II. VỐN NƯỚC NGOÀI ĐÓNG VAI TRÒ QUAN TRỌNG TRONG VIỆC THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM
4. Nguồn vốn đầu tư gián tiếp(FPI):
Khi nguồn vốn ODA đang có xu hướng giảm trong những năm tới thì nguồn vốn FPI đã được chú ý khai thác như một nguồn bổ sung thay thế cho nguồn vốn viện trợ này.
Theo khảo sát của quỹ tiện tệ quốc tế (IMF) gần đây cho thấy, vào năm 2001 lợi nhuận từ vốn FPI thế giới tăng gấp 2 lần so với vốn FDI. Trong vòng 4 năm, đầu tư gián tiếp toàn cầu đã tăng 2 lần, nước có tỷ trọng đầu tư gián tiếp lớn nhất là Mỹ chiếm 24,5 %, tiếp đó là Anh chiếm 10%. Dòng vốn FPI đang trỗi dậy mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng tài chính 1997 và đang chuyển hướng đầu tư sang các quốc gia đang phát triển có tiềm năng nhằm hạn chế bớt rủi ro đầu tư.
Năm 2007 đã có nhiều thương vị FPI lớn.nổi bật là việc công ty bảo hiểm tập đoàn tài chính HSBC mua10% cổ phần Bảo việt với số tiền lên đế 225 triệu đôla mỹ.ta thấy chỉ một thương vụ thôi đã gần bằng con số'300 triệu đola mỹ mơ ước'của hồi 200.nhiều quĩ đang theo đuổi các khoản đầu tư có qui mô khá cao.Indochina Capital chẳng hạn,đã đưa ra tiêu chí từ 5-15 triệu đola mỹ mỗi khoản
Trong nền kinh tế toàn cầu hoá, các yếu tố sản xuất trong quá trình tái sản xuất hàng hoá dịch vụ đuợc dịch chuyển tự do từ nơi này sang nơi khác nhằm phát huy lợi thế so sánh của các quốc gia thông qua các cam kết mở rộng thị trường. Việt Nam đang nổi lên như một quốc gia có nhiều tiềm năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vì ngoài vị trí địa lý thuận lợi chính trị ổn định, tiềm năng tăng trưởng kinh tế dài hạn, Việt Nam còn là một quốc gia có nhiều lợi thế so sánh hấp dẫn nhà đầu tư như: nguồn lao động dồi dào, thị trường, tài nguyên thiên nhiên phong phú…Hơn nữa Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của mình trên bản đồ kinh tế khu vực và thế giới. Sự quan tâm của khu vực và thế giới đến Việt Nam, đặc biệt là trong thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, cộng với sự thành công của các nhà đẩu tư hiện hữu tại đây sẽ mở ra một cơ hội lớn trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Với các yếu tố thuận lợi khách quan, Việt Nam hoàn toàn có khả năng khai thác tiềm năng dòng chảy vốn FPI của thế giới phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của mình.
Thực tế ở Việt Nam, nguồn vốn FPI chưa được quan tâm thích đáng, tuy nhiên chúng ta cũng đã có được những thành công đáng kể. Sau cuộc khủng hoảng năm 1997, nguồn vốn FPI vào Việt Nam có xu hướng tăng nhưng quy mô còn nhỏ và chiếm tỷ lệ thấp so với FDI. Một số quỹ mới hoạt động ở Việt Nam từ năm 2001 có quy mô vốn bình quân từ 5-20 triệu USD cho một quỹ nhỏ hơn giai đoạn 1991-1997, chiếm 1,2% vốn FDI, tăng lên 3,4% năm 2004, tỷ lệ này còn qúa thấp so với các nước trong khu vực khi mà ở họ, tỷ lệ FPI/FDI vào khoảng 30-40%.
Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy đầu tư FPI vàoViệt Nam vẫn có xu hướng tăng nhanh, năm 2006 đã xuất hiện nhiều quỹ đầu tư mới, cũng như sự cam kết tăng vốn của các quỹ hiện hữu. Quỹ Vietnam Opportunity Fund (VOF) vừa thông báo tăng thêm 76 triệu USD nữa, nâng quy mô vốn đến thời điểm hiện tại là 171 tỷ USD. Phía VinaCapital, đơn vị quản lý quỹ VOF, kỳ vọng sẽ đầu tư hết khoản vốn tăng thêm này trong khoảng từ 6 đến 9 tháng, sau đó tiếp tục gọi vốn để tăng quy mô vốn đầu tư lên tới 250 triệu USD cuối năm 2006. Theo các
nhà đầu tư cho biết, lý do để họ hướng về Việt Nam là chính phủ đã khẳng định đuợc vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển của nền kinh tế, tính chuyên nghiệp hoá của môi trường đầu tư và sự thành công của các nhà đầu tư hiện hữu
Nửa cuối năm 2006, lượng vốn FPI vào Việt Nam khá mạnh, lên đến 3 tỷ USD góp phần làm cho thị trường chứng khóan Việt Nam trở nên nóng bỏng. Đầu năm 2007, lượng vốn FPI còn tăng mạnh hơn, ước tính đến nay đã lên tới trên 4 tỷ USD, chiếm gần 1/3 tổng giá trị vốn hoá thị trường (khoảng 14 tỷ USD). Trong thời gian sắp tới, khi có nhiều công ty đại gia đựoc cổ phần hoá và niêm yết lên sàn, số vốn này sẽ còn tiếp tục tăng lên.