Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty

Một phần của tài liệu Thực trạng marketing và giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing tại công ty TNHH tiếng vang việt nam (Trang 36)

a. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 2 năm gần đây:

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bảng 2.7. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012, 2013

Đơn vị tính: VNĐ..

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Tỷ lệ

Tổng giá trị tài sản 11.762.676.700 14.134.294.540 120,16

Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ 17.630.000.000 18.932.000.000 107,39

Giá vốn hàng bán 7.578.000.000 8.842.000.000 116,68

Lời nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10.052.000.000 10.090.000.000 100,38

Thu nhập khác 567.000.000 684.000.000 120,63

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 9.443.000.000 10.449.000.000 110,65

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 2.360.750.000 2.612.250.000 110,65

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 7.082.250.000 7.836.750.000 110,65

(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Tiếng Vang Việt Nam.)

Qua bảng trên, chúng ta thấy rằng: Tổng giá trị tài sản của tổng công ty ngày càng tăng. Cụ thể, tổng tài sản của công ty năm 2013 tăng so với năm 2012 20,16% tương đương hơn 2 tỷ VNĐ. Qua phân tích, Công ty đã đầu tư nhiều vào cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng. Khép lại năm 2013 với nhiều thách thức từ những khó khăn của nền kinh tế trong nước và thế giới, nhưng lợi nhuận sau thuế của công ty tăng đáng kể so với năm 2012, tăng 10% tương đương với 754.500 nghìn VNĐ. Điều này cho thấy Công ty đã có những chính sách khá phù hợp với tình hình kinh tế khó khăn hiện nay.

b. Tình hình hoạt động tài chính.

Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12.

Trích khấu hao tài sản cố định.

• Tài sản cố định hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính. Thời gian khấu hao cụ thể như sau:

Bảng 2.8. Khấu hao tài sản cố định hữu hình.

Nhóm tài sản Thời gian (năm)

Nhà cửa, vật kiến trúc 25

Phương tiện vận tải 08

Thiết bị văn phòng, dụng cụ quản lý 14

• Tài sản cố định vô hình và khấu hao.

Tài sản cố định vô hình được trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế, thể hiện giá trị phần mềm máy tính và được khấu hao theo phương pháp đường thẳng trong vòng 03 năm.

Mức lương bình quân.

Bảng 2.9: Bình quân thu nhập/tháng của người lao động trong Công ty.

Đơn vị tính: VNĐ.

Chỉ tiêu 2012 2013

Mức lương bình quân 3.500.000 4.200.000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ thay đổi so với năm trước NA 20%

(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Tiếng Vang Việt Nam)

Qua bảng trên chúng ta thấy, bình quân thu nhập/tháng của người lao động trong Công ty ngày càng tăng. Cụ thể, mức lương bình quân năm 2013 tăng 700.000 so với năm 2012, tăng 20%. Điều đó cho thấy rằng, Công ty ngày càng quan tâm đến đời sống vật chất của các cán bộ công nhân viên, tạo ra sợi keo gắn kết giữa cán bộ công nhân viên và tổng công ty ngày càng bền vững hơn, tạo động lực thúc đẩy sự sáng tạo và cống hiến cho tổng công ty nhiều hơn.

Thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Công ty thực hiện tốt việc thanh toán các khoản nợ đến hạn. Căn cứ vào báo cáo tài chính năm 2012, 2013 của Công ty, Công ty không có các khoản nợ quá hạn.

Bảng 2.10. Số dư các quỹ của Công ty

Đơn vị: VNĐ.

Các quỹ 2012 2013 Tỷ lệ

Quỹ khen thưởng 249.109.000 327.293.000 131

(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Tiếng Vang Việt Nam)

Qua bảng trên ta thấy quỹ khen thưởng của công ty ngày càng tăng. Cụ thể, nếu năm 2012 quỹ dự trữ bắt buộc của tổng công ty là 249.109 nghìn đồng, thì năm 2013 327.109 nghìn đồng, tăng 31% so với năm 2011. Công ty ngày càng có chính sách khích lệ nhân viên hơn.

Tổng dư nợ vay.

Bảng 2.11: Tình hình dư nợ vay theo Báo cáo tài chính.

TT Chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2013 1 Vay và nợ ngắn hạn 1.437.066.000 1.871.730.000 2 Vay và nợ dài hạn 754.691.000 759.345.395 3 Các khoản nợ quá hạn - - Tổng cộng 2.191.757.000 2.631.075.395 Đơn vị: VNĐ.

(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Tiếng Vang Việt Nam)

Tình hình công nợ hiện nay

Bảng 2.12: Các khoản phải thu của Công ty năm 2012, 2013.

Đơn vị: VNĐ.

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013

1. Phải thu của khách hàng 803.200.000 884.504.000

2. Các khoản phải thu khác 6.120.000 6.000.000

(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Tiếng Vang Việt Nam)

Bảng 2.13: Các khoản phải trả của Công ty năm 2012, 2013.

Đơn vị: VNĐ.

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013

I. Nợ ngắn hạn 1.437.066.000 1.871.730.000

1. Phải trả cho người bán 960.645.000 1.220.450.000

2. Người mua trả tiền trước 476.421.000 651.280.000

II. Nợ dài hạn 754691000 759345395

1. Vay và nợ dài hạn 528231000 459580195 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 226460000 299765200

(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Tiếng Vang Việt Nam)

c. Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu. 2.1.5. Phân loại chi phí và giá thành a. Phân loại chi phí

Dựa vào tình hình kinh doanh của Tổng công ty, để phù hợp với yêu cầu quản lý và tính giá thành sản phẩm hoàn thành, chi nhánh phân loại chi phí theo khoản mục. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất ở Tổng công ty được tổng kết qua:

Bảng : Một số loại chi phí của sản phẩm.

Chỉ tiêu Nội dung

Chi phí NVL trực tiếp (TK 621)

Chi phí nguyên vật liệu chính là gỗ, chi phí nguyên vật liệu phụ là đinh, vít, ke góc…

Chi phí nhân công trực tiếp (TK 622)

Phí tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất.

Chi phí sản xuất chung gồm (TK 627):

Chi phí khấu hao tài sản cố định, lương nhân viên quản lý, chi phí nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, chi phí bằng tiền khác…

(Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Tiếng Vang Việt Nam)

Ngoài ra, khi tính chỉ tiêu giá thành toàn bộ thì chỉ tiêu giá thành còn bao gồm các khoản mục: chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 641) và chi phí bán hàng (TK 642). Với cách phân loại theo kiểu truyền thống này thì các số liệu tập hợp được chỉ phục vụ cho khâu tính giá thành mà chưa đáp ứng được thông tin cung cấp cho việc ra các quyết định quản trị.

b. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế tại chi nhánh công ty

Đối tượng tập hợp chi phí: Việc xác định đối tượng tập hợp CPSX là quan trọng. Xác định đúng đối tượng kế toán tập hợp CPSX phù hợp với đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đáp ứng được yêu cầu quản lý CPSX của chi nhánh giúp cho tổ chức tốt nhất công việc kế toán tập hợp CPSX. Tại chi nhánh việc xác định đối tượng tập hợp CPSX là khâu đầu tiên được thực hiện trong tổ chức hạch toán quá trình sản xuất. Chi nhánh với dây chuyền sản xuất khép kín, sản phẩm phải qua nhiều bước công việc mới hoàn thành, bán thành phẩm của chi nhánh không bán ra ngoài; thêm vào đó, đặc điểm tổ chức sản xuất giản đơn, đơn chiếc và không có thành phẩm tồn kho (vì chi nhánh sản xuất theo đơn đặt hàng) nên đối tượng tập hợp CPSX của chi nhánh công ty là theo từng sản phẩm.

Đơn vị tập hợp chi phí theo từng tổ sản xuất. Với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì đơn vị theo dõi và tập hợp chi tiết cho từng loại sản phẩm. Cuối tháng đơn vị tiến hành tập hợp chi phí và tính giá thành cho toàn bộ sản phẩm sản xuất được hoàn thành trong tháng.

Phương pháp tập hợp chi phí: chi nhánh áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Như vậy việc nhập, xuất và tồn kho nguyên vật liệu, hàng hoá được theo dõi một cách thường xuyên trên sổ kế toán (các bảng kê nhập, xuất, tồn kho).

Đơn vị tiến hành sản xuất theo đặt hàng nhưng không tính giá thành cho các đơn hàng mà chỉ tính giá thành cho toàn bộ sản phẩm của đơn vị theo từng tháng.

Do đặc điểm sản xuất của chi nhánh là sản xuất đơn chiếc, quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục nên phương pháp tính giá thành áp dụng trong chi nhánh là phương pháp tính trực tiếp (giá thành sản phẩm là toàn bộ CPSX liên quan đến sản phẩm đó). Giá thành được tính theo công thức:

Tổng giá thành sản phẩm = CPSX dở dang đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ - CPSX dở dang cuối kỳ

Một phần của tài liệu Thực trạng marketing và giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing tại công ty TNHH tiếng vang việt nam (Trang 36)