BAN GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
PHÒNG KẾ HOẠCH XÂY DỰNG
PHÒNG
KINH DOANH KẾ TOÁNPHÒNG TÀI VỤ PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH ĐỘI XỦ LÝ RÁC ĐÔI XE VẬN CHUYỂN ĐỘI VỆ SINH TRẦN PHÚ ĐỘI VỆ SINH HÒA LẠC ĐỘI VỆ SINH KA LONG ĐỘI VỆ SINH TRÀ CỔ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Hình 4.2. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị * Thực trạng lao động và tổ chức sản xuất
- Lao động: Tổng số công nhân lao động thuộc công ty năm 2010 là 156 người, bộ phận quản lý là 27 người.
Trong đó:
- Trình độ đại học 13 người - Trình độ trung cấp 13 người - Cao đẳng kỹ thuật 03 người - Công nhân kỹ thuật 11 người - Tổ chức biên chế nhân lực của công ty gồm có: Ban giám đốc, cỏc phũng ban chuyên môn nghiệp vụ, và các tổ đội sản xuất.
Bảng 4.11. Tổ chức nhân lực của công ty
TT Đơn vị Đơn vị tính Số người
I BỘ PHẬN QUẢN LÝ Người 27
1 Ban Giám đốc Người 02
2 Phòng kế toán, tài vụ Người 04
4 Phòng Kinh doanh Người 08
5 KHNV - Xây dựng - Kỹ thuật Người 10
II BỘ PHẬN SẢN XUẤT Người 156
1 Đội xe vận chuyển Người 21
2 Đôi quản lý công viên cây xanh Người 29
3 Đội vệ sinh Hòa lạc Người 28
4 Đội vệ sinh Trần phú Người 28
5 Đội vệ sinh Ka Long Người 29
6 Đội vệ sinh Trà Cổ Người 21
(Nguồn: Công ty môi trường và Công trình đô thị Múng Cỏi, 2011)[11] 4.2.3.2. Hiện trạng công tác thu gom và vận chuyển
a) Thực trạng công tác thu gom
Công ty có 127 người tham gia vào công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt của thành phố.
* Quy trình thu gom
Hình 4.3. Quy trình thu gom rác thải
Công nhân xuất phát từ các địa điểm đặt thùng rồi đẩy thùng 660L đi thu gom tại các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt đến khi đầy thùng đẩy xe về các điểm tập kết rác tạm thời và đổi xe mới tiếp tục công tác thu gom rác đến khi hết rác thải tại các nguồn phát sinh. Các xe cuốn ộp rỏc xuất phát từ đội xe của công ty chạy theo lộ trình cùng với 2 công nhân thu gom. Khi đến điểm tập kết rác tạm thời xe cuốn rỏc lờn thựng. Khi thùng đầy rác xe vận
Rác thải sinh hoạt
Thu gom bằng phương pháp thủ công và bằng các phương tiện chuyên dụng
Điểm tập kết tạm thời
chuyển tới bãi rác và tiếp tục lộ trình của mình kết thúc công việc khi hết rác tại các điểm tập kết rác tạm thời.
* Phương tiện thu gom
Gồm có 205 xe thu gom rác đẩy tay, xe cuốn ộp rỏc loại 7 m3 có 3 chiếc, loại 4 m3 có 1 chiếc, loại 2,5 m3 có 3 chiếc.
- Thời gian làm việc 3 ca/ngày đêm + Sáng 5h đến 8h30’
+ Trưa 10h đến 13h 30’ + Tối 17h đến 21h30’
Đảm bảo xúc hết không tồn đọng rác trong ngày. Đặc biệt là các phường trung tâm như: Ka Long, Ninh Dương, Hải Hòa, Hòa Lạc, Ninh Dương, Trà Cổphải sạch rác trước 6h30’ sáng.
