9. Cấu trúc của luận văn
2.1.2. Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng của chương “Động lực học chất
điểm” sách giáo khoa Vật lí lớp 10 nâng cao
Chủ đề Mức độ cần đạt
Kiến thức Kĩ năng
1. Lực. Tổng hợp và phân tích lực
- Phát biểu được định nghĩa của lực và nêu được lực là một đại lượng vectơ.
- Phát biểu được quy tắc tổng hợp các lực tác dụng lên một chất điểm và phân tích một lực thành hai lực theo các phương xác định Vận dụng được quy tắc tổng hợp và phân tích lực để xác định hợp lực của hai lực và phân tích một lực thành hai lực thành phần. 2. Ba định luật Niu-tơn
- Nêu được quán tính của vật là gì và kể được một số ví dụ về quán tính.
- Phát biểu được định luật I Niu-tơn
- Hiểu rõ mối quan hệ giữa các đại lượng gia tốc, lực và khối lượng thể hiện trong định luật II Niu-tơn và viết được hệ thức của định luật này, nêu được khối lượng là số đo mức quán tính.
- Biết vận dụng định luật I Niu-tơn để giải thích một số hiện tượng vật lí, biết đề phòng những tác hại có thể có của quán tính trong đời sống, nhất là chủ động phòng tránh tai nạn giao thông. - Biết vận dụng định luật II Niu-tơn và nguyên lí độc lập của tác dụng để giải các bài tập đơn giản.
- Hiểu được rằng tác dụng cơ học bao giờ cũng diễn ra theo hai chiều và các lực tương tác giữa hai vật là hai lực trực đối.
III Niu-tơn để giải thích một số hiện tượng liên quan đến sự bằng nhau và trái chiều của tác dụng và phản tác dụng. 3. Các lực cơ học: lực hấp dẫn, lực đàn hồi, lực ma sát. - HS hiểu được rằng hấp dẫn là một đặc điểm của mọi vật trong tự nhiên. Nắm được biểu thức, đặc điểm của lực hấp dẫn, trọng lực.
- Biết các dùng phương pháp toạ độ để thiết lập phương trình quỹ đạo của vật bị ném xiên, ném ngang.
- Nêu được ví dụ về lực đàn hồi và những đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo và dây căng (điểm đặt, hướng). Phát biểu được định luật Húc và viết hệ thức của định luật này đối với độ biến dạng của lò xo. - Nêu được đặc điểm của lực ma sát trượt, ma sát nghỉ và ma sát lăn. Viết được công thức tính lực ma
- Vận dụng được các biểu thức về lực hấp dẫn, trọng lực để giải các bài toán đơn giản.
- Biết giải bài toán về chuyển động của vật ném ngang, ném xiên.
- Vận dụng được định luật Húc để giải các bài tập về sự biến dạng của lò xo.
- Biết vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng thực tế có liên quan tới ma sát và giải bài tập.
sát trượt và lực ma sát nghỉ cực đại. - Xác định được hệ số ma sát trượt bằng thí nghiệm. 4. Lực hướng tâm
Nêu được lực hướng tâm trong chuyển động tròn đều là tổng hợp các lực tác dụng lên vật và viết được
hệ thức 2 2 ht mv F m r r Xác định được lực hướng tâm và giải được bài toán về chuyển động tròn đều khi vật chịu tác dụng của một hoặc hai lực.
5. Hệ quy chiếu phi quán tính. Lực quán tính.
- Nêu được hệ quy chiếu phi quán tính là gì và đặc điểm của nó.
- Viết được công thức lực quán tính đối với vật đứng yên trong hệ quy chiếu phi quán tính.
- Biết vận dụng các khái niệm về lực quán tính để giải thích hiện tượng tăng; giảm; mất trọng lượng, giải thích được ứng dụng của lực quán tính li tâm.
- Biết vận dụng lực quán tính li tâm để giải được một số bài toán động lực học về chuyển động tròn đều. 6. Phương pháp
động lực học
Hiểu được nội dung của phương pháp động lực học là dựa vào các định luật Niu-tơn và các lực cơ học để xác định chuyển động của vật.
- Vẽ được hình diễn tả các lực chi phối chuyển động của vật.
- Biết vận dụng các định luật Niu-tơn để giải bài toán về chuyển động của một vật, chuyển động của hệ vật trên mặt đỡ nằm ngang, nằm nghiêng.