phân loại đánh giá dự án phát triển giáo dục

Một phần của tài liệu Xây dựng tiêu chí đánh giá tác động của chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo cho dự án đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục khu vực tây bắc (Trang 34)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Mục đích và phân loại đánh giá dự án phát triển giáo dục

1.3.2.1. Mục đích của đánh giá

Việc đánh giá có thể đƣợc dùng cho những mục đích khác nhau. Một cách nhìn nhận mục đích của đánh giá là xem xét mức độ chú ý/chú trọng đến việc học tập, so với mức độ chú ý/chú trọng đến trách nhiệm giải trình.

Một quan điểm khác mới nổi lên ở trong các tài liệu cho rằng đánh giá có 4 mục đích khác biệt:

- Đạo đức: để báo cáo cho các nhà lãnh đạo chính trị và các công dân về việc thực hiện của một chính sách và những kết quả đã đạt đƣợc. Mục đích này kết hợp với các mục tiêu nhằm nâng cao trách nhiệm giải trình, có thêm thông tin và phục vụ cho dân chủ;

- Quản lý: để đạt đƣợc sự hợp lý hơn trong phân bổ tài lực và nhân lực ở những hành động khác nhau, và để cải thiện công tác của cấp quản lý đƣợc ủy nhiệm thực hiện các dịch vụ;

- Ra quyết định: để mở đƣờng cho những quyết định về việc sẽ tiếp tục, ngừng lại hay tái hoạch định chính sách;

- Giáo dục và thúc đẩy: để giúp giáo dục và thúc đẩy các cơ quan công quyền và các đối tác của họ bằng cách tạo khả năng cho họ hiểu đƣợc các quá trình mà họ tham gia vào và nhận dạng các mục tiêu của mình.

Các nhà đánh giá có uy tín trong lĩnh vực này đã mô tả những mục đích sau đây của công tác đánh giá:

- Cải thiện xã hội;

- Thúc đẩy bàn luận dân chủ;

- Giám sát và tuân thủ;

- Phát triển và quản trị tri thức;

- Cải thiện tổ chức;

- Thúc đẩy sự đối thoại và hợp tác của các đối tƣợng hƣởng lợi ích;

- Xác định tính liên quan, sự thực hiện, hiệu quả, hiệu suất, tác động và tính bền vững của dự án/chƣơng trình;

- Rút ra những bài học.

Suy cho cùng, mục đích của mọi công trình đánh giá là đáp ứng quyền lợi của những ngƣời sử dụng và những ngƣời đƣợc hƣởng lợi ích, cho dù họ là ai.

Những đối tƣợng thực sự đƣợc hƣởng lợi ích từ việc đánh giá là: - Các quan chức Chính phủ/Quốc hội;

- Các nhà quản lý và cán bộ chƣơng trình; - Các tổ chức phi chính phủ (NGOS); - Xã hội dân sự;

- Chủ dự án;

- Những ngƣời tham gia.

1.3.2.2. Phân loại đánh giá

Đánh giá đƣợc thực hiện để đánh giá hình thành, đánh giá tổng kết và đánh giá triển vọng đối với các dự án/chƣơng trình/chính sách.

Đánh giá hình thành là những đánh giá có ý định cải thiện sự thực hiện, thƣờng xuyên đƣợc tiến hành trong giai đoạn thực hiện của dự án hoặc chƣơng trình. Việc đánh giá này cũng có thể đƣợc tiến hành vì những lý do khác, chẳng hạn nhƣ theo những yêu cầu tuân thủ, pháp lý, hoặc là một bộ phận nằm trong một sáng kiến đánh giá lớn hơn.

Trái lại, đánh giá tổng kết là những nghiên cứu đƣợc tiến hành khi kết thúc một can thiệp (hoặc một giai đoạn của can thiệp đó) để xác định mức độ đạt đƣợc của các kết quả đã dự kiến. Đánh giá này có ý định cung cấp thông tin về giá trị của một chƣơng trình. Đánh giá hình thành là một công trình xem xét cách thức mà một chƣơng trình/chính sách/dự án đƣợc thực hiện, để xem liệu

―logic vận hành‖ đã đƣợc giả định của nó có tƣơng ứng với sự vận hành trong thực tế hay không và những kết quả nào (trƣớc mắt) mà các giai đoạn thực hiện đã đem lại. Loại hình đánh giá này thƣờng đƣợc tiến hành trong pha thực hiện của dự án/chƣơng trình, nhƣng cũng có thể đƣợc tiến hành sau (sau khi dự án/chƣơng trình đã hoàn thành). Một phần của công việc đƣợc gọi là ―theo dõi và đánh giá‖ cũng có thể đƣợc coi nhƣ những nghiên cứu (đƣợc định hƣớng) vào quá trình. Đánh giá hình thành có thể bao gồm các loại đánh giá nhanh, đánh giá trung hạn và đánh giá các quy trình thực hiện. Những đánh giá diễn ra trong giai đoạn thực hiện (đánh giá quy trình) cung cấp phản hồi, do vậy có thể giúp cải thiện việc thực hiện cũng nhƣ có thể nhận dạng và gỡ bỏ những vƣớng mắc đối với việc thực hiện.