* Thực trạng thu gom, vận chuyển rác Thực hiện thu gom và vận chuyển:
- Tổng số cung đường: 74 tuyến, với tổng chiều dài 37.490 m - Tổng chiều dài vỉa hè: 71.180 m
- Tổng diện tích lòng đường và vỉa hè: 738.625 m2
Trong đó: + Diện tích lòng đường: 346.905 m2 + Diện tích vỉa hè 391.720 m2 - Tổng diện tích quét dọn: 133.254 m2 Trong đó: + Diện tích lòng đường: 37.490m ì 3m ì 90% = 101.233 m2 + Diện tích vỉa hè: 71.180m ì 0,5m ì 90% = 32.031 m2
Bảng 4.12. Lượng rác phát sinh và thu gom được tại thành phố Múng Cỏi Tỉnh Quảng Ninh
Năm Lượng rác phát sinh (tấn) Lượng rác thu gom (tấn) Tỷ lệ (Thu gom/ phát sinh) 2009 23.579,25 22.400,29 95 % 2010 24.290,71 23.137,345 95,4%
Quý I/2011 6.300,83 6.029,9 95,7%
(Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi trường thành phố Múng Cỏi)[15]
Qua bảng số liệu về tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phố Múng Cỏi giỳp chúng ta thấy được tỷ lệ thu gom rác hàng năm tăng lên do có sự quan tâm của các cơ quan quản lý và sự đầu tư trang thiết bị. Tuy nhiên lượng rác thải sinh hoạt chưa được thu gom vẫn còn lớn đòi hỏi cần có sự quản lý tốt hơn nữa tiến tới một thành phố không còn lượng rác thải sinh hoạt không được thu gom. Tạo môi trường sạch sẽ, gìn giữ môi trường trong lành cho thế hệ tương lai.
Lượng rác thải sinh hoạt chưa được thu gom chủ yếu là do quá trình vận chuyển rơi vãi, lượng rác thải còn sót lại các điểm tập kết tạm thời vì lẫn cùng với đất đá. Và ý thức của người dân chưa cao, đổ rác không đúng giờ, không đúng nơi quy định, đổ rác tại vườn nhà mình và tại các ao hồ gây khó khăn cho quá trình thu gom của công nhân môi trường.
Tại các khu dân cư chưa có các thùng chứa rác thải, lượng rác thải sinh hoạt của người dân được đựng vào túi nilon và vứt bên vỉa hè rất dễ phát tán khi có gió và động vật tha đi.
Lượng rác phát sinh và lượng rác thải thu gom mỗi ngày tùy thuộc vào từng thời điểm, thời tiết và những ngày nghỉ lễ tết, hội hè mà lượng rác thải phát sinh cũng như lượng rác thải thu gom sẽ thay đổi theo.
Các điểm tập kết tập thời để xe ộp rỏc tới vận chuyển tới các bãi rác của thành phố:
- Ka Long: 7 điểm - Hòa Lạc: 6 điểm - Trần Phú: 12 điểm (6 điểm tại các chợ) - Hải Yên: 6 điểm - Hải Hòa: 4 điểm - Ninh Dương: 3 điểm - Trà Cổ: 7 điểm
Tại các điểm tập kết rác tạp thời phải đảm bảo các yêu cầu bãi rộng, có chỗ quay đầu cho xe ô tô và đủ chỗ để các xe rác đẩy tay, không quá gần khu dân cư và khu vui chơi của trẻ em. Trung bình mỗi điểm tập kết rác tạm thời
cách nhau khoảng 800 m, khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ dân cư và lượng rác phát sinh.
b) Công tác vận chuyển
Bảng 4.13. Số lượng công nhân và xe vận chuyển rác tại thành phố Múng Cái - tỉnh Quảng Ninh
Năm Công nhân (người ) Xe ô tô vận chuyển
2008 147 5
2009 150 5
2010 156 7
Quý I/2011 156 7
(Nguồn: Công ty môi trường và Công trình đô thị Múng Cỏi, 2011)[11]
4.3. Thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Múng Cỏi - tỉnh Quảng Ninh Quảng Ninh
4.3.1. Tình hình quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Múng Cỏi - tỉnh Quảng Ninh bằng các biện pháp kinh tế - xã hội Quảng Ninh bằng các biện pháp kinh tế - xã hội
4.3.1.1. Công tác thực hiện ban hành các văn bản quản lý nhà nước về rác thải
Thành phố Móng Cái đã thực hiện tốt các văn bản pháp luật của nhà nước và của tỉnh Quảng Ninh về quản lý nhà nước về môi trường nói chung và quản lý rác thải nói riêng. Cụ thể cú cỏc văn bản pháp lý sau:
- Quyết định số 4252/QĐ - UBND ngày 25/12/2009 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Kế hoạch số: 1925/KH - UBND ngày 19/5/2010 của UBND tỉnh Quảng Ninh “Kế hoạch BVMT tỉnh Quảng Ninh năm 2010 và định hướng kế hoạch BVMT giai đoạn 2011-2015”
- Kế hoạch số: 4662/KH - UBND tỉnh ngày 30/11/2010 “Kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh năm 2011”
- Nghị quyết số 33/2010/NQ - HĐND ngày 10/12/2010 về những chủ trương, giải pháp tăng cường công tác quản lý BVMT tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2015.
