1. Thế nào là từ đồng nghĩa?
Gợi ý: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
2. Có mấy loại từ đồng nghĩa?
Gợi ý: Căn cứ vào mức độ giống nhau về nghĩa giữa các từ, ngời ta chia từ đồng nghĩa thành đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn.
3. Trong các cách hiểu về từ đồng nghĩa sau đây, cách hiểu nào đúng,cách hiểu nào sai? Hãy giải thích. cách hiểu nào sai? Hãy giải thích.
a) Các từ đồng nghĩa với nhau thì có thể thay thế nhau trong mọi trờng hợp sử dụng.
b) Nhiều ngôn ngữ trên thế giới không có hiện tợng đồng nghĩa.
c) Đồng nghĩa bao giờ cũng là quan hệ nghĩa giữa hai từ; không có quan hệ đồng nghĩa giữa ba hoặc hơn ba từ.
d) Các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế nhau đợc trong nhiều tr- ờng hợp sử dụng.
Gợi ý: Không phải trong trờng hợp sử dụng nào các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau đợc. Đồng nghĩa là hiện tợng phổ biến của tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Đồng nghĩa có thể là quan hệ giữa hai, ba hoặc nhiều hơn ba từ.
4. Đọc câu sau và cho biết tại sao từ xuân có thể thay thế cho từ tuổi? Sựthay thế này có tác dụng diễn đạt nh thế nào? thay thế này có tác dụng diễn đạt nh thế nào?
Khi ngời ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp.
(Hồ Chí Minh, Di chúc)
Gợi ý: Phân tích nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ xuân trong câu. Dựa trên cơ sở chuyển nghĩa theo cơ chế hoán dụ, từ xuân đồng nghĩa với từ tuổi. Việc sử dụng từ xuân thay thế cho từ tuổi ở đây có tác dụng tránh trùng lặp (với từ tuổi tác
ở sau) và thể hiện ý vị lạc quan, hóm hỉnh.