Qui trình xây dựng bài giảng có tích hợp PTKT và CN trong dạy học

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận công nghệ phần bài tập chương Động lực học chất điểm sách giáo khoa vật lý lớp 10 nâng cao (Trang 25)

9. Cấu trúc của luận văn

1.2.5. Qui trình xây dựng bài giảng có tích hợp PTKT và CN trong dạy học

Việc áp dụng PTKT và CN trong dạy học rất phong phú và đa dạng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mục tiêu dạy học, đặc thù nội dung dạy học và các điều kiện khách quan khác. Tuy nhiên, có thể tóm tắt qui trình xây dựng một bài giảng có tích hợp PTKT và CN trong dạy học bằng sơ đồ 1.4.

Tính hiệu quả của một bài giảng có tích hợp PTKT và CN phụ thuộc vào cả 2 yếu tố: ý tưởng sư phạm và ý tưởng công nghệ. Do vậy, để xây dựng được một bài giảng có tích hợp PTKT và CN cần phải tích hợp một cách hài hòa giữa 2 yếu tố trên. Qui trình xây dựng bài giảng có tích hợp PTKT và CN có các bước chính sau :

◙ Bước 1: Thiết kế ý đồ bài giảng (xây dựng kịch bản sư phạm và kịch bản công nghệ)

Kịch bản sư phạm có thể được ví như linh hồn của bài giảng điện tử, mang lại một cái nhìn xuyên suốt, nhất quán về tính logic của nội dung, cấu trúc các thông tin liên quan đến bài học, tính tuần tự, hợp lý, tương thích của các phương pháp, kỹ thuật triển khai QTDH, các hình thức giao tiếp, hoạt động của người dạy và người học... Trong quá trình xây dựng kịch bản sư phạm, người dạy cần tính đến: mục tiêu của bài học (dạy học để làm được gì, dạy học cái gì, như thế nào, bằng phương tiện gì..?); nội dung của bài học (bao nhiêu là đủ, đâu là nội dung cốt lõi, cơ bản, bổ trợ..?); phương pháp triển khai (người dạy sẽ làm gì, người học sẽ phải làm gì, đặc điểm tương tác hoạt động giữa người dạy và người học trong từng giai đoạn triển khai là gì, những khó khăn gì có thể người học sẽ mắc phải..?); hình thức triển khai (người học có thể học dưới những hình thức nào với bài giảng điện tử này?); đặc điểm khái quát về đối tượng người học; tính khả thi về các yếu tố công nghệ khi truyền tải nội dung...

Trong quá trình xây dựng kịch bản công nghệ cần chọn lựa các công cụ đa phương tiện phù hợp (tránh lạm dụng các yếu tố công nghệ) giúp cho việc thể hiện nội dung được hiệu quả ; lựa chọn giao diện thân thiện với người học; tính toán khả năng đáp ứng ý đồ sư phạm về mặt kỹ thuật và tính khả thi về kinh tế...

Lựa chọn, phân loại, sắp xếp toàn bộ học liệu liên quan đến nội dung bài giảng; phân loại các học liệu theo tiêu chí phục vụ cho Nội dung cốt lõi- phải biết; Nội dung cơ bản-nên biết ; Nội dung nên-có thể biết, tham khảo...) hoặc các hoạt động chính diễn ra trong QTDH. Các tài liệu cần được chuẩn bị trước, phân chia thành các “gói” một cách logic, khoa học để tiện sử dụng.

► Có thể tập hợp tài liệu theo “gói nội dung”: - Tài liệu giới thiệu, hướng dẫn

- Tài liệu bắt buộc, tham khảo chính - Tài liệu đọc thêm

- Tài liệu thực hành

- Tài liệu kiểm tra đánh giá v.v.

► Có thể tập hợp học liệu theo “gói định dạng”: - Tài liệu văn bản (Word, PDF…)

- Học liệu Multimedia (Audio/Video file)

- Học liệu tranh ảnh minh họa, học liệu được số hóa (các file ảnh tĩnh/động)

- Học liệu web (HTML) v.v.

► Có thể tập hợp học liệu theo “gói chủ thể hoạt động”: - Học liệu dành cho người dạy

- Học liệu dành cho người học - Học liệu dành cho nhà quản lí v.v.

Sơ đồ 1.4. Quy trình xây dựng một bài giảng có tích hợp PTKT và CN trong dạy học.