- Quyết định số 3313/2010/QĐ - UBND tỉnh ngày 09/11/2010 về việc quy định thu phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Nghị quyết số 18/2010/NQ - HĐND của HĐND tỉnh Quảng Ninh ngày 06/8/2010 “ Nghị quyết quy định thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt, lệ phí cấp GCNQSD đất”.
- Kế hoạch số 1902/KH - UBND ngày 18/5/2010 “ Kế hoạch triển khai các hoạt động hưởng ứng các cuộc vận động quốc gia về BVMT năm 2010”.
- Kế hoạch số 36/KH - UBND thành phố Múng Cỏi ngày 17/5/2010 “ Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới 5/6/2010”.
- Kế hoạch số 29/KH-UBND ngày 4/4/2011 “ Kế hoạch tổ chức lễ ra quân thanh niên hành động vì môi trường và xây dựng đô thị văn minh”.
- Văn bản số 325/UBND ngày 13/4/2011 “ Về việc hưởng ứng tuần lễ nước sạch, vệ sinh môi trường”.
* Tuyên truyền giáo dục cho người dân hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường hiện nay bàng các hình thức như: Phát báo, phát tờ rơi về công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn từng khối dân cư. Tổ chức các buổi truyền thông về phân loại, thu gom và xử lý rác cho các nhà quản lý của từng khối, từng cơ quan…
4.3.1.2. Vấn đề tài chính trong công tác quản lý và BVMT
* Một số nguồn tài chính phục vụ cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường
Vấn đề thu tiền vệ sinh môi trường của thành phố Múng Cỏi: - Hộ dân 10.000/tháng.
- Cơ quan hành chính: 50.000 và 100.000 tùy thuộc vào lượng rác của cơ quan.
- Khách sạn - Nhà nghỉ: 120.000, 160.000 và 240.000 số tiền vệ sinh phụ thuộc vào quy mô và lượng rác phát sinh.
- Kinh doanh ăn uống: 120.000 và 200.000 số tiền vệ sinh phụ thuộc vào lượng rác phát sinh và quy mô của nhà hàng.
- Kinh doanh khác: bao gồm các cửa hàng tạp hóa, thời trang… 30.000 và 50.000 tùy thuộc vào lượng rác và quy mô của cửa hàng.
Tài chính để phục vụ cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường chủ yếu là tiền ngân sách của nhà nước.
Bảng 4.14. Các khoản chi để thực hiện công tác QL và BVMT của thành phố (Tài chính phục vụ cho cụng tác trả lương cho công nhân)
Bậc thợ Hệ số lương LCB + Lễ tết, phép (HSL x 810.000x1,12 )/ 26 Phụ cấp độc hại (810.000 x 30% )/ 26 Tổng cộng lương (1
công ) 3/7 2,31 80621,2 9.346,2 89.947,4 3,5/7 2,51 87679,7 9.346,2 96.925,8 4/7 2.71 94558,2 9.346,2 103.904,3 4,5/7 2,95 102932,3 9.346,2 112.278,5 5/7 3.19 111306,5 9.346,2 120.652,6 6/7 3,74 130.497,2 9.346,2 139.843,4 7/7 4,4 153.526,2 9.346,2 162.872,3
(Nguồn: Công ty môi trường và Công trình đô thị Múng Cỏi, 2011)[11]
Công nhân của công ty được hưởng chế độ tiền lương và khen thương đúng quy định của nhà nước.
Bảng 4.15. í kiến của cộng đồng về tình hình thu phí vệ sinh môi trường tại thành phố Múng Cái - tỉnh Quảng Ninh.