Đánh giá trung hạn có thể đƣợc bắt đầu để chú trọng vào những bài học nhận đƣợc cũng nhƣ vào tính liên quan, hiệu quả và hiệu suất. Khi biện pháp can thiệp đã chín muồi, có thể đánh giá đƣợc những vấn đề bao gồm tính liên quan, hiệu quả, hiệu suất, những dấu hiệu tác động ban đầu, tính bền vững và sự ứng dụng của bên ngoài. Những bài học nhận đƣợc cũng có ý nghĩa quan trọng để định hƣớng cho những can thiệp trong tƣơng lai.

Đánh giá tổng kết (đánh giá kết quả/tác động) đƣợc tiến hành khi kết thúc một can thiệp (hoặc một pha của can thiệp đó) để xác định mức độ đạt đƣợc của những kết quả dự kiến và tác động đem lại. Đánh giá này có ý định cung cấp thông tin về giá trị và tác động của một chƣơng trình. Những đánh giá tổng kết có thể gồm: đánh giá tác động, nghiên cứu chi phí-hiệu quả, kinh nghiệm và những kinh nghiệm ngẫu nhiên.

Đánh giá sau (kết quả/tác động) nhìn chung đƣợc tiến hành sau khi can thiệp đã hoàn thành. Chúng đƣợc sử dụng để trả lời những câu hỏi về tính liên quan, hiệu quả, tác động, tính bền vững, sự ứng dụng bên ngoài và những bài học nhận đƣợc.

Thông thƣờng, cần phải có sự cân đối giữa 2 loại đánh giá trên. Các tổ chức thƣờng cần đến và sử dụng cả hai loại đó.

Các tổ chức cũng có thể có đƣợc ích lợi nếu áp dụng việc đánh giá triển vọng. Đánh giá này phần nào tƣơng tự nhƣ đánh giá giá trị khả dĩ đƣa lại. Chúng trả lời những câu hỏi: ―Liệu có đáng tiến hành đánh giá chƣơng trình/dự án này không?‖ và ―Liệu những lợi ích thu đƣợc có xứng đáng với nỗ lực/nguồn lực bỏ ra hay không?‖. Đánh giá triển vọng ―tổng hợp những thông tin theo dõi và đánh giá của những khảo sát trƣớc đây để đánh giá những kết quả khả dĩ của những dự án/chƣơng trình/chính sách mới đƣợc đề xuất [Ví dụ, các ủy ban quốc hội Mỹ và các cá nhân nghị sĩ thƣờng yêu cầu Tổng cục Kế toán (General Accounting Office-GAO) để đƣợc cố vấn về dự báo những kết quả khả dĩ của đạo luật đƣợc đề xuất‖]. GAO dựa vào một cơ sở dữ liệu rất bao quát về các dữ liệu KT-XH theo từng thời kỳ để có đƣợc thông tin cho những công trình đánh giá nhƣ vậy. Những đánh giá đó đƣợc thực hiện kém thƣờng xuyên hơn ở các quốc gia đang phát triển, nơi mà những dữ liệu bao quát nhƣ vậy có thể không có, tuy nhiên họ thƣờng có những thông tin theo dõi và đánh giá, có thể sử dụng đƣợc để chuẩn bị cho một công trình đánh giá triển vọng của dự án/chƣơng trình/chính sách.

1.3.3. Phương diện cần được đánh giá và cách thức sử dụng đánh giá dự án phát triển giáo dục

Các công trình đánh giá có thể xem xét nhiều phƣơng diện khác nhau của công cuộc phát triển. Dƣới đây là một số phƣơng diện đó:

- Các dự án: một can thiệp độc nhất đƣợc đƣa ra ở một địa phƣơng hoặc một dự án độc nhất đƣợc thực hiện ở nhiều địa phƣơng;

Các chương trình: một can thiệp bao gồm những hoạt động hoặc dự án khác nhau cùng đóng góp cho một mục tiêu chung.

- Các chính sách: những đánh giá về các tiêu chuẩn, hƣớng dẫn hoặc quy tắc do một tổ chức đề ra để hiệu chỉnh những quyết định phát triển;

- Các tổ chức: nhiều chƣơng trình can thiệp đƣợc cung cấp bởi một tổ chức; - Ngành: những đánh giá về các can thiệp ở toàn bộ một lĩnh vực chính sách cụ thể, chẳng hạn nhƣ giáo dục, lâm nghiệp, nông nghiệp và y tế;

- Chủ đề: những đánh giá về các vấn đề cụ thể, thƣờng mang tính liên ngành, chẳng hạn nhƣ vấn đề bình đẳng giới, hàng hóa sản phẩm toàn cầu, hoặc phát triển Mục tiêu Thiên niên kỷ;

- Hỗ trợ quốc gia: những đánh giá về sự tiến bộ so với kế hoạch, tác dụng chung của viện trợ, những bài học nhận đƣợc.

Có nhiều cách sử dụng kết quả đánh giá. Các đánh giá cung cấp phản hồi về chính sách/chƣơng trình/dự án cho các khách hàng, cơ quan Chính phủ, NGOs, công chúng và những đối tƣợng khác. Các kết quả đó có thể cung cấp thông tin về cách thức sử dụng các quỹ công.

Các đánh giá có thể giúp làm cho những chính sách, chƣơng trình và dự án có trách nhiệm giải trình về cách thức mà những chính sách/chƣơng trìinh/ dự án đó đã sử dụng quỹ công nhƣ thế nào. Chúng cũng có thể giúp những đối tƣợng hƣởng lợi biết đƣợc nhiều hơn về các chính sách/chƣơng trình/dự án của họ để đƣa lại những cải tiến nhất định. Các kết quả của đánh giá cũng có thể đem lại lợi ích cho việc cấp kinh phí và sở hữu. Carol Weiss, một chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực đánh giá, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc nhận dạng những sử dụng dự kiến của đánh giá trong giai đoạn lập kế hoạch ban đầu. Weiss nhấn mạnh rằng từ đầu đến cuối, quy trình đánh giá phải đƣợc thiết kế và thực hiện xoay quanh những nhu cầu của ngƣời sử dụng chủ yếu đƣợc dự kiến. Những ngƣời này sẽ chịu trách nhiệm thực hiện sự thay đổi dựa trên sự liên quan của họ với quá trình đó, hoặc với những phát hiện của công trình đánh giá.

Weiss cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đàm phán giữa nhà đánh giá hoặc nhóm đánh giá với ngƣời sử dụng chủ yếu đƣợc dự kiến để xác định những cách thức sử dụng đánh giá. Phần lớn các đánh giá đều có nhiều cách sử

dụng. Nhờ vào sự giao tiếp của các nhà đánh giá với những ngƣời sử dụng đƣợc dự kiến, có thể thiết lập sự đồng thuận về những cách thức sử dụng đánh giá.

Kết quả đánh giá có thể:

Giúp phân tích nguyên nhân vì sao đạt đƣợc hoặc không đạt đƣợc những kết quả dự kiến;

Tìm ra nguyên nhân đƣa lại những kết quả hoặc hệ quả ngoài dự kiến; Đánh giá cách thức và nguyên nhân vì sao những kết quả lại chịu ảnh hƣởng của những hoạt động đặc thù;

Làm sáng tỏ các quy trình thực hiện, những thất bại hoặc những thành công có thể xảy ra ở mọi cấp;

Giúp cung cấp những bài học, những lĩnh vực thành tựu và tiềm năng nổi bật và đƣa ra những khuyến nghị cụ thể để hoàn thiện và cải cách.

Các nhà đánh giá chuyên nghiệp đã phát triển một số cách, cả thực dụng lẫn lý thuyết/khái niệm để xem xét việc một đánh giá đƣợc sử dụng hoặc có thể đƣợc sử dụng nhƣ thế nào. Ở đây, chúng ta sẽ chú trọng vào các cách sử dụng đánh giá mang tính thực dụng.

Những cách sử dụng thực dụng đối với đánh giá

- Giúp đề ra quyết định phân bổ nguồn lực; - Giúp tƣ duy lại về các nguyên nhân của vấn đề; - Nhận dạng những vấn đề đang nổi lên;

- Hỗ trợ việc ra quyết định về những phƣơng án thay thế đang cạnh tranh nhau hoặc tốt nhất;

- Hỗ trợ cải cách và đổi mới khu vực công;

- Xây dựng sự đồng thuận về các nguyên nhân của vấn đề và cách thức ứng phó.

Tóm lại, các nhà quản lý có thể sử dụng thông tin từ công trình đánh giá để chú trọng vào:

Những vấn đề thiết kế và chiến lƣợc chính trị ở phạm vi rộng (Những công việc cần làm có đƣợc thực hiện hay không?)

Những vấn đề tác nghiệp và thực hiện (Những công việc có đƣợc thực hiện đúng cách không?)

Có những cách thức tốt hơn để tiếp cận với vấn đề không (Những điều gì đang học tập đƣợc?)

1.3.4. Tiêu chí và lĩnh vực đánh giá tác động của dự án phát triển giáo dục

1.3.4.1. Tiêu chí đánh giá dự án phát triển giáo dục

Lĩnh vực đánh giá phát triển đã đƣợc xây dựng theo tiêu chí của Ủy ban Hỗ trợ Phát triển (Development Assistance Committee - DAC). Năm 1991, DAC-Ủy ban của OECD đã hậu thuẫn và nâng cấp những nguyên tắc phát triển trong phạm vi rộng. Mạng lƣới của DAC về đánh giá phát triển đã tụ họp 30 Cục phát triển song phƣơng và đa phƣơng. Các Cục này có nhiệm vụ nghiên cứu tìm cách cải thiện công tác đánh giá để hỗ trợ phát triển hiệu quả hơn.

Với các mục đích đặt ra, chúng ta sẽ chú trọng vào 4 tiêu chí của DAC đối với công tác đánh giá sự hỗ trợ phát triển.

Tiêu chí của DAC đối với công tác đánh giá dựa án phát triển là:

- Tính liên quan: Mức độ mà hoạt động viện trợ thích hợp với những ƣu tiên và chính sách của các nhóm đối tƣợng mục tiêu, nơi tiếp nhận và nhà tài trợ;

- Hiệu quả: Số đo mức độ mà hoạt động viện trợ nhận đƣợc các mục tiêu đề ra;

- Hiệu suất: Số đo các đầu ra - cả chất lƣợng lẫn số lƣợng - liên quan tới các đầu vào. Đây là một thuật ngữ kinh tế, cho thấy việc viện trợ sử dụng những nguồn lực với khả năng ít tốn kém nhất để đạt đƣợc những kết quả cần thiết. Điều này nhìn chung đòi hỏi so sánh các cách tiếp cận thay thế nhau trong việc đạt đƣợc những đầu ra nhƣ nhau để xét xem quy trình nào có hiệu suất cao nhất đƣợc áp dụng;

Tính bền vững:

+ Những thay đổi tích cực và tiêu cực do sự can thiệp phát triển tạo ra, trực tiếp hoặc gián tiếp, mong muốc hoặc không mong muốn. Điều này liên

quan đến những tác động và ảnh hƣởng chính của hoạt động đối với những chỉ báo KT-XH, môi trƣờng và các chỉ báo phát triển khác của địa phƣơng. Việc xem xét cần phải quan tâm đến những kết quả mong muốn và không mong muốn và cần phải bao hàm tác động tích cực và tiêu cực của những nhân tố bên ngoài, chẳng hạn nhƣ những thay đổi về điều kiện thƣơng mại và tài chính;

+ Quan tâm đến việc đo xem liệu những lợi ích nhận đƣợc từ hoạt động có khả năng tiếp diễn hay không sau khi nhà tài trợ rút khỏi. Các dự án cần phải có tính bền vững về môi trƣờng cũng nhƣ về tài chính.

1.3.4.2. Lĩnh vực đánh giá tác động của dự án phát triển giáo dục

Để đánh giá tác động của dự án phát triển, cần phải căn cứ vào các lĩnh vực cần đánh giá. Các nghiên cứu về vấn đề này đã xác định các lĩnh vực cần đánh giá gồm:

- Đầu vào: các nguồn lực tài chính và vật liệu sử dụng trong dự án phát triển; - Các hoạt động: những hành động hoặc công việc đƣợc triển khai;

- Đầu ra: các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ do dự án phát triển mang lại; - Kết quả: những ảnh hƣởng hoặc thay đổi ngắn hạn hoặc trung hạn đạt đƣợc từ các đầu ra cụ dự án phát triển;

- Tác động: những hệ quả lâu dài của dự án phát triển có thể là những ảnh hƣởng tích cực hoặc không tích cực.

Kết luận chƣơng 1

1. Nghiên cứu về đánh giá chƣơng trình, dự án phát triển đã có một bề dày lịch sử phát triển. Theo đó những nghiên cứu về đánh giá chƣơng trình, dự án phát triển giáo dục đào tạo cũng rất phong phú. Tuy nhiên, những nghiên cứu ở Việt Nam về đánh giá tác động của chƣơng trình, dự án, đặc biệt là Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo còn rất hạn chế và không mang tính hệ thống.

2. Đánh giá tác động của dự án là quá trình đƣa ra nhận định/phán xét về tính hiệu quả của dự án đang tiến hành hoặc đã hoàn thành so với thiết kế, quá trình thực thi, kết quả đầu ra và tác động của dự án đó (những thay đổi có thể

Một phần của tài liệu Xây dựng tiêu chí đánh giá tác động của chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo cho dự án đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục khu vực tây bắc (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)