Hiện nay trên địa bàn thành phố chưa có hệ thống phân loại thành phần rác thải tại nguồn rác thải được để lẫn với nhiều thành phần đôi khi còn lẫn cả rác thải nguy hại.
Việc phân loại rác thải tại nguồn là rất quan trọng trong việc quản lý rác thải sinh hoạt, giúp chúng ta xử lý chúng dễ dàng, sản xuất phân hữu cơ mang lại hiểu quả kinh tế cao, giảm chi phí trong xử lý.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân loại rác thải tại nguồn, chủ chương của thành phố sẽ hướng dẫn và áp dụng việc phân loại rác thải tại nguồn tới từng hộ gia đình và các tổ chức đoàn thể.
Để biết được khả năng áp dụng của việc phân loại rác thải tại nguồn ta dụa vào bảng thống kê ý kiến của cộng đồng dân cư về việc tham gia phân loại rác thải tại nguồn nếu chủ trương đi vào hoạt động.
Bảng 4.19. Ý kiến của người dân về việc tham gia phân loại rác thải tại nguồn
Cộng đồng dân cư Tham gia Không tham gia
Hộ gia đình 87 % 13 %
Cơ quan 100 % 0 %
(Nguồn: Số liệu tổng hợp thông qua phiếu điều tra của tác giả, 2011)
Qua bảng thống kê ta thấy được việc phân loại rác tại nguồn được đa số người dân ủng hộ, đặc biệt là các cơ quan tổ chức đoàn thể. Một số ít không tham gia vào hoạt động này là do chưa hiểu biết hết tầm quan trọng của nó và sợ gây mất thời gian khi đổ rác.
Tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường của khu vực và cơ quan: Công tác vệ sinh môi trường của khu vực và cơ quan là công việc được tổ chức thường xuyên nhằm tuyên truyền và nâng cao nhận thức của mọi người, đồng thời việc vệ sinh giúp môi trường sống và làm việc được cải thiện, không ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.
Công tác vệ sinh khu vực thường được các phường tổ chức 3 tháng 1 lần, các tổ trưởng tổ dân phố báo trước cho các hộ dân ở khu vực mình,
thường hoạt động diễn ra vào các ngày nghỉ. Mọi người tham gia quét dọn đường làng ngừ xúm, nhổ cọ dại, chặt các cành cây chết hoặc cản trở giao thông. Sau mỗi buổi các tổ trưởng điểm danh có mặt của các hộ dân và coi đó là một chỉ tiêu đánh giá hoạt động thi đua của các hộ dân.
Đối với các cơ quan tổ chức, tham gia cùng với khu vực dân phố, trong khu vực cơ quan phải được vệ sinh thường xuyên thường là một tuần một lần.
Bảng 4.20. Tỷ lệ số hộ gia đình, cơ quan tham gia vệ sinh môi trường
Cộng đồng dân cư Tham gia Không tham gia
Hộ gia đình 70 % 30 %
Cơ quan 95 % 5 %
(Nguồn: Số liệu tổng hợp thông qua phiếu điều tra của tác giả, 2011)
Qua bảng thống kê ta thấy được sự tham gia của người dân còn chưa cao, vì rất nhiều lí do khác nhau như: bận công tác, bán hàng hoặc làm những công việc khác không sắp xếp được thời gian tham gia.
Đánh giá công tác thu gom và vận chuyển rác tại thành phố Múng Cái - tỉnh Quảng Ninh của người dân:
Bảng 4.21. í kiến của người dân về công tác thu gom và vận chuyển rác tại thành phố
Cộng đồng dân cư Ý kiến dân cư
Tốt Trung bình kém
Hộ gia đình 75 % 20 % 5 %
Cơ quan, tổ chức 80 % 17 % 3 %
Những người bán hàng tại
các chợ 70 % 25 % 5 %
(Nguồn: Số liệu tổng hợp thông qua phiếu điều tra của tác giả, 2011))
Qua bảng kết quả ta thấy đa số ý kiến cho rằng là tốt, bên cạnh đú cũn một số ý kiến cho rằng công tác thu gom, vận chuyển còn chưa tốt và chưa phù hợp. Việc thu gom chưa triệt để, vỉa hè nhiều nơi còn bẩn. Công tác vận chuyển vẫn làm rơi vãi rác và lượng rác này không được dọn đi ngay. Nhiều ý kiến lại cho rằng thời gian thu gom là chưa hợp lý.