Cộng đồng dân cư Ý kiến dân cư
Cao Trung bình Thấp
Hộ gia đình 30 60 10
Công sở 15 80 5
Chợ 25 70 5
Khu thương mại 20 70 10
(Nguồn: Số liệu tổng hợp thông qua phiếu điều tra của tác giả, 2011)
Qua bảng tổng hợp Ý kiến của cộng đồng về tình hình thu phí vệ sinh môi trường tại thành phố Múng Cái - tỉnh Quảng Ninh. Chúng ta nhận thấy rằng tình hình thu phí vệ sinh môi trường chủ yếu đánh giá là ở mức trung bình tỷ lệ 60 - 80 %. Bờn cạnh đú cũn cú một số ý kiến cho rằng việc thu phí vẫn còn cao tập trung ở cá hộ dân và chợ, tại đây thu nhập của người dân là không đồng đều nhau và lượng rác thải sinh ra là khác nhau do đó việc thu phí theo từng hộ dõn, cỏc quầy bán hàng ở một mức đều nhau được người dân phản ánh là chưa hợp lý, đối với nhiều người còn coi đó là cao. Vậy để công tác quản lý được tốt hơn thì việc điều chỉnh mức thu phí VSMT sao co hợp lý cũng là một vấn đề cần được quan tâm.
4.3.1.3. Sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể trong công tác quản lý rác thải
Các ban ngành đoàn thể có vai trò quan trọng tham gia vào công tác quản lý rác thải:
a/ Phòng Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc các ngành, các cấp và các tổ chức liên quan triển khai thực hiện kế hoạch này; tổng hợp, đề xuất giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cho Ủy ban nhân dân Thành phố.
- Chủ trì, phối hợp với cỏc phũng ban, Ủy ban nhân dân cỏc xó, phường tiến hành tìm giải pháp xử lý ngay các vấn đề, khu vực, điểm ô nhiễm môi trường đang tồn tại và bức xúc từ trước đến nay trên địa bàn toàn thành phố.
- Phối hợp với các đơn vị, ngành liên quan, các đoàn thể, cơ quan báo, đài và Ủy ban nhân dân xã, phường tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư trên địa bàn thành phố.
b/ Công ty Cổ phần Môi trường và xây dựng công trình đô thị
- Thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của đơn vị. Tăng cường công tác vệ sinh môi trường trong khu vực đô thị.
- Phối hợp với các đơn vị tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và thanh, kiểm tra các tổ chức, đơn vị có vi phạm trong công tác môi trường.
c/ Phòng Tài chính Kế hoạch có trách nhiệm
- Tham mưu bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường đảm bảo cho các đơn vị có liên quan hoàn thành nhiệm vụ được phân công.
- Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng kinh phí sự nghiệp cho hoạt động bảo vệ môi trường phải thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 114/2006/TTLT-BTC-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường và các quy định pháp luật khác có liên quan.
d/ Phòng Quản lý đô thị có trách nhiệm
Triển khai có hiệu quả quy hoạch quản lý, xử lý chất thải rắn trên địa bàn toàn Thành phố đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
e/ Phòng Y tế có trách nhiệm
Chỉ đạo bệnh viện, cơ sở y tế thu gom, xử lý nước thải y tế và vận hành thường xuyên, đạt tiêu chuẩn môi trường; bố trí thiết bị chuyên dụng để phân
loại bệnh phẩm, rác thải y tế tại nguồn; xử lý, tiêu huỷ bệnh phẩm, rác thải y tế, thuốc hết hạn sử dụng bảo đảm vệ sinh, tiêu chuẩn môi trường; Các cơ sở chiếu xạ, dụng cụ thiết bị y tế có sử dụng chất phóng xạ phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn hạt nhân và an toàn bức xạ.
f/ Công an Thành phố có trách nhiệm
- Chỉ đạo lực lượng Công an cỏc xó, phường áp dụng các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép qua biên giới các loại chất thải, rác thải, chất phóng xạ, lâm sản, các loài động vật hoang dã, quý hiếm; đề nghị xử lý kiên quyết các vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, xâm phạm và hủy hoại tài nguyên môi trường; kiểm tra, xử lý các loại phương tiện cơ giới đã hết niên hạn sử dụng tham gia giao thông, các loại phương tiện cơ giới vận chuyển vật liệu xây dựng, các loại chất thải không đúng quy định làm rơi vải trên đường gây ô nhiễm môi trường.
- Chỉ đạo bộ phận Cảnh sát Môi trường tiếp tục phối hợp chặt chẽ với phòng, Ban ngành liên quan, Ủy ban nhân dân xã, phường tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ rò rỉ, phát tán chất thải gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố.