Trái phiếu chính phủ trên thị trường vốn:

Một phần của tài liệu Vai trò, mối quan hệ giữa nguồn vốn trong nước và ngoài nước đối với sự tăng trưởng, phát triển kinh tế (Trang 34 - 40)

II. VỐN NƯỚC NGOÀI ĐÓNG VAI TRÒ QUAN TRỌNG TRONG VIỆC THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM

5.Trái phiếu chính phủ trên thị trường vốn:

Tuy chỉ chính thức phát hành ra thị trường thế giới vào năm 2005 song trái phiếu Chính phủ Việt Nam đã đi được một chặng đường khá dài chia làm ba giai đoạn :

- Giai đoạn trước 2000:

Thời gian đầu, Chính Phủ Việt Nam thực hiện phát hành trái phiếu quốc tế nhằm mục đích chuyển đổi số nợ quá hạn nước ngoài. Với việc phát hành trái phiếu để chuyển đổi nợ, Việt Nam chính thức tham gia thị trường vốn quốc tế. Về cơ bản, đợt phát hành trái phiếu này cũng tuân theo những nguyên tắc chuẩn mực của phát hành trái phiếu quốc tế, song vẫn có điểm khác với việc phát hành mới là không huy động thêm đựơc lượng vốn mới, chủ đầu tư được xác định chính xác là các chủ nợ, các điều khoản chủ yếu phụ thuộc vào đàm phán nên không có tính thị trường, thủ tục phát hành cũng đơn giản hơn hẳn so với việc phát hành mới. Trái phiếu chuyển đổi nợ của Việt Nam có tính thanh khoản thấp, khối lượng trái phiếu giao dịch trên thị trường nhỏ bé nên Việt Nam cũng có chủ trưong phát hành trái phiếu ra nước ngoài để huy động vốn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia thị trường vốn quốc tế :

- Giai đoạn 2000- 2005:

Nhận thấy việc phát hành trái phiếu chính phủ ra quốc tế sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam có khả năng huy động vốn dài hạn với khối lượng lớn, tăng nguồn thu góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, Việt Nam đang trong quá trình lên kế hoạch thực hiện việc phát hành trái phiếu quốc tế một cách kỹ lưỡng.

- Giai đoạn 2005 đến nay:

Một sự kiện đáng ghi nhận là trong năm 2005, Chính phủ Việt Nam đã phát hành trái phiếu thành công ra thị trường vốn quốc tế, đánh dấu thời điểm Việt Nam chính thức tham gia vào kênh huy động vốn quan trọng này.Việc Việt Nam phát hành trái phiếu chính phủ ra nước ngoài đã tạo ra một chuẩn mực mới trong các kênh huy động vốn đồng thời nhận được sự hưởng ứng ủng hộ cũng như gây dựng được lòng tin đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Thực tế nhận thấy, số lượng các nhà đầu tư quổc tế tham gia mua trái phiếu lần này đạt mức kỷ lục trên thị trường vốn trong nhiều năm gần dây, với số