Học liệu bổ trợ

Xác định mục tiêu

Xác định các nội dung trọng tâm

Lựa chọn phương pháp

Lựa chọn phương tiện, côngcụ

Công cụ trình chiếu Công cụ thực hành

Xây dựng kịch bản sư phạm,

kịch bản công nghệ

Triển khai thử nghiệm

Xây dựng phương án dự phòng

◙ Bước 3: Số hóa các học liệu

Lựa chọn các định dạng phù hợp để số hóa học liệu; ví dụ : lựa chọn các định dạng số hóa phù hợp cho các loại học liệu là văn bản, hình ảnh, âm thanh, ảnh, đồ họa, bản đồ, biểu đồ...).

Việc số hóa các học liệu cần đến sự trợ giúp của các phương tiện công nghệ phần cứng (ví dụ: máy ảnh kỹ thuật số, camera, máy quét v.v.) và các phần mềm chuyên dụng xử lí và đóng gói các định dạng văn bản, hình ảnh, đồ họa, video/audio file v.v.

◙ Bước 4: Chọn lựa, thiết kế đa phương tiện Lựa chọn và phối kết hợp các công cụ kỹ thuật công nghệ phù hợp để thiết kế các học liệu của bài giảng đã được số hóa.

- Các phần mềm xử lí văn bản, số liệu (Microsoft Office, Adobe v.v.) - Các phần mềm xử lí đồ họa (Flash, Corell Draw, Photoshop, Autocad, Picasa v.v.) và xử lí Audio/Video (Herosoft, VCD Cutter, Total Converter v.v.)

- Các phần mềm trình diễn (MS PowerPoint, Adobe Presenter, Proshow Gold v.v.) .

- Các phần mềm hỗ trợ học tập, kiểm tra đánh giá, phần mềm mô phỏng.

◙ Bước 5: Đóng gói bài giảng theo chuẩn

Cần thống nhất trước với các nhà quản lý về chuẩn đóng gói bài giảng nhằm tạo thuận lợi cho người học, các nhà quản lý, xây dựng, tổ chức chương trình đào tạo, các giáo viên trực tiếp thiết kế bài giảng...).

- Văn bản: sử dụng font Unicode

- Picture/Audio/Video file: định dạng phù hợp, kích thước nhỏ gọn - Các chuẩn đóng gói thông dụng: HTML, SCORM…

◙ Bước 6: Vận hành thử

Triển khai dạy học thí điểm trên nền thiết kế công nghệ, bài giảng đã được số hóa, tích hợp bài giảng điện tử trong dạy học truyền thống...). [3]

Như vậy, một cách khái quát có thể coi CNDH là quá trình sử dụng những thành tựu của khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào QTDH nhằm thực hiện mục đích dạy học với hiệu quả cao. Đó là sự công nghệ hoá QTDH, thông qua việc tổ chức một cách khoa học quá trình đó bằng cách xác định đúng đắn, chính xác, sử dụng một cách tối ưu các yếu tố như: đầu ra, đầu vào, nội dung dạy học, các điều kiện, PTKT dạy học, các tiêu chuẩn đánh giá.

Phương pháp và phương tiện dạy học được coi là công cụ cơ bản để đạt được mục đích và nhiệm vụ dạy học theo quan điểm CNDH. Hoạt động dạy học phải đạt kết quả về số lượng, chất lượng và hiệu quả dạy học. Chúng

được đo bằng mức độ thực hiện các mục tiêu đặt ra với chi phí tối ưu về thời gian, cơ sở vật chất và công sức của thầy, trò. Cho nên, theo quan điểm của CNDH, việc đánh giá kết quả dạy học về mặt định lượng là quan trọng. Tuy nhiên, phải kết hợp cả đánh giá về mặt định lượng với đánh giá về mặt định tính nhằm phản ánh kết quả dạy học một cách toàn diện, sâu sắc, khách quan. Muốn vậy, cần sử dụng phối hợp các PTKT như máy kiểm tra, máy tính với các hình thức kiểm tra khác nhau trong đó có sự tham gia tích cực của giáo viên.

CNDH nói riêng cũng như công nghệ đào tạo nói chung về bản chất là khoa học tích hợp nhiều ngành khoa học, được tổ chức một cách hợp lý với những PTKT hiện đại nhằm đạt kết quả đào tạo cao nhất. Có thể hiểu rằng nhiệm vụ của hoạt động dạy học theo quan điểm của CNDH chủ yếu gồm:

 Truyền đạt kiến thức cho người học;

 Kích thích hứng thú say mê tìm tòi nghiên cứu;

 Trau dồi văn hoá, khả năng lao động trí óc cho người học;

 Trau dồi quan điểm và niềm tin.

1.3. Những vấn đề lí luận về dạy học BTVL

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học theo hướng tiếp cận công nghệ phần bài tập chương Động lực học chất điểm sách giáo khoa vật lý lớp 10 nâng cao (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)