lượng hơn 255 nhà đầu tư, so với 150 nhà đầu tư mua trái phiếu của chính phủ Indonexia tháng 10/2005. Ngay ngày đầu tiên phát hành tại Hồng Kông, 19/10/2005, số lượng các nhà đầu tư đặt mua vào khoảng 1 tỷ USD, gấp 2 lần số lượng trái phiếu Chính phủ Việt Nam định phát hành. Đến ngày 26/10/200, sau khi chính phủ quyết định tăng khối lượng phát hành thêm 250 triệu USD (Tổng lượng phát hành là 750 triệu USD), số lượng các nhà đầu tư đặt mua đã tăng lên hơn gấp 3 lần, từ 1 tỷ thành 3 tỷ USD. Ngày 29/10/2005 là ngày định giá trái phiếu Chính phủ Việt Nam trên thị trường tài chính thế giới thì số lượng các nhà đầu tư đặt mua lên tới 4,5 tỷ USD, tức là gấp 6 lần số lượng trái phiếu Chính phủ Việt Nam định phát hành trong đợt này. Tất cả các nhà đầu tư quan trọng, có uy tín lớn trên thị trường tài chính thế giới từ Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ đều quan tâm, tham gia đặt mua trái phiếu của Chính Phủ Việt Nam với số lượng lớn. Đặc biệt lần này, một số Ngân hàng trung ương và các tổ chức đầu tư của Chính phủ các nước trong khu vực Châu Á đặt mua khoảng 50-100 triệu USD, trong đó Ngân hàng dự trữ quốc gia Malaysia tính đến nay chưa từng mua trái phiếu của quốc gia nào thì nay đã đặt mua trái phiếu của Chính phủ Việt Nam bằng tiền dự trữ với tổng số lượng vào khoảng 50 triệu USD. Điều này đã chứng tỏ được sức hút to lớn của trái phiếu Việt Nam trên thị trường vốn quốc tế. Kết quả mang lại là 750 triệu USD trái phiếu đã được bán hết với lãi suẩt danh nghĩa là 7,125%/năm, trong đó các nhà đầu tư Châu Á nắm giữ 38%,Châu Âu là 32% và Mỹ là 30%. Trong số các nhà đầu tư này, các quỹ đầu tư tài chính là đối tượng quan tâm nhiều nhất đến trái phiếu Việt Nam (chiếm tới 52%), còn lại là các ngân hàng( 25%), các công ty bảo hiểm (17%) và các công ty tài chính khác (7%).Theo Thứ trưởng Bộ Tài Chính Lê Thị Băng Tâm, lãi suất trái phiếu chính phủ Việt Nam phát hành rất hiệu quả, thấp hơn lãi suất trái phiếu của các nước trong khu vực có cùng hệ số tín nhiệm, lãi suất trái phiếu loại 10 năm ở Việt Nam thực trả là 7,125%/ năm, trong khi mức lãi suất trái phiếu Chính phủ Philippin loại 10 năm giao dịch ở mức 8,1%/ năm, còn trái phiếu Chính phủ Indonexia loại 10 năm giao dịch ở mức 7,8%. Đây cũng là một trong những yếu tố giúp cho trái phiếu Chính phủ Việt Nam đựơc bán một cách nhanh chóng.

Ngay lần đầu tiên phát hành, Chính phủ Việt Nam đã có được thành công khá rực rỡ. Ngày 3/11/2005 giờ Mỹ, tức ngày 04/11/2005 giờ Việt Nam, số tiền bán trái phiếu Chính phủ 750 triệu USD đã được chuyển về Việt Nam, số tiền này sẽ được bơm vào nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh với tốc độ trung bình 7-8% của Việt Nam. Dự báo đến năm 2010, khi nguồn vốn ODA rót cho Việt Nam không nhiều, nguồn vay tín dụng thương mại phải chịu lãi suất cao và những điều khoản ngặt nghèo...thì phát hành trái phiếu quốc tế để huy động vốn nước ngoài sẽ là một kênh huy động vốn cực kỳ quan trọng cho đầu tư phát triển của Việt Nam.

Việc huy động vốn ra bên ngoài của Việt Nam đã tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp khác như Tổng công ty Điện lực Việt Nam EVN, Tổng công ty dầu khí Việt Nam Petrolimex... gặp thuận lợi sau này. Với thành công này đã thúc đẩy các doanh nghiệp tăng những doanh nghiệp không đủ điều kiện phát hành trái phiếu quốc tế để vay vốn thì cũng có thêm cơ hội vay vốn trong nước .

*Hạn chế

- Mặc dù phát triển khởi sắc những năm qua, tuy nhiên không hẳn là không tồn tại những khó khăn nếu chúng ta thực hiện phát hành trái phiếu quốc tế trong giai đoạn này. Mức tín nhiệm của Việt Nam chưa đạt điểm đầu tư, lợi thế so sánh thấp hơn so với các quốc gia khác, khi đi vay sẽ phải chịu mức lãi suất lớn hơn. Mặt khác, giai đoạn 2000- 2005 khả năng khai thác vốn ODA còn tiềm tàng nên việc đi vay bằng phát hành trái phiếu phải đặt trong tương quan chung về vay nợ nước ngoài nên vay vốn bằng trái phiếu quốc tế cần được hạn chế. Hơn nữa, việc vay vốn phải gắn với mục tiêu sử dụng vốn cụ thể để đảm bảo có hiệu quả cao thực sự vì đây là nguồn vốn vay thương mại, nhà phát hành phải có năng lực tài chính đủ để thanh toán cả lãi và gốc khi đáo hạn, nếu sử dụng vốn không hiệu quả sẽ dẫn đến lãng phí, không có khả năng thanh toán nợ. Từ những điểm thuận lợi và khó khăn trên, Việt Nam cần thận trọng trong lần phát hành trái phiếu huy động vốn mới ra thị trường quốc tế để có thể mang lại kênh huy động vốn mới có lợi ích thiết thực.

Chương III : Một số giải pháp huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong nước và nước ngoài cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.

I.Các giải pháp tăng cường tính quyết định cho nguồn vốn trong nước:

1.Nguồn vốn Nhà nước:

Nguồn vốn nhà nước mà chủ yếu là nguồn vốn ngân sách là một nguồn vốn quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội của đất nước. Đây là cơ sở, là nền tảng để nước ta thực hiện được các kế hoạch CNH-HĐH, tạo môi trường đầu tư tốt nhằm thu hút các nguồn vốn khác. Chính vì vậy mà Nhà nước ta phải làm tăng ngân sách, và sử dụng nguồn vốn này một cách hợp lý và hiệu quả.

Ngân sách Nhà nước chính là phần tiết kiệm của Nhà nước, nó phản ánh hiệu số thu- chi ngân sách. Chính vì vậy mà để tăng ngân sách thì có thể tăng thu và giảm chi ngân sách:

*Thu ngân sách: chủ yếu là thu từ thuế.

Việc nâng cao tỷ suất thuế có ý nghĩa quyết định đến quá trình mở rộng tiết kiệm của chính phủ. Tỷ suất thuế có thể được nâng lên và đóng góp vào việc mở rộng tiết kiệm của chính phủ, thông qua thực hiên các biện pháp chủ yếu về thuế là: tăng định kì mức thuế hiện hành, ban hành thêm một số loại thuế mới để tận thu những khoản thất thu, cải tiến bộ máy quản lý để giảm thất thu và trốn thuế trên cơ sở biểu thuế hiện hành, cải cách cơ bản hệ thống thuế.

Tăng mức thuế hiện hành là biện pháp hiện hành thường là biện pháp thuận lợi, do việc tăng mức thuế suất mà không làm thay đổi gì về luật thuế hoặc bộ máy quản lý thuế. Nhưng thực tế ở nước ta và các nước đang phát triển đã chỉ ra rằng, việc tăng thuế thu nhập quá cao sẽ không khuyến khích hoạt động tiết kiệm để tái đầu tư của khu vực tư nhân cũng như của doanh nghiệp.

Tiết kiệm và khống chế khoản chi tiêu dùng thường xuyên của chính phủ, trong phạm vi nguồn thu thường xuyên có được. Chính phủ chỉ được vay để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư phát triển mà không hoặc rất hạn chế vay cho nhu cầu tiêu dùng thường xuyên.

Xác định sự cân đối và hợp lý giữa chi cho tiêu dùng thường xuyên và chi cho đầu tư, theo hướng tiết kiệm tiêu dùng thường xuyên và ưu tiên cho các nguồn lực cho đầu tư, đồng thời đảm bảo hiệu quả của chúng. Việc ưu tiên của chi ngân sách cho đầu tư chỉ góp phần làm tăng sự phát triển nếu như việc sử dụng vốn đầu tư đảm bảo tiết kiệm và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, trên cơ sở đã có sự cân nhắc, lựa chọn về lĩnh vực đầu tư như : tập trung chủ yếu vào cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển nguồn nhân lực, một phần khác đầu tư cho một số công trình có ý nghĩa quan trọng, cũng như dành khoản chi tiêu thích đáng cho các chi phí vận hành và bảo dưỡng các công trình trước đây.

Việc sử dụng vốn ngân sách Nhà nước như thế nào cho có hiệu quả cũng còn vấn đề nan giải. Để nâng cao hiệu quả đầu tư, phát huy tối đa ưu thế của vốn đầu tư Nhà nước trong xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, có nhiều việc phải làm và cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhưng trước hết phải tập trung vào các giải pháp sau:

- Giảm bớt gánh nặng bao cấp ngân sách, thông qua các biện pháp cổ phần hoá, tư nhân hoá các doanh nghiệp Nhà nước, mà chính phủ thấy không cần thiết phải nắm giữ sự tồn tại của chúng, khuyến khích cac thành phần kinh tế tự đầu tư mới và tái đầu tư trong tất cả các doanh nghiệp.

Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước được tiến hành thí điểm từ tháng 6 năm 1992. Tính đến ngày 31/12/2005, cả nước đã cổ phần hóa được 2.935 doanh nghiệp nhà nước. Trong đó, doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp, giao thông, xây dựng chiếm 66,0% ; ngành thương mại, dịch vụ chiếm 27,6%; ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 6,4%. Phân theo chủ sở hữu, doanh nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chiếm 61,7%; thuộc các Bộ, ngành chiếm 29%; thuộc các tổng công ty 91 chiếm 9,3%. Phân theo quy mô vốn, doanh nghiệp có vốn nhà nước dưới 5tỷ đồng chiếm 54,0%; từ 5-10tỷ đồng chiếm 23,0%; trên 10tỷ đồng chiếm 23,0%.

Sau 20 năm chuyển đổi nền kinh tế, nước ta đã đạt được một số thành tựu về tăng trưởng kinh tế, nhưng hiệu quả, chất lượng tăng trưởng còn chưa cao. Trên nền chung đó lại diễn ra quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy, triển vọng của quá trình cổ phần hóa sẽ như thế nào có quan hệ chặt chẽ với

chất lượng đổi mới nền kinh tế từ nay trở về sau.Quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước chỉ có hiệu quả khi :

Thứ nhất, điều chỉnh phương hướng đầu tư từ ngân sách nhà nước nhằm sử

dụng có hiệu quả nguồn vốn này, khai thác những lợi thế của đất nước và các nguồn đầu tư bên ngoài để đưa đến một mô hình kinh tế hợp lý.

Theo dõi quá trình phát triển kinh tế Việt Nam, giáo sư David Dapice đại học Harvard nêu rõ: thực tế mỗi năm Chính phủ Việt Nam đầu tư khoảng 30% GDP, nhưng chỉ tăng trưởng 7%-8%. Nếu biết đầu tư đúng thì tăng trưởng phải đạt ở mức 9%-10% như Trung Quốc. Theo cách tính toán trên, do đầu tư không phù hợp, chúng ta đã làm tổn thất 2% GDP của đất nước (khoảng 1 tỉ USD mỗi năm). Vì thế, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước phải dựa trên quan điểm tiết kiệm ngân sách, đầu tư khôn ngoan, chứ không phải chỉ là giải pháp cho những yếu kém trong kinh tế nhà nước. Trên thế giới, đã có những nước sử dụng rất hiệu quả ngân sách nhà nước. Ví dụ, Đài Loan vào thập kỷ 1960-1970 chỉ có mức thu nhập bình quân đầu người như Việt Nam hiện nay, nhưng họ đã đạt được tăng trưởng kinh tế ở mức 11% trong suốt 10 năm liền, tuy lượng đầu tư chỉ chiếm 25% ngân sách. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước phải hướng tới sự thu hút và

tập trung các nguồn vốn xã hội vào phát triển kinh tế, tạo ra hình ảnh nhân dân xây dựng và làm chủ nền kinh tế. Khi điều này được thực hiện thì các khâu của quy trình cổ phần hóa sẽ thay đổi, từ việc định giá doanh nghiệp, cơ cấu vốn điều lệ doanh nghiệp cổ phần, cơ cấu cổ đông, tổ chức bộ máy, đến những vấn đề nhân sự khác... sẽ không như hiện nay, mà sẽ bảo đảm cho doanh nghiệp hoạt động tốt hơn trước, có lợi cho người lao động, nhà đầu tư và cho cả nền kinh tế.

Thứ ba, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước phải tính tới những yêu cầu đặt ra

khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO để sau khi cổ phần hóa thì các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Tác động của việc gia nhập WTO tốt hay xấu đối với doanh nghiệp đã cổ phần hóa hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm và định hướng quy trình cổ phần hóa. Ở đây xin nêu lên hai vấn đề quan trọng:

• Cần xác định rõ: ai là chủ sở hữu thực tế của công ty cổ phần và chủ sở hữu phải gắn liền với trách nhiệm đối với công ty như thế nào?. Trong vấn đề này có một nội dung phải làm rõ: ai đại diện chủ sở hữu số vốn nhà nước trong công ty cổ phần nhằm chấm dứt quan hệ sở hữu nhà nước chung chung và không có trách nhiệm, kéo dài nhiều năm nay.

• Cần vận dụng: “Quy chế quản trị công ty” nhằm tạo ra môi trường đầu tư minh bạch, lành mạnh. Yêu cầu này chỉ thực hiện được khi có sự lựa chọn những giám đốc phù hợp với quy chế quản trị công ty, nhất là phải sớm đào tạo và bố trí các giám đốc tài chính của công ty (có vai trò và phạm vi hoàn toàn khác với kế toán trưởng trong doanh nghiệp kiểu cũ)

-Tập trung nâng cao chất lượng, tính đồng bộ, tính liên kết, tính pháp lý trong công tác quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản có tầm nhìn dài hạn trong công tác quy hoạch gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập của đất nước.

Một phần của tài liệu Vai trò, mối quan hệ giữa nguồn vốn trong nước và ngoài nước đối với sự tăng trưởng, phát triển kinh tế (Trang 34 - 